Nga mới bắt đầu rút khỏi, khủng bố đã dọa tấn công Syria
Khi các máy bay chiến đấu và ném bom của Nga đang bắt đầu rút khỏi Syria theo lệnh của Tổng thống Putin, nhóm khủng bố khét tiếng al-Nusra Front, liên kết với mạng lưới khủng bố al-Qaeda ngay lập tức phát đi thông điệp đe dọa sẽ phát động một cuộc tấn công bên trong đất nước Trung Đông trong “48 giờ tới”.
Nhóm khủng bố al-Nusra Front tuyên bố, chúng đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch tấn công để giành lại những vùng lãnh thổ đã mất.
“Rõ ràng Nga đã thất bại và trong 48 giờ tới al-Nusra Front sẽ khởi động cuộc tấn công ở Syria”, một chỉ huy của tổ chức khủng bố khét tiếng này nói với hãng tin AFP.
Các chiến binh khủng bố al-Nusra Front
Nếu lời đe dọa tấn công trên thực sự trở thành hiện thực, đây có thể là phép thử đầu tiên để biết rằng, liệu Nga sẽ “bỏ mặc” hoàn toàn chính quyền Tổng thống Assad trước các mối đe dọa khủng bố hay vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ quân đội Syria ở trên không.
Trong khi đó, về phần mình, Moscow đưa ra những tuyên bố chưa thật sự rõ ràng về vấn đề này. Sau khi Tổng thống Putin ra lệnh rút lực lượng tham gia chiến dịch chống khủng bố tại Syria về nước vào ngày 14.3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga ngày 15.3 vẫn lên tiếng khẳng định rằng, quân đội nước này vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhằm tiêu diệt khủng bố ở Syria.
“Vẫn còn quá sớm để nói về chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố. Các đơn vị không quân Nga vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tấn công vào sào huyệt và căn cứ của khủng bố”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Nikolai Pankov nhấn mạnh trong một buổi lễ tại căn cứ không quân Hmeymim của Nga tại Syria.
Máy bay ném bom Nga SU-34 tại căn cứ không quân Hmeymim
Theo Telegraph, ngay cả khi chiến đấu cơ Nga đang bắt đầu rút dần về nước, có tin cho biết, các máy bay ném bom Nga vẫn đang đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ quân đội Syria tấn công nhóm khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại thành cổ Palmyra.
Video đang HOT
Trong khi đó, cả Anh và Mỹ đều tỏ ra thận trọng với thông báo rút quân của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Washington gọi động thái này là “sự rút lui một phần của các lực lượng Nga tại Syria” và đêm qua (15.3), Tổng thống Putin và Tổng thống Obama đã điện đàm trao đổi về vấn đề này.
Theo Danviet
Putin hết chịu nổi giá dầu, Trung Quốc âm thầm đắc lợi
Nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin chao đảo vì giá dầu xuống thấp kỷ lục, các ông hoàng Arabia cũng không khỏi lo lắng tìm cách "giải cứu". Trong khi đó, Trung Quốc lặng lẽ tăng cường nhập khẩu cho một chu kỳ phát triển kinh tế mới.
Nghiêng ngả với giá dầu
Cuối cùng, hai nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới Nga và Saudi Arabia cũng đã có cuộc họp không chính thức tại thủ đô Doha của Qatar hồi đầu tuần để thảo luận về tương lai của thị trường dầu mỏ.
Hãng tin Reuters cho biết, sau cuộc họp, các bên đã đồng ý cứu giá dầu. Nga và Saudi Arabia cam kết hạn chế sản lượng hàng tháng ở mức bằng tháng 1/2016. Quyết định này khiến giá dầu tăng khá mạnh trở lại. Tuy nhiên, hiện tại giá dầu vẫn thấp kỷ lục, khoảng 30 USD/thùng, chỉ bằng 30% so với hồi giữa năm 2014.
Đây là một thỏa thuận chính thức đầu tiên giữa các nước xuất khẩu lớn kể từ 2014, khi mà Saudi Arabia dẫn đầu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiến hành cuộc chiến dầu khí chống lại Mỹ - một cuộc chiến đã khiến không ít quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lao đao.
Các nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới tìm kiếm sự hợp tác trong bối cảnh giá dầu sụt giảm kéo dài.
Venezuela - một thành viên của OPEC - có lẽ là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất. Kinh tế nước này trong năm 2015 đã suy giảm tới 5%. Đồng Bolivar tụt giảm 70% và lạm phát phi mã trên 100%.
Nền kinh tế của hàng loạt các quốc gia khu vực vùng Vịnh năm vừa qua cũng tụt dốc theo giá dầu. Trong năm 2015, các nước trong khu vực đã mất hàng trăm tỷ USD giá trị xuất khẩu do dầu giảm giá và chứng kiến ngân sách chuyển từ trạng thái thặng dư sang thâm hụt.
Tình trạng thâm hụt đã khiến cả những nước giàu có trong khu vực như Saudi Arabia phải tìm kiếm nguồn thu bù đắp từ thuế tiêu thụ và thuế doanh nghiệp. Lần đầu tiên kể từ năm 2000, Saudi Arabia phải mạnh tay cắt giảm trợ cấp xăng dầu khiến giá bán lẻ tăng mạnh.
