Nga mất bao nhiêu tiền bán vũ khí vì Gaddafi chết?
Việc nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi bị lật đổ đã khiến Nga mất hàng chục tỷ đôla trong những khoản thu nhập tiềm năng từ các hợp đồng vũ khí.
Libya mới không có hợp đồng vũ khí nào với Nga.
Nga, nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới, thường xuyên nói đến các tổn hại trị giá 4 tỷ USD trong các hợp đồng vũ khí với Libya. “Con số 4 tỷ chỉ là trên danh nghĩa, khoản thu nhập mất thực sự có thể lên tới hàng chục tỷ đôla”,Mikhail Dmitriyev, Giám đốc Ban Hợp tác Kỹ thuật và Quân sự liên bang Nga, cho biết.
“Chắc chắn có nhiều thiệt hại… Chúng tôi không có hợp đồng nào với ban lãnh đạo mới của Libya trong lĩnh vực quốc phòng”, ông Dmitriyev nói chuyện với các phóng viên ở St Petersburg, phía bắc nước Nga.
Thời gian qua, Kremlin đã bị một số nhà ngoại giao chỉ trích vì có lập trường không rõ ràng trong cuộc khủng hoảng Libya: không ủng hộ cuộc cách mạng do phương Tây hậu thuẫn chống Gaddafi, tán thành các lệnh cấm vận chống lại ông này và thừa nhận hành động quân sự của phương Tây.
Các công ty của Nga đã đầu tư hàng trăm triệu đôla vào khai thác dầu và khí đốt ở Libya, và Tập đoàn Đường sắt Nga đang xây dựng một tuyến đường sắt theo một hợp đồng 3 tỷ USD.
Video đang HOT
Các hợp đồng vũ khí được ký kết dưới thời Gaddafi chiếm 12% trong xuất khẩu vũ khí năm 2010 của Nga, với tổng trị giá 10 tỷ USD. Một lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt từ tháng 2 khiến cho Nga thiệt hại 4 tỷ USD về các hợp đồng mới.
Moscow đã bán cho Gaddafi nhiều súng và rocket được sử dụng chống lại lực lượng nổi dậy.
Nhưng Nga ủng hộ một nghị quyết ban đầu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt lên Gaddafi và chính phủ của ông nhưng lại bỏ phiếu trắng một nghị quyết hồi tháng 3 cho phép can thiệp quân sự.
Các hãng dầu lửa của Nga có rất nhiều lợi ích ở Libya, từ một hợp đồng đổi chác tài sản giữa ENI của Italia và tập đoàn Gazprom tới một mối quan hệ cung ứng dầu thô giữa Libya và một nhà máy lọc dầu lớn ở Địa Trung Hải, nơi hãng LUKOIL là một cổ đông.
Đại sứ của ông Medvedev tại châu Phi, Mikhail Margelov, cho biết hôm 2/11 rằng Gazprom Neft và ENI đã phục hồi liên doanh của họ ở Libya và ông không thấy có lý do nào để các hợp đồng lớn khác bị xem xét lại.
“Tôi không thấy có lý do nào để các nhà chức trách Libya xét lại những hợp đồng này. Chúng mang lại lợi nhuận cho cả chúng tôi và họ. Chúng tôi sẽ không mất bất kỳ một dự án nào về hạ tầng và dầu lửa, tôi chắc chắn điều đó”.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Alexander Dyukov của Gazprom Neft nói với các phóng viên hôm 29/10 rằng, hợp đồng – trong đó Gazprom sẽ tiếp quản dự án Elephant ở Libya như một phần trong cuộc trao đổi lấy các tài sản khí đốt ở Nga – vẫn dễ bị điều kiện bất khả kháng.
Theo VietNamNet
Cử tri Tunisia đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lịch sử
Người dân Tunisia hôm nay đi bỏ phiếu trong cuộc cử tự do đầu tiên kể từ khi Tổng thống Zinedine el Abidine Ben Ali bị lật đổ trong cuộc nổi dậy của quần chúng 9 tháng trước.
Một phụ nữ ủng hộ đảng Ennahda trong cuộc tuần hành ở Ben Arous, phía nam thủ đô Tunis.
Các cử tri sẽ bỏ phiếu bầu quốc hội gồm 217 ghế. