Nga “mổ xẻ” 2 hệ thống vệ tinh giúp Mỹ kiểm soát toàn cầu
Trang mạng Topwar của Nga mới đây có bài viết chi tiết về hai hệ thống vệ tinh quân sự hiện đại DSCS và WGS hiện đang được Quân đội Mỹ sử dụng.
Theo đó, DSCS là hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh cấp chiến lược của Mỹ. Hệ thống này dùng để cung cấp đường truyền thông tin liên lạc vệ tinh cho các lãnh đạo chính trị quân sự cấp cao, lập đường liên lạc từ cấp Bộ Quốc phòng đến cấp lữ đoàn của các quân binh chủng khác nhau trong Quân đội Mỹ. Ngoài ra, hệ thống DSCS cũng thiết lập kênh thông tin cho lãnh đạo ngoại giao, và hoạt động tình báo.
Hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh quân sự cấp chiến lược DSCS
Hệ thống DSCS gồm 6 vệ tinh DSCS-3B và 2 quả vệ tinh dự trữ, hoạt động trên quỹ đạo địa tĩnh. Vệ tinh DSCS-3B đảm bảo hoạt động bình thường và chống được bức xạ điện từ của các vụ nổ hạt nhân tốt hơn các thế hệ DSCS-1 và DSCS-2 trước đó, đồng thời đảm bảo cung cấp các băng thông rộng. DSCS-3B được trang bị hệ thống viễn trắc, hệ thống phát-đáp điều khiển vệ tinh dùng cho trường hợp tổ chức lại khi gặp nhiễu. Băng thông của một vệ tinh DSCS-3B là từ 100 đến 900 Mbit/giây..
Cấu trúc module bên trong vệ tinh DSCS-3B gồm 6 bộ phát đáp độc lập và 1 bộ phát đáp đơn kênh, 3 ăng-ten thu có vùng bao phủ tất cả vùng nhìn thấy trên trái đất, 5 ăng-ten phát có vùng bao phủ toàn bộ trái đất. Module của DSCS-3B làm việc trên băng tần X, trong đó 7900-8400 MHz ở đầu thu và 7250-7750 MHz ở đầu phát. Công suất của bộ phát đáp là 50W. Băng thông của các kênh từ 50 đến 85 MHz. Để điều khiển vệ tinh và truyền viễn trắc sử dụng các dải tần S và X.
Mặc dù Quân đội Mỹ không bao giờ tiết lộ về Hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh DSCS, song giới chuyên gia quân sự Nga cho rằng, hệ thống vệ tinh hiện đại này được Quân đội Mỹ dùng để đảm bảo thông tin liên lạc quân sự ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và một phần lãnh thổ Mỹ.
Bên cạnh đó, theo Topwar, Mỹ đang thực hiện chiến lược phủ vệ tinh quân sự của mình trên toàn cầu bằng việc phát triển các hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh băng thông rộng quốc gia thế hệ mới có tên WGS. Dự kiến, trong tương lai gần WGS sẽ thay thế DSCS. Nguồn tin cho biết, năm 2001, lãnh đạo Mỹ đã ký quyết định phát triển hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh băng thông rộng quốc gia thế hệ mới có tên (Wideband Global Satcom-WGS).
WGS gồm 6 vệ tinh địa tĩnh. Vệ tinh đầu tiên (WGS-1) của hệ thống WGS được phóng năm 2007 phục vụ cho hoạt động của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, trải dài từ bờ tây của Mỹ đến Đông Nam Á; hai vệ tinh tiếp theo (WGS-2, WGS-3) được phóng năm 2009 phụ trách khu vực Tây Nam Á và phục vụ Bộ Tư lệnh châu Âu và châu Phi, đồng thời hỗ trợ khu vực Trung Đông . Đến tháng 1/2012, Mỹ tiếp tục phóng WGS-4 bao quát Trung Đông và Đông Nam Á. Tháng 5/2013, vệ tinh WGS-5 được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh này đảm trách khu vực châu Mỹ. Vệ tinh WGS-6 được phóng vào tháng 8/2013 hỗ trợ WGS-5 phụ trách khu vực châu Mỹ.
Video đang HOT
Vệ tinh băng thông rộng quốc gia thế hệ mới WGS được phóng bằng tên lửa đẩy Delta IV
Hệ thống WGS sử dụng module BSS-702 do công ty Boeing chế tạo, công suất 13Kw, thời gian phục vụ 14 năm. Module này bao gồm hàng chục bộ phát đáp và tổ hợp ăng-ten. Tổ hợp ăng-ten có thể hình thành 19 vùng phủ sóng độc lập và có đặc điểm: 1 ăng-ten băng X (8/7GHz); 1 ăng-ten mảng pha thu phát băng X ở 8 vùng bao phủ,10 ăng-ten parabol thu phát để hình thành 10 chùm sóng ở các băng K và Ka (40/20 GHz và 30/20 GHz). Dải 30/20 GHz được dùng cho hệ thống truyền tin toàn cầu GBS.
GBS là hệ thống truyền hình băng thông rộng để truyền hình ảnh, thông tin bản đồ, hình ảnh khí tượng, trắc địa, thông tin cho các đơn vị quân sự trên toàn cầu của Mỹ. Các thiết bị thu của GBS hoạt động ở băng tần Ka (30 GHz) và có 4 kênh truyền dữ liệu tốc độ 24 Mbit/giây. Băng thông của WGS sẽ sử dụng các thiết bị chuyển mạch, thiết bị phân chia phân cực tín hiệu theo không gian và tần số khi sử dụng GBS có tốc độ từ 2,4 Gbit/giây đến 3,6 Gbit/giây. Để kiểm soát và điểu khiển hệ thống WGS, Quân đội Mỹ đã thành lập 4 trung tâm chỉ huy thông tin liên lạc, mỗi một trung tâm có thể kiểm soát thu-phát dữ liệu qua ba vệ tinh.