Giá dầu ở mức thấp kỷ lục cũng đã khiến đại gia dầu lửa Mỹ ConocoPhillips tháo chạy khỏi Nga sau 25 năm hoạt động ở nước này. Conono đã bán cổ phần trong Polar Lights, một liên doanh giữa Cocono và hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga.
Nga và Saudi Arabia đã đạt được những thỏa thuận ban đầu.
Cuộc chiến dầu khí với hậu quả giá dầu lao dốc trong một năm rưỡi liên tục cũng đã khiến hàng loạt các doanh nghiệp dầu khí đá phiến Mỹ rơi vào tình trạng cận kề phá sản, thu chỉ đủ tiền trả lãi không trả được gốc sau cuộc đua vay tiền đổ những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực đầy mới mẻ này.
Giá dầu giảm cũng đã khiến Nga đối mặt với nguy cơ hết sạch tiền dự trữ vào cuối 2016 và có thể buộc phải chuyển sang dùng quỹ an sinh. Đồng rúp xuống mức thấp kỷ lục gần 80 rúp đổi 1 USD.
Trung Quốc mừng thầm
Sau động thái hợp tác giữa Nga và OPEC, giá dầu đã tăng khá mạnh trở lại, dầu Brent lên 34 USD/thùng, trong khi WTI trở lại 30 USD/thùng. Tuy nhiên, cú bắt tay giữa 2 nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới chỉ là tạm thời và có giới hạn.
Trên thực tế, thỏa thuận không hề đề cập tới việc giảm sản lượng. Saudi Arabia và Nga chỉ đồng ý giữ nguyên sản lượng như trong tháng 1. Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia thậm chí còn cho biết, thỏa thuận vẫn còn phụ thuộc vào nhiều nước khác, đặc biệt trong bối cảnh Iran không có mặt trong cuộc họp và còn định tăng xuất khẩu.
Sự cứng rắn của Saudi Arabia khiến dầu khó ngóc dầu hồi phục và Trung Quốc tiếp tục hưởng lợi.
Đại diện các nước đều cho rằng, họ sẽ cân nhắc các biện pháp để "ổn định thị trường" trong vài tháng tới. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia đều cho rằng, đó chỉ là kỳ vọng. Việc các nước đi tới thống nhất cắt giảm sản lượng không hề dễ dàng.
Saudi Arabia luôn cho biết, họ không có ý định cắt giảm sản lượng khai thác dầu nếu các nước ngoài OPEC không cùng tham gia kế hoạch giải quyết tình trạng dư cung dầu khí trên phạm vi toàn cầu.
Trên thực tế, hầu hết các nước đều đang ở trạng thái nghe ngóng xem đối thủ làm gì, không ai chịu giảm sản lượng khai thác trước. Saudi Arabia vẫn đang cung ứng ra thị trường gần 10,5 triệu thùng/ngày, trong khi Nga cũng không kém với trên 10 triệu thùng/ngày.
Không ai muốn mất đi thị phần, mất đi khách hàng. Trong khi dó, Iran vừa xuất khẩu lô dầu mỏ đầu tiên 2 triệu tấn sang châu Âu sau 3 năm bị cấm vận. Iran cũng giảm giá bán các sản phẩm của mình nhằm cạnh tranh với Saudi Arabia và Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cung dầu đang vượt cầu khoảng 1,7 triệu thùng/ngày và thị trường dầu lửa cầu sẽ tiếp tục dư cung trong năm tới do nhu cầu tiêu thụ chững lại và Iran tăng xuất khẩu dầu.
Các nước chỉ cần giảm khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày, giá sẽ tăng trở lại và phần tăng thêm có thể bù đắp cho phần cắt giảm sản lượng, thậm chí còn thặng dư ra khá nhiều. Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều người lo ngại là cung sẽ vẫn lớn hơn cầu do Iran muốn giành lại thị phần đã mất vào tay Saudi Arabia và Nga, trong khi 2 ông lớn này không muốn mất thị phần vào các nước khác.
Cuối năm ngoái, Mỹ lần đầu tiên trong vòng 40 năm, đã dỡ lệnh cấm xuất khẩu dầu do sản lượng đạt mức cao kỷ lục. Ngành công nghiệp dầu khí đá phiến đã góp phần giúp Mỹ đảm bảo an ninh năng lượng. Dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu còn được xem là một biện pháp làm giảm sức mạnh của các quốc gia như Nga, Venezuela và khu vực bất ổn Trung Đông.
Cuộc chiến dầu khí dường như vẫn khá căng thẳng. Từ Nga tới Brazil, cho tới Nam Phi và Trung Đông vẫn đang tiến thoái lưỡng nan và khốn đốn vì dầu giá thấp thì Trung Quốc vẫn lặng lẽ hưởng lợi. Trong năm 2015, Trung Quốc đã nhập khối lượng dầu lớn kỷ lục và theoBloomberg, tiết kiệm được khoảng 320 tỷ USD do giá dầu giảm.
Theo V. Minh
VietnamNet
9 điểm quan trọng trong Chiến lược an ninh của Nga 2016 Tổng thống Vladimir Putin vừa đặt bút ký Chiến lược an ninh quốc gia năm 2016 của Nga, trong đó nhấn mạnh, sự bành trướng của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), vũ khí sinh học... là những mối đe dọa lớn nhất đối với nước này. Dưới đây là 9 nội dung chính và quan trọng nhất trong Chiến...