Nga muốn đảm bảo an ninh để mở rộng hợp tác Âu-Á
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, ngày 26/1, trong chương trình “Giờ chính phủ” được tổ chức tại Duma Quốc gia Nga (Hạ viện), Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov có bài phát biểu quan trọng nêu bật những mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại Nga nhằm củng cố vị thế trên trường quốc tế trong giai đoạn mới.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp báo tại Moskva, ngày 21/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các thành viện của Hạ viện, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhận định nhiều thay đổi sâu sắc đang diễn ra trên trường quốc tế, trong đó phần lớn không hoàn toàn tích cực và toàn bộ hệ thống của thế giới “đang lên cơn sốt”. Ông Lavrov đánh giá các quốc gia phương Tây vẫn chưa sẵn sàng chấp nhận thực tế của thế giới đa cực đang trỗi dậy. Nhà ngoại giao Nga kêu gọi các đối tác không nên đi ngược lại lại tiến trình khách quan của lịch sử, tìm cách bảo đảm các lợi thế đơn phương cho mình mà ít quan tâm đến lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác.
Điều này, theo ông Lavrov, hoàn toàn mâu thuẫn với những nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt được nêu trong một số văn kiện quốc tế. Do đó, vào tháng 12/2021, Moskva đã chủ động gửi đến Mỹ và các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) các bản dự thảo hiệp ước về bảo đảm an ninh giữa Nga và Mỹ và hiệp định về các biện pháp an ninh đối với Nga và NATO. Ông Lavrov một lần nữa khẳng định các tài liệu này có tính chất trọn gói và nhằm cung cấp những đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý đáng tin cậy đối với Nga.
Điểm lại những cuộc đàm phán đã diễn ra với các đối tác Mỹ và NATO về các văn kiện nói trên, Ngoại trưởng Nga nói rằng đã nhận được lời hứa đảm bảo từ người đồng cấp Mỹ Antony Blinken rằng Washington sẽ cung cấp cho Moskva các phản hồi bằng văn bản giải thích quan điểm của Mỹ đối với các yêu cầu cụ thể của Nga sớm nhất là trong tuần này. Theo ông Lavrov, tùy thuộc vào nội dung của phản hồi này, các nhà ngoại giao Nga cùng với các đồng nghiệp từ các bộ phận khác chuẩn bị các đề xuất lên Tổng thống Nga về các bước đi tiếp theo.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga nói rằng trung tâm chính trị và kinh tế thế giới đã chuyển từ châu Âu-Đại Tây Dương sang khu vực Âu-Á. Trong đó, với vị thế là cường quốc Á-Âu và châu Âu-Thái Bình Dương lớn nhất, Nga quan tâm đến sự phát triển chất lượng của các không gian Âu-Á rộng lớn.
Trước hết, Nga quan tâm tới hội nhập trong Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) với 5 nước thành viên gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Theo đánh giá của Ông Lavrov, EAEU ngày càng phát triển vượt bậc và kể từ sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa EAEU với Việt Nam có hiệu lực và mang lại hiệu quả kinh tế tích cực, các mối quan hệ của tổ chức này với các đối tác bên ngoài ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, sự phát triển của EAEU được phối hợp với các kế hoạch của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) trong các lĩnh vực liên quan, bao gồm các vấn đề về tự do hóa thương mại và hội nhập thuế quan. Tất cả những điều này góp phần tạo ra các điều kiện tiên quyết để thực hiện sáng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc hình thành Quan hệ Đối tác Á-Âu mở rộng. Theo ông Lavrov, cánh cửa dẫn đến mối quan hệ đối tác nói trên đang mở cho tất cả các quốc gia và Hiệp hội của lục địa Á-Âu nói chung.
Tại đây, theo ông Lavrov, Nga quan tâm mở rộng tương tác với phần lớn các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trước cử tọa là các nghị sĩ Duma Quốc gia, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga đánh giá hợp tác với ASEAN đang phát triển nhanh chóng. Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga khẳng định coi trọng hợp tác với ASEAN và vai trò của tổ chức này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực. Mới đây, tại cuộc gặp gỡ báo giới tại Moskva, ông Lavrov khẳng định Nga ủng hộ vai trò hàng đầu của ASEAN trong việc tìm kiếm các hình thức hỗ trợ quốc tế mang tính xây dựng trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar. Ông nhấn mạnh Moskva sẵn sàng cùng với các đối tác ASEAN cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho đất nước này, bao gồm góp phần thiết thực vào công cuộc chống đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Năm nay, nhiều sự kiện quan trọng ở mức độ toàn cầu sẽ diễn ra tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và các hội nghị thượng định liên quan do ASEAN chủ trì. Trong bối cảnh đó, theo ông Lavrov, Moskva “cam kết hợp tác hiệu quả với Bangkok, Jakarta và Phnom Penh với tư cách là các chủ tịch hiện tại của các diễn đàn APEC, G20 và ASEAN”.
