Nga muốn đẩy mạnh xuất khẩu công nghệ điện hạt nhân
Nga có tham vọng tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân. Người Nga đang nhắm vào thị trường châu Á và cả châu Â, với gói sản phẩm “3 trong 1″.
Một nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng ở miền trung nước Nga – Ảnh: power-technology.com
“Chúng tôi đang tìm kiếm lợi nhuận từ điện hạt nhân. Chúng tôi muốn cung cấp điện hạt nhân cho toàn thế giới”, Reuters dẫn lời ông Sergei Kiriyenko, người đứng đầu Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom.
Ông Kiriyenko, cựu thủ tướng Nga dưới quyền Tổng thống Boris Yeltsin, đã đưa ra phát ngôn trên tại một diễn đàn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tổ chức hồi tháng 7 năm nay.
Phát triển nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu
Theo Reuters, Nga đang tăng cường phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân trong nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu điện hạt nhân.
Nga hiện có 16 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, cung cấp 16% tổng điện năng của Nga. Nga cũng đang xây mới 9 lò phản ứng hạt nhân, theo Reuters.
Chính phủ Nga đã lên kế hoạch tăng cường điện hạt nhân trong nước, theo đó điện hạt nhân sẽ cung cấp 25% tổng điện năng của Nga vào năm 2030.
Để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân, chính phủ Nga đã kết hợp ngành công nghiệp hạt nhân dân sự và quân sự thành một, đó chính là Tập đoàn Rosatom.
Video đang HOT
Rosatom, thành lập hồi 2007, hiện đang chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của ngành công nghiệp hạt nhân Nga, từ khai thác, làm giàu uranium cho đến phát triển mạng lưới điện hạt nhân, xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
“Ngành công nghiệp hạt nhân của Nga là cực lớn. Nga muốn phát triển mạnh ngành công nghiệp điện hạt nhân nội địa, rồi sau đó đẩy mạnh xuất khẩu”, ông Jeremy Gordon, người đứng đầu Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, nhận định.
Trong số 68 lò phản ứng hạt nhân (dùng cho nhà máy điện hạt nhân) đang được xây dựng trên toàn cầu, Rosatom nắm hết 28 lò, bao gồm 19 lò ở nước ngoài và 9 lò ở Nga, Reuters dẫn số liệu của IAEA và Rosatom.
Ông Kiriyenko hồi 22.7 cũng cho biết Rosatom, trong vòng hai năm qua, đã tăng đến 60% số hợp đồng ký kết với nước ngoài, với tổng trị giá lên đến 66,5 tỉ USD. Tập đoàn này muốn tăng gấp ba lần doanh thu vào năm 2030 và đã mở nhiều văn phòng marketing tại 6 quốc gia trên thế giới.
Gói sản phẩm “3 trong 1″
Rosatom đang giới thiệu gói sản phẩm toàn diện “Xây dựng, Sở hữu, Vận hành” các lò phản ứng hạt nhân trong lĩnh vực điện hạt nhân (còn gọi là mô hình BOO) ra toàn thế giới, theo Reuters.
Với gới sản phẩm này, Nga đã tiếp cận và ký kết được các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân với nhiều quốc gia chưa từng có điện hạt nhân như Belarus, Bangladesh…
Theo mô hình BOO, Rosatom sẽ cung cấp tài chính (tức ứng trước) để xây dựng một nhà máy điện hạt nhân, với điều kiện Rosatom sẽ vận hành nhà máy điện hạt nhân trong vòng 60 năm. Hai lò phản ứng hạt nhân mà Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ là hợp đồng đầu tiên theo mô hình BOO.
Rosatom cũng giảm giá bán nhiêu liệu hạt nhân cho các khách hàng mua lò phản ứng hạt nhân của nước ngày.
Hồi năm 2001, Nga thông qua một dự luật cho phép mua lại rác thải hạt nhân, giúp Rosatom có thể thu mua lại rác thải hạt nhân của các khách hàng.
Thay vì xem rác thải hạt nhân là độc hại, Rosatom cho rằng trong tương lai, các nhiêu liệu hạt nhân đã qua sử dụng sẽ được dùng để vận hành các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới mà Nga đang phát triển.