WGS được coi là chương trình chủ chốt nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng viễn thông chính của Quân đội Mỹ, với mục tiêu thay thế hệ thống liên lạc DSCS. Mỗi vệ tinh WGS, do Tập đoàn Boeing chế tạo, sở hữu năng lực cao gấp 10 lần vệ tinh DSCS, cho phép người dùng xử lý và nhận dữ liệu với tốc độ cực nhanh. WGS là hệ thống vệ tinh viễn thông năng lực mạnh nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ hiện nay.
Sử dụng hệ thống vệ tinh DSCS và WGS, Mỹ có thể kiểm soát được máy bay tàu chiến và các phương tiện quân sự triển khai trên khắp thế giới.
Giới quân sự Mỹ cho rằng, với việc bổ sung WGS, lỗ hổng về thông tin liên lạc vệ tinh toàn cầu của Mỹ sẽ được lấp đầy. Tuy nhiên, theo giới quân sự Nga, việc duy trì một hệ thống vệ tinh rộng khắp như vậy cũng gặp phải không ít khó khăn, trước hết là về tài chính. Bên cạnh đó, ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận rằng các vệ tinh quân sự của họ hiện cũng đang đứng trước nhiều mối đe dọa, đặc biệt là Trung Quốc-đối thủ rất tích cực phát triển công nghệ tên lửa phá hủy vệ tinh.
Theo Trí thức trẻ
Tàu tuần tra, cứu nạn hiện đại đầu tiên ở miền Trung
Trang bị 2 súng cao xạ, hệ thống vệ tinh, máy dò, la bàn điện, từ trường... tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn có tổng kinh phí hơn 60 tỷ đã được đưa vào vận hành tại huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn do một đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Bộ Quốc phòng) đóng trong thời gian một năm. Tàu có công suất 3.800 CV, trọng tải hơn 160 tấn, tốc độ tối đa 21,5 hải lý/h.
Dài 30 m và rộng 6,7 m, tàu có hàng loạt trang thiết bị hàng hải hiện đại với tổng kinh phí hơn 60 tỷ đồng. Trong đó có hệ thống vệ tinh, máy dò, máy đo thời tiết, la bàn điện, từ trường, hệ thống báo cháy tự động...
Bên mạn tàu trang bị áo phao, phao tròn cứu sinh.
Trên trần tàu còn có nhiều bè phao, mỗi bè đủ chỗ bám trụ cho khoảng 6 người gặp nạn trên biển.
Ngoài xuồng cứu nạn công suất 240 CV được đặt phía sau đuôi tàu, Bộ Quốc phòng còn đầu tư 2 ca nô (mỗi ca nô có công suất 300 CV) phục vụ công việc tìm kiếm, cứu nạn.
Buồng lái của tàu tuần tra, tìm kiếm cứu nạn. Kíp làm việc có 9 người, túc trực 24/24, bao gồm thuyền trưởng, máy trưởng, thông tin hàng hải, bác sĩ quân y cùng các thuyền viên, đầu bếp...
Tàu có trang thiết bị hệ thống vệ tinh, ra đa có thể đo được độ sâu, xác định vị trí vùng biển tàu gặp nạn trong thời tiết xấu. Đây là tàu hiện đại đầu tiên đưa vào hoạt động tại khu vực miền Trung.
Máy đo tọa độ điện tử hiển thị trong khoang buồng lái. Theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, việc đầu tư tàu và xây trạm cứu nạn ở đảo Lý Sơn vì vùng biển này có vị trí phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Đây cũng là địa phương có đội tàu xa bờ "hùng hậu" hoạt động ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa và nhiều vùng trong cả nước. Lý Sơn lại nằm trên đường hàng hải lớn ở điểm giữa miền Trung nối hai đầu miền Bắc và miền Nam nên việc xây trạm và điều động tàu tìm kiếm cứu nạn túc trực tại đây là rất cần thiết.
Tàu còn được trang bị 2 súng cao xạ ở trước mũi và phía sau đuôi tàu. Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, nhiệm vụ chính của tàu này là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo kết hợp tìm kiếm cứu nạn tại vùng biển miền Trung.
"Tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ chính của quân đội trong thời bình. Lực lượng biên phòng trên tàu cần hợp đồng tác chiến với Cảnh sát biển, Hải quân, các Trung tâm tìm kiếm cứu nạn để hoàn thành tốt nhiệm vụ", Trung tướng Khuê nói.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cắt băng khánh thành Trạm tìm kiếm cứu nạn Lý Sơn sáng 24/9. Trạm này rộng hơn 1.000 m2, có nhiệm vụ sơ cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các nạn nhân sau khi tàu kết thúc nhiệm vụ từ ngoài biển trở về đất liền. Trạm có tổng vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
Trí Tín
Theo VNE