Đề cập tới Việt Nam, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga khẳng định hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ với Việt Nam, người bạn lâu đời và đáng tin cậy của Liên bang Nga. Ông cho biết, trong năm nay hai nước dự định tiếp tục đối thoại và hợp tác chính trị chuyên sâu về một số chủ đề và lĩnh vực chính theo tinh thần Tuyên bố Tầm nhìn chung về phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030, được thông qua sau chuyến thăm Nga của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào cuối năm 2021.
Ông Lavrov khẳng định: “Trước hết, chúng tôi mong muốn tăng cường quan hệ thương mại và kinh tế, bao gồm trên cơ sở Hiệp định Thương mại Tự do giữa các quốc gia thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) và Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải tăng cường hợp tác đầu tư, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam và Liên bang Nga”.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, chương trình nghị sự của hợp tác song phương còn bao gồm các vấn đề nhân đạo và hợp tác nhân văn, tiếp tục xúc tiến tổ chức các sự kiện quan trọng vốn bị trì hoãn bởi hoàn cảnh của đại dịch COVID-19, ngay sau khi các hạn chế được dỡ bỏ. Ông Lavrov còn nói rằng Nga sẵn sàng đóng góp bằng mọi cách có thể vào việc thúc đẩy trao đổi giáo dục giữa hai nước, mong muốn được hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch.
Trên bình diện quốc tế, ông Lavrov khẳng định Nga là một trong những nước bảo đảm chính cho cấu trúc trật tự thế giới tập trung vào Liên hợp quốc. Với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nga đóng góp lớn vào việc duy trì an ninh toàn cầu và ổn định chiến lược. Ngoài ra, Moskva ủng hộ những ưu tiên của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo an ninh mạng thông tin quốc tế, bao gồm cả việc xây dựng một công ước chung về chống tội phạm trong lĩnh vực này.
Theo ông Lavrov, Nga tích cực thúc đẩy giải quyết hòa bình, chính trị và ngoại giao các tình huống khủng hoảng ở các khu vực khác nhau trên toàn bộ đại lục địa Á-Âu, bao gồm Nagorno-Karabakh, Syria, Libya, Afghanistan, xung đột giữa thế giới Arab với Israel, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên và xung quanh chương trình hạt nhân Iran.
Trước những diễn biến căng thẳng gần đây, giới quan sát tin rằng những nỗ lực hiệu quả và có trách nhiệm của Nga đã và đang góp phần cải thiện tình hình chung trên thế giới và khẳng định vai trò của Nga như một đối tác quốc tế đáng tin cậy.
Mỹ đang gửi vũ khí Nga tới Ukraine
Ukraine đang tiếp nhận lô máy bay trực thăng do Nga sản xuất, một diễn biến "lạ" trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Kiev và Moskva.
Kiev đang tiếp nhận lô máy bay trực thăng do Nga sản xuất, mà Mỹ ban đầu dự định sẽ gửi cho Afghanistan. Trong ảnh, một chiếc Mi-17 cất cánh từ Sân bay Kabul, ngày 29/5/2013. Ảnh: US Army
Theo kênh RT (Nga), chính quyền Tổng thống Biden đã xúc tiến việc chuyển giao 5 máy bay trực thăng vận tải do Nga sản xuất cho Kiev, trong bối cảnh Washington nghi ngờ Moskva chuẩn bị "xâm lược" Ukraine bất cứ khi nào. Các máy bay trực thăng Mi-17 ban đầu được Mỹ mua của Nga để trang bị cho chính phủ Afghanistan, trước khi chế độ này sụp đổ trước Taliban vào tháng 8/2021.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 21/1 xác nhận rằng Quốc hội Mỹ đã được thông báo về động thái trên. Theo đó, các vũ khí trong chương trình Các Hạng mục Quốc phòng Dư thừa sẽ được chuyển giao cho Ukraine. Trước đó, ngày 20/1, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là "vụ chuyển giao nhanh nhất từ trước đến nay" của chính phủ Mỹ.
Lô máy bay trực thăng Nga nói trên hiện đã ở Ukraine. Đây là những máy bay được quân đội Mỹ đặt mua với dự định gửi chúng đến Afghanistan cho đến khi kế hoạch bị phá vỡ bởi cuộc tiếp quản của phong trào Taliban.
