Nga – Mỹ bắt tay giải quyết vấn đề Syria
Ngoại trưởng Nga và người đồng cấp Mỹ hồi cuối tuần qua đã bàn về sự hợp tác giữa hai bên trong việc chuẩn bị một hội nghị quốc tế về Syria. Thông tin trên vừa được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra hôm nay (5/12).
Hội nghị hòa bình quốc tế bị trì hoãn bấy lâu Geneva-2 được tổ chức để tìm giải pháp chấm dứt xung đột ở Syria. Theo dự kiến, hội nghị này sẽ được tổ chức vào ngày 22/1 tới tại Geneva.
Nga là quốc gia đã ủng hộ chính phủ Syria trong suốt thời gian xảy ra nội chiến vừa qua, trong khi đó, Mỹ lại là bên hậu thuẫn cho phe nổi dậy.
Hồi tháng 5 năm nay, Nga và Mỹ đã nhất trí tổ chức Hội nghị quốc tế về Syria. Tuy nhiên, thời điểm diễn ra hội nghị đã thay đổi nhiều lần do phe đối lập Syria vẫn chia rẽ về việc tham gia hội nghị này. Chính phủ Syria đồng ý tham gia nhưng bác bỏ điều kiện tiên tuyết về việc buộc Tổng thống Assad phải từ chức.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng bác bỏ điều kiện kiện tiên quyết khi tham gia hội nghị này của lực lượng đối lập Syria. Lực lượng này đã ra điều kiện tham gia hội nghị là Tổng thống Bashar al-Assad phải từ chức.
Video đang HOT
Theo ông, điều kiện trên của phe đối lập là không thực tế vì ngoài việc yêu cầu Tổng thống Assad từ chức, lực lượng đối lập đã không đề xuất chương trình nào cho quốc gia Syria.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga khẳng định 1 lần nữa, cuộc khủng hoảng tại Syria cần phải được chính người dân Syria giải quyết chứ không phải bằng sự can thiệp của nước ngoài.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hơn 100.000 người đã thiệt mạng và 9 triệu người mất nhà cửa kể từ khi cuộc xung đột nổ ra ở Syria năm 2011.
Bảo Anh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
"Bắt tay" chống TQ, Nhật muốn bán tàu ngầm cho Đài Loan?
Dỡ bỏ một số nguyên tắc, Nhật Bản có thể bán tàu ngầm, tàu quét mìn cho Đài Loan để "phối hợp cùng ngăn chặn Trung Quốc".
Theo tờ Want Daily, Thủ tướng Nhật Bản đang tiếp tục thúc đẩy việc huỷ bỏ giới hạn của "3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí", nếu thành công thì Nhật Bản có thể bán tàu ngầm và tàu quét mìn cho Đài Loan để "phối hợp cùng ngăn chặn Trung Quốc".
Tàu ngầm phi hạt nhân luôn là một trong những dự án ưu tiên mua sắm vũ khí nước ngoài của Đài Loan, nhưng hiện nay các nước chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân chủ yếu trên thị trường vũ khí thế giới vì lý do chính trị, đã từ chối đơn hàng của Đài Loan.
Nhật Bản có khả năng chế tạo tàu ngầm phi hạt nhân tiến tiến. Hiện nay, nước này đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Soryu trang bị hệ thống đẩy AIP cho phép tàu lặn lâu hơn dưới mặt nước, tiếng ồn giảm. Đây là công nghệ mà không phải nước sản xuất tàu ngầm nào trên thế giới cũng làm được.
Tàu ngầm Soryu hiện đại hàng đầu thế giới của Nhật Bản.
So với tàu ngầm lớp Zwaardvis hiện đại nhất đang phục vụ trong Hải quân Đài Loan, tàu ngầm lớp Soryu không chỉ có trọng tải lớn, tính năng chống ồn tốt, mà còn trang bị tên lửa chống tàu và ngư lôi hiện đại, khả năng đe doạ dưới nước mạnh.
Ngoài tàu ngầm, tàu quét mìn đang là một trong những vũ khí quan trọng để Đài Loan phá vỡ sự phong toả của Trung Quốc. Đài Loan luôn lo ngại trong thời chiến Trung Quốc có thể thông qua đặt mìn phong toả các cảng quan trọng của Đài Loan, để hải quân mất đi khả năng tiếp tế, đồng thời cũng cắt đi tuyến đường huyết mạch trên biển của Đài Loan.
Hiện tại, lực lượng tàu quét mìn Đài Loan không chỉ thiếu về số lượng và cũ. Trong khi đó, khả năng quét mìn của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản (JMSDF) được cho là số 1 thế giới, ngay cả hoạt động quét mìn của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương cũng dựa vào Nhật Bản.
Gần đây, Nhật Bản đưa vào biên chế tàu quét mìn mới nhất có lượng giãn nước tới 5.700 tấn, mang được nhiều thiết bị rà phá mìn nước, trực thăng săn mìn.
Mặc dù nhìn từ góp độ tính năng, tàu ngầm phi hạt nhân và tàu quét mìn của Nhật Bản có thể đáp ứng yêu cầu của Đài Loan, nhưng có phân tích cho rằng, việc bán vũ khí cho Đài Loan liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, nhiều nước bao gồm cả Mỹ đều lo ngại sẽ dẫn đến một trở ngại nghiêm trọng trong quan hệ với Trung Quốc.
Theo Kiến thức
Tổng thống Putin: Việt, Nga - đối tác không bao giờ phản bội nhau Với đầu đề "Nga-Việt Nam: Cùng nhau đi tới những chân trời hợp tác mới", Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã có bài viết về sự phát triển quan hệ Nga-Việt trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của ông tới Việt Nam vào ngày 12/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chủ tịch nước Việt Nam...