Nga-Mỹ căng thẳng vì tuyên bố của LHQ về tấn công hóa học ở Syria
Căng thẳng Nga-Mỹ lại nổi lên khi Moscow phản đối gia hạn thời gian điều tra vụ tấn công hóa học ở Syria của Liên Hợp Quốc (LHQ) và Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW).
Vụ tấn công hóa học ở Khan Sheikhoun, Syria, từng gây chấn động dư luận thế giới hồi tháng 4.
Trong thông báo ngày 1/11 vừa qua, Nhà Trắng tuyên bố, những nỗ lực của Nga là để làm “suy yếu và loại bỏ” Cơ chế Điều tra Chung (JIM) của LHQ và OPCW, được thành lập vào năm 2015, chịu trách nhiệm điều tra vụ tấn công hóa học tại thị trấn Khan Sheikhoun ở Syria hôm 4/4 và sự kiện ở ở Um-Housh vào năm 2016.
“Những nỗ lực nhằm làm suy yếu và loại bỏ JIM của Nga cho thấy sự vô tình đối với những đau khổ và mất mát do vũ khí hóa học gây ra, cũng như sự thiếu tôn trọng các chuẩn mực quốc tế”, tuyên bố nhấn mạnh.
Mới đây, ngày 2/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã phản ứng trước cáo buộc của Nhà Trắng. Ông tuyên bố, cáo buộc của Mỹ là không thể chấp nhận và đầy cảm tính.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Syria cáo buộc, liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã tàn phá cơ sở hạ tầng và chiếm đóng thành phố Raqqa vốn bị Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng kiểm soát, nhưng lại đưa thông tin sai lệch để đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế về ý định thật sự của họ.
Nhà ngoại giao cũng nhấn mạnh, Moscow sẽ không lãng phí thêm thời gian để tranh luận với Washington, mà sẽ để sự thật và các kết luận điều tra làm sáng tỏ tất cả.
Trước đó, hôm 24/10, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) đã bỏ phiếu cho đề xuất kéo dài thời gian điều tra vụ tấn công hóa học ở Syria hồi tháng 4, dự kiến kết thúc vào 17/11 tới, của Washington. Trong khi, 11 quốc gia thành viên tán thành, Nga lại nằm trong số ít không đồng ý.
Moscow cũng không hài lòng với báo cáo của JIM về cuộc điều tra vũ khí hóa học được đưa ra hồi cuối tuần trước (26/10), thậm chí còn chỉ trích cơ chế ngày làm việc “nghiệp dư”, chủ quan.
Trong đó, JIM cho rằng, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công ở thị trấn Khan Sheikhoun.
Theo Danviet
6 oanh tạc cơ Nga dội lửa "nướng chín" khủng bố ở Syria
Phi đội 6 oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 cất cánh từ Nga mới đây đã dội bom vào các mục tiêu khủng bố ở tỉnh Deir ez-Zor.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 thực hiện nhiệm vụ trên bầu trời Syria.
Theo RT, đợt không kích diễn ra vào ngày 1.11 tại khu lân cận của thành phố Abu Kamal. Đây là một trong những thành trì của cùng của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), ở khu vực phía đông nam Syria.
"Tiền đồn, kho vũ khí, đạn dược của khủng bố là mục tiêu trong đợt không kích này. Hệ thống kiểm soát trên máy bay ghi nhận toàn bộ các mục tiêu đều đã bị phá hủy", Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
6 oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 cất cánh từ Nga, bay qua không phận Iran và Iraq trước khi có mặt ở Syria để dội bom khủng bố. Các chiến đấu cơ Su-30SM cất cánh từ căn cứ không quân Hmeymim làm nhiệm vụ yểm trợ 6 chiếc Tu-22M3 khi tiến vào không phận Syria.
Oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 của Nga.
Toàn bộ các máy bay đã trở về căn cứ an toàn sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Các máy bay ném bom tầm xa Nga từng nhiều lần đảm nhận trọng trách chống khủng bố ở Syria.
Tu-22M3 thường xuất kích tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, như trung tâm chỉ huy, kho vũ khí lớn bằng bom hạng nặng hoặc phóng lửa hành trình với độ chính xác cao.
Oanh tạc cơ Tu-22M3 có thể mang theo tối đa hơn 50 tấn bom đạn, đạt tốc độ 2.000 km/giờ và tầm hoạt động 6.800km.
Trước đó, tàu ngầm Veliky Novgorod Nga cũng phóng hàng loạt tên lửa hành trình Kalibr nhằm vào khu vực Abu Kemal, tiêu diệt tay súng khủng bố, phá hủy nhiều cứ điểm và kho vũ khí lớn.
Theo Danviet
Nga ca khúc khải hoàn ở Syria Nga dự định sẽ giảm sự hiện diện quân sự của mình tại Syria trong tương lai gần, bởi lẽ hoạt động chống khủng bố đang đi đến hồi kết. Hoàn thành nhiệm vụ Ngày 30/10, RIA Novosti dẫn lời ông Vladimir Shamanov, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Duma cho biết, các nhiệm vụ chính của chiến dịch quân sự mà...