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Android 16 sắp có thể 'chặn đứng' thiết bị USB độc hại

Gmail cho iPhone vừa được Google 'lột xác' sau 4 năm

Gemini sắp có mặt trên các thiết bị sử dụng hằng ngày

Apple khuyên người dùng iPhone xóa trình duyệt Chrome

Windows Maps của Microsoft sắp bị 'khai tử'

TSMC xác nhận mẫu iPhone đầu tiên trang bị chip 1,4nm

Tiết kiệm 122 tiếng đồng hồ mỗi năm nhờ sử dụng AI

Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump

Google Chrome đáng giá 50 tỷ USD

Người dùng có thể thay thế trợ lý ảo Siri trên mọi iPhone bằng ứng dụng mới

Pony.ai và Tencent sẽ cung cấp dịch vụ taxi robot trên WeChat

AI trong quá trình chuyển đổi xanh: Cơ hội và thách thức
Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh 100 ngày cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Uncat
15:06:56 28/04/2025
Thủ tướng Netanyahu tiết lộ Israel từng chặn máy bay Iran trên đường đến Syria
Thế giới
15:03:58 28/04/2025
Cầu truyền hình 'Vang mãi khúc khải hoàn' khiến người xem xúc động
Nhạc việt
15:01:47 28/04/2025
Lee Dong Wook: Sức hấp dẫn bền bỉ của một biểu tượng Hallyu
Sao châu á
14:51:18 28/04/2025
Yến Xuân tự tin diện bikini nóng bỏng sau 2 tháng sinh em bé, vóc dáng khi đi hẹn hò Văn Lâm gây ngỡ ngàng
Sao thể thao
14:44:08 28/04/2025
Bạn gái Bùi Đình Khánh đối diện mức phạt nào?
Pháp luật
14:35:44 28/04/2025
Khơi dậy vẻ đẹp nàng thơ cùng áo tay bồng
Thời trang
14:33:48 28/04/2025
Ba tác phẩm trình chiếu trong tuần phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hậu trường phim
14:29:57 28/04/2025
Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em
Sức khỏe
13:58:48 28/04/2025
Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi
Tin nổi bật
13:54:35 28/04/2025