Nga, Mỹ hợp tác nghiên cứu loài vi khuẩn Actinobacteria ở đáy hồ Baikal
Theo Aquatic microbial ecology, các nhà sinh học từ Đại học quốc gia Irkutsk (Nga), cùng với các đồng nghiệp của Đại học Bắc Florida (Mỹ), đã nghiên cứu sự trao đổi chất của loài vi khuẩn Actinobacteria ở đáy hồ Baikal.
Quang cảnh hồ Baikal, Nga – Ảnh: Flickr
Đây là các vi sinh vật lớn có thể tổng hợp các hoạt chất sinh học. Hóa ra, các vi sinh vật này thiếu các gien phổ biến cho nhóm enzyme chịu trách nhiệm sản xuất kháng sinh. Điều này có nghĩa là các vi sinh vật này chống lại vi khuẩn với sự trợ giúp của các protein khác và có thể là các hợp chất mà khoa học chưa biết đến. Công trình này được hỗ trợ bởi một khoản tài trợ cấp từ Quỹ khoa học Nga.
Actinobacteria – một nhóm vi khuẩn có kích thước lớn và hình dạng phức tạp, với khả năng phân hủy các hợp chất độc hại gây ô nhiễm môi trường. Chúng sản xuất các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp, những thứ mà chúng không cần cho sự tăng trưởng và phát triển, nhưng thực hiện một số chức năng khác.
Trong số các hợp chất này có các yếu tố tăng trưởng kích thích các quá trình tế bào và pheromone khác nhau trong truyền tín hiệu hóa học.
Ông Maxim Timofeev, Giám đốc Viện Nghiên cứu sinh học của Đại học quốc gia Irkutsk cho biết, các mẫu được lấy từ đáy hồ ở độ sâu 200m. Để có được các quần thể vi khuẩn Actinobacteria, các lớp trầm tích được đặt vào môi trường dinh dưỡng, cho phép ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật khác.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các gien có liên quan đến việc tổng hợp các hợp chất hoạt tính sinh học. Họ phát hiện ra rằng các chủng vi khuẩn ở đáy hồ Baikal bị thiếu các gien phổ biến cho nhóm enzyme chịu trách nhiệm sản xuất kháng sinh như tetracycline, chloramphenicol và các loại khác.
Theo các nhà khoa học, điều này cho thấy khả năng thích nghi của chúng với sự sống trong nước với hàm lượng muối thấp. Tuy nhiên, hoạt tính sinh học đã được quan sát thấy ở 75% các chủng vi khuẩn Actinobacteria được phân lập trong nghiên cứu.
Vì vậy, hoạt tính sinh học đã được biểu hiện nhờ các enzyme khác. Theo ông Maxim Timofeev, đặc điểm nổi bật này của loài vi khuẩn Actinobacteria ở hồ Baikal chứng tỏ sự tiến hóa lâu dài của chúng trong điều kiện nước siêu ngọt cũng như tiềm năng đáng kể của chúng trong việc sản sinh các loại kháng sinh và hợp chất tự nhiên mà khoa học chưa biết tới.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Thủy ngân góp phần gây tuyệt chủng kỷ Trias, săn chết gần 3/4 số sinh vật trên hành tinh
Theo nhóm địa chất quốc tế, hỗn hợp khí thải carbon dioxide, tình trạng nóng lên toàn cầu còn có thêm một lý do khác khiến hàng loạt các sinh vật sống bị tuyệt chủng, xảy ra hơn 200 triệu năm trước, vào cuối kỷ Trias (kỷTam Điêp) là thủy ngân độc, xuất hiện trên bề mặt hành tinh do hậu quả của núi lửa phun trào.
Khi chưa có các xí nghiệp công nghiệp như ngày nay, chỉ có núi lửa phun trào mới mang đến thủy ngân độc cho bề mặt Trái đất - Ảnh: AP
Theo Science Advances, các nhà địa chất đã xác định thêm một lý do khác khiến hàng loạt các sinh vật sống bị tuyệt chủng, xảy ra hơn 200 triệu năm trước, vào cuối kỷ Trias (kỷ Tam Điêp). Hóa ra đó là thủy ngân độc, xuất hiện trên bề mặt hành tinh do hậu quả của núi lửa phun trào.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây gọi là khí nhà kính, đặc biệt là carbon dioxide và lưu huỳnh oxit, nguyên nhân chính gây tuyệt chủng ở kỷ Trias. Nguồn gốc của chúng là núi lửa, đã phun trào với số lượng lớn khoảng 200 triệu năm trước. Kết quả là, sự nóng lên toàn cầu bắt đầu, đã diết chết gần 3/4 số sinh vật trên hành tinh.
Một công trình nghiên cứu mới đã bổ sung thêm một nguyên nhân nữa có thể của thảm họa này. Một nhóm các nhà địa chất quốc tế đến từ Đan Mạch, Hà Lan, Canada và Đức đã phân tích các bào tử dương xỉ (fern spores) từ các mẫu đá cổ xưa. Họ kết luận rằng một số lượng lớn các đột biến trong đó, xuất hiện từ thời kỳ tuyệt chủng Trias, có thể liên quan đến nồng độ thủy ngân tăng lên.
Kim loại rất độc này rất hiếm gặp trên bề mặt trái đất. Bây giờ nó xuất hiện từ khí thải của các xí nghiệp công nghiệp, còn trong thời cổ đại, chỉ có núi lửa mới có thể đóng vai trò là nguồn tạo ra thủy ngân.
Các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong các loại đá có từ thời tuyệt chủng kỷ Trias, có hàm lượng thủy ngân tăng cao. Các chỉ số tương tự là đặc điểm của một sự tuyệt chủng hàng loạt khác - Permi, xảy ra khoảng 250 triệu năm trước.
Sophie Lindstrom, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu giải thích rằng trong suốt thời gian tuyệt chủng các bào tử bất thường (abnormal fern spores) ngày càng nhiều, ngày càng đột biến nghiêm trọng.
Việc gia tăng số lượng đột biến trùng khớp với thời gian hoạt động núi lửa rất tích cực và hàm lượng thủy ngân tăng trong đá cho phép các nhà khoa học kết luận rằng đây cũng trở thành một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự tuyệt chủng Trias. Điều này có thể khiến toàn bộ chuỗi thức ăn trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, không thể nói rằng các đột biến gây ra bởi thủy ngân núi lửa là nguyên nhân duy nhất của sự tuyệt chủng. Thông thường chúng ta hay giải thích sự tuyệt chủng hàng loạt là những lý do đơn giản như thiên thạch rơi xuống hoặc biến đổi khí hậu, nhưng không nghĩ nó đơn giản như vậy. Như nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, rất có thể nguyên nhân của thảm họa Trias là hỗn hợp khí thải carbon dioxide, tình trạng nóng lên toàn cầu, chất độc như thủy ngân và các yếu tố khác đã góp phần vào cuộc khủng hoảng sinh học cuối kỷ Trias.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Giải mã "bí mật" căn bệnh viêm não Nhật Bản thời điểm những năm 30 Có khá nhiều bằng chứng gián tiếp về sự liên đới của các nhà vi trùng học Nhật Bản với dịch viêm não ở Liên Xô Các nhà khoa học chống nhau Vào giữa những năm 1930, một dịch bệnh kỳ lạ đã bùng phát tại các điểm đồn trú của Hồng quân Liên Xô ở Viễn Đông. Các bệnh nhân đột nhiên...