Nga: Máy bay chở khách bị hàng nghìn con ong tấn công
Một số con ong đậu ở cánh, trong khi những con còn lại đậu kín các cửa sổ của máy bay.
Một chiếc máy bay Airbus-319 của hãng hàng không Rossiya bị hàng nghìn con ong tấn công khi đang di chuyển ra đường băng để cất cánh tại sân bay Vnukovo ở Moscow, Nga. Các nhân chứng cho biết, đàn ong bay ra từ dưới cánh của máy bay.
Hàng nghìn con ong đậu kín cửa sổ chiếc máy bay Airbus-319 của hãng hàng không Rossiya.
Hai chiếc xe cấp cứu đã được điều tới gần chiếc máy bay vì lo ngại những con ong có thể lọt vào trong khoang hành khách. Nhân viên sân bay sau đó đã nhanh chóng xua đuổi đàn ong khỏi thân máy bay.
Sự việc đã khiến chuyến bay bị trì hoãn khoảng 1 giờ. Đây không phải là lần đầu tiên ong gây rắc rối cho các hành khách đi máy bay.
Chuyến bay bị trì hoãn 1 giờ vì bị ong tấn công.
Vào tháng 4.2015, đàn ong khổng lồ đã khiến một chuyến bay của hãng hàng không Allegiant Air không thể cất cánh sau khi chúng đậu kín kính chắn gió và sau đó chui vào các động cơ của máy bay. Tháng 10.2014, một đàn ong tức giận tấn công máy bay không người lái đang bay tên bãi biển ở Miami, bang Florida, Mỹ.
Video đang HOT
Loài ong mật lai châu Phi, hay còn được gọi là &’ong sát thủ’, gây ra ngày càng nhiều vụ tấn công tại các sân bay, đặc biệt là dọc khu vực Tây Nam Mỹ.
Do các sân bay có rất ít cây, nên máy bay, thiết bị chở hành lý, nhà ga và gara là lựa chọn duy nhất cho đàn ong. Nhân viên tại các sân bay thỉnh thoảng báo cáo họ thấy hàng nghìn con ong phủ kín động cơ và kính chắn gió của máy bay.
Theo NTD
Kỳ dị các máy bay thử nghiệm động cơ
Việc thử nghiệm động cơ cho các dòng máy bay mới đã khiến các phi cơ này trở nên kỳ dị, không giống ai
Khi tạo ra máy bay phản lực mới, một trong những thành phần cần thử nghiệm là độ ổn định của động cơ. Chính vì vậy, các hãng hàng không thường dùng khung gầm cơ sở máy bay đang có để thử nghiệm động cơ. Tuy nhiên, họ vô tình làm ra nhiều loại máy bay có kiểu dáng kỳ dị, không giống ai. Máy bay chở khách Boeing 747 được cải tiến để thử nghiệm động cơ phản lực PW1217G thiết kế cho chương trình máy bay Mitsubishi Regional (MRJ). Có thể nhận thấy rất rõ, là hai động cơ phản lực PW1217G được lắp lên cánh nhỏ đặt gần cabin lái máy bay Boeing 747 khổng lồ. Dường như Boeing 747 rất được ưa chuộng cho các dự án thử nghiệm, phát triển đặc biệt. Trong ảnh, chiếc Boeing 747 được trang bị kính viễn vọng bức xạ hồng ngoại đường kính 2,5m ở phần gần đuôi máy bay phục vụ nghiên cứu thiên văn học trên độ cao 12.496m. Máy bay chở khách Boeing 720-023B trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt đầu mũi tạo ra mẫu máy bay vô dùng kỳ dị. Không chỉ lắp động cơ cánh quạt đầu mũi, Boeing 720-023B còn được dùng thử nghiệm động cơ phản lực - đặt ở bên cạnh buồng lái. Trong quá trình phát triển máy bay vận tải chiến lược A400M, công ty Airbus đã "nhờ vả" máy bay C-130K của Không quân Hoàng gia Anh thử nghiệm động cơ TP400. Máy bay chở khách MD81 trang bị động cơ "lệch tông" - thực ra đây là loại động cơ tuốc bin cánh quạt thế hệ mới được thử nghiệm trên khung gầm cơ sở MD81. Loại động cơ này có kết cấu khá kỳ lạ, với 3 tầng cánh quạt hướng về sau thay vì về phía trước. Ưu điểm chính của động cơ này là tiết kiệm nhiên liệu và có hiệu suất động cơ đẩy rất cao. Dẫu rằng, nó được đánh giá là tiết kiệm nhiên liệu đến 49%, nhưng nhược điểm lại là tạo ra tiếng ồn quá lớn.
Khi tạo ra máy bay phản lực mới, một trong những thành phần cần thử nghiệm là độ ổn định của động cơ. Chính vì vậy, các hãng hàng không thường dùng khung gầm cơ sở máy bay đang có để thử nghiệm động cơ. Tuy nhiên, họ vô tình làm ra nhiều loại máy bay có kiểu dáng kỳ dị, không giống ai.
Máy bay chở khách Boeing 747 được cải tiến để thử nghiệm động cơ phản lựcPW1217G thiết kế cho chương trình máy bay Mitsubishi Regional (MRJ).
Có thể nhận thấy rất rõ, là hai động cơ phản lực PW1217G được lắp lên cánh nhỏ đặt gần cabin lái máy bay Boeing 747 khổng lồ.
Dường như Boeing 747 rất được ưa chuộng cho các dự án thử nghiệm, phát triển đặc biệt. Trong ảnh, chiếc Boeing 747 được trang bị kính viễn vọng bức xạ hồng ngoại đường kính 2,5m ở phần gần đuôi máy bay phục vụ nghiên cứu thiên văn học trên độ cao 12.496m.
Máy bay chở khách Boeing 720-023B trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt đầu mũi tạo ra mẫu máy bay vô dùng kỳ dị.
Không chỉ lắp động cơ cánh quạt đầu mũi, Boeing 720-023B còn được dùng thử nghiệm động cơ phản lực - đặt ở bên cạnh buồng lái.
Trong quá trình phát triển máy bay vận tải chiến lược A400M, công ty Airbus đã "nhờ vả" máy bay C-130K của Không quân Hoàng gia Anh thử nghiệm động cơ TP400.
Máy bay chở khách MD81 trang bị động cơ "lệch tông" - thực ra đây là loại động cơ tuốc bin cánh quạt thế hệ mới được thử nghiệm trên khung gầm cơ sở MD81.
Loại động cơ này có kết cấu khá kỳ lạ, với 3 tầng cánh quạt hướng về sau thay vì về phía trước. Ưu điểm chính của động cơ này là tiết kiệm nhiên liệu và có hiệu suất động cơ đẩy rất cao.
Dẫu rằng, nó được đánh giá là tiết kiệm nhiên liệu đến 49%, nhưng nhược điểm lại là tạo ra tiếng ồn quá lớn.
Theo_Kiến Thức
5 máy bay quân sự của Nga khiến Mỹ phải kinh hãi Dù tin rằng "Nga không có khả năng so bì với thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5 của Mỹ", Mỹ vẫn phải e dè vì độ phổ biến của máy bay Nga so với Mỹ. Sputnik News dẫn tạp chí National Interest của Mỹ bày tỏ lo ngại về việc nhiều nước trên thế giới không cần đến những chiếc máy...