Theo tờ Foreign Policy, tháng 11 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov đã đề nghị Lầu Năm Góc trang bị cho Kiev số máy bay nói trên, cùng với số đạn dược vốn dự định chuyển gio cho quân đội Afghanistan.
Mỹ đã nhiều lần nhắc lại tuyên bố của Ukraine về một cuộc "xâm lược" sắp xảy ra của Nga kể từ tháng 11/2021, trong khi Moskva liên tục phủ nhận, khẳng định cáo buộc này là những thông tin giả, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của các cuộc đàm phán với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh ở châu Âu.
Trực thăng Mi-17 được thiết kế vào cuối những năm 1970 như một bản nâng cấp của vận tải cơ Mi-8. Nó vẫn được gọi là Mi-8M trong biên chế của Nga, Mi-17 chỉ là định danh xuất khẩu của máy bay này. Hiện nay, Mi-17 vẫn đang được sản xuất tại nhà máy trực thăng ở Kazan, phía đông Moskva.
Lầu Năm Góc đã chi khoảng 648 triệu USD vào giữa năm 2010 để mua 30 chiếc trực thăng Mi-17 cho Quân đội Quốc gia Afghanistan (ANA), và yêu cầu Quốc hội cấp kinh phí cho 10 chiếc khác, nhưng cơ quan này bị chỉ trích vì không mua máy bay do Mỹ sản xuất.
Các quan chức quân sự Mỹ lập luận rằng Mi-17 được thiết kế phù hợp hơn vớiAfghanistan, người Afghanistan quen thuộc với nó hơn và máy bay của Nga dễ vận hành hơn so với những chiếc Blackhawk hoặc Hueys do Mỹ sản xuất.
Xe bọc thép M117 của Mỹ được lực lượng Taliban mang diễu hành ở Kabul sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan. Ảnh: Reuters
Tờ Washington Post từng đưa tin vào tháng 6/2010 rằng quân đội Mỹ có kế hoạch mua thêm "hàng chục" chiếc Mi-17 cho ANA, cũng như trang bị một số chiếc cho Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt của Mỹ để giúp ngụy trang cho các nhiệm vụ bí mật. Theo tờ báo, giá của những chiếc trực thăng này đã được phía Nga nâng đến mức "cắt cổ".
Phần lớn vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Afghanistan đã bị Taliban chiếm đoạt vào năm ngoái, trong số đó có một số máy bay Mi-17, máy bay chiến đấu Mi-35 và thậm chí cả trực thăng Blackhawk do Mỹ sản xuất, cùng với loạt xe Hummvee, xe bọc thép và nhiều vũ khí cầm tay khác nhau.
Liên quan đến căng thẳng Nga - Ukraine, ngày 21/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đã có cuộc hội đàm tại Geneva (Thụy Sĩ) về các vấn đề liên quan đến an ninh. Phát biểu tại cuộc họp báo với người đồng cấp Mỹ sau cuộc hội đàm, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho biết đối thoại giữa hai nước sẽ vẫn tiếp tục liên quan đến các đề xuất an ninh của Nga và Washington đã nhất trí phản hồi bằng văn bản về các đề xuất trên vào tuần tới. Ông hy vọng điều này có thể giúp hạ nhiệt phần nào căng thẳng tại Ukraine, đồng thời tái khẳng định Moskva không gây bất kỳ đe dọa nào đối với nước láng giềng.
Ngoại trưởng Lavrov đánh giá cuộc đối thoại kéo dài 1 giờ rưỡi như kế hoạch với người đồng cấp Blinken cởi mở và hữu ích, đồng thời khẳng định Moskva không có kế hoạch tấn công Ukraine. Ông khẳng định Tổng thống Vladimir Putin luôn sẵn sàng tiếp xúc với người đồng cấp Mỹ Joe Biden, song bất kỳ cuộc tiếp xúc nào cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Về phần mình, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh cuộc đối thoại diễn ra "thẳng thắn và thực chất". Theo ông, phía Mỹ đã đưa ra một số đề xuất tăng cường an ninh và những vấn đề mà hai bên có thể tìm thấy điểm chung.
Nga nêu rõ quan điểm về Taliban Ngày 19/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva sẽ không chính thức công nhận Taliban vào thời điểm hiện tại và muốn nhóm Hồi giáo này thực hiện những cam kết khi lên nắm quyền ở Afghanistan. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại một hội nghị ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu trên được Ngoại trưởng Lavrov đưa...