Rosatom ước tính sẽ nhận được các hợp đồng xây dựng 80 lò phản ứng hạt nhân ở nước ngoài, từ nay cho đến năm 2030, với nhiều hợp đồng theo mô hình BOO.
Nhưng với chi phí 5 tỉ USD/lò phản ứng hạt nhân, một số nhà phân tích đặt nghi vấn liệu rằng Tập đoàn Rosatom có đủ khả năng đảm nhận được nhiều dự án cùng một lúc hay không, theo Reuters.
Nga chiếm đến 40% tổng số uranium làm giàu trên thế giới. Xuất khẩu uranium mang lại lợi nhuận đến 3 tỉ USD cho Nga hằng năm.
Reuters cho rằng một số khách hàng chọn Rosatom vì Rosatom sẽ thu mua lại rác thải hạt nhân.
“Chúng tôi chọn Nga bởi vì họ sẽ thu mua lại rác thải hạt nhân và không có quốc gia nào làm chuyện này, Reuters dẫn lời đặc phái viên Bangladesh tại Nga Saiful Hoque.
Trước thềm chuyến thăm Việt Nam hôm nay 12.11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có một bài viết ca ngợi quan hệ Nga – Việt với tựa đề: “Nga – Việt Nam: Cùng nhau đi tới những chân trời hợp tác mới”. Trong bài viết này, ông Putin có nhắc đến hợp tác lĩnh vực năng lượng Nga – Việt: “Sự hợp tác của chúng ta trong lĩnh vực năng lượng không chỉ hạn chế ở khai thác dầu khí. Nga đang giúp đỡ xây dựng một ngành công nghiệp hoàn toàn mới mẻ đối với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – đó là ngành công nghiệp nguyên tử”. “Tập đoàn Rosatom sẽ xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam tại tỉnh Ninh Thuận. Theo tiến độ, hai tổ máy năng lượng của nhà máy này dự kiến sẽ được khởi động lần lượt vào năm 2023 và 2024. Hai bên cũng đang thảo luận kế hoạch hợp tác xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân”, theo Tổng thống Putin.
Theo TNO
Lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động vì... sứa
Một trong số các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn ở miền đông nam Thụy Điển đã phải tạm ngưng hoạt động trong tuần này vì sự xâm nhập của... sứa mặt trăng.
Loài sứa mặt trăng - Ảnh: AFP
Số là những "vị khách" này đã làm tắc nghẽn các đường ống cung cấp nước làm mát cho tua bin của lò phản ứng số 3 thuộc nhà máy Oskarshamn, AFP đưa tin.
Đến hôm 2.10, lò phản ứng trên đã được khởi động lại sau khi các chuyên gia dọn sạch hết sứa.
Theo ông Anders Osterberg, đại diện OKG, nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Oskarshamn, lò phản ứng trên là lò phản ứng nước sôi lớn nhất thế giới, có công suất khoảng 1.400 MW.
Tất cả 3 lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Oskharshamn đều là loại lò phản ứng nước sôi, có cùng công nghệ với các lò tại nhà máy điện Fukushima của Nhật Bản, vốn hứng chịu thảm họa kép động đất sóng thần hồi năm 2011.
Nhà máy Oskarshamn là nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên của Thụy Điển, được đưa vào hoạt động hồi năm 1972, và lò phản ứng thứ 3 đi vào hoạt động hồi năm 1985.
Ba lò phản ứng của nhà máy cung cấp 10% tổng sản lượng điện của Thụy Điển, theo OKG.
Đây không phải là lần đầu tiên loài sứa này gây rắc rối. Thống kê từ năm 1999, loài sứa này đã từng "làm loạn" ở Philippines, Nhật Bản, Israel, Mỹ và Scotland, theo CNN.
Theo TNO
Nhật Bản có thể sẽ từ bỏ mục tiêu "phi hạt nhân" Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 30/12 bày tỏ sẵn sàng xây dựng thêm các lò phản ứng hạt nhân, một dấu hiệu cho thấy chính quyền mới ở nước này sẽ từ bỏ mục tiêu mà chính quyền tiền nhiệm, do đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) lãnh đạo, chủ trương xóa bỏ hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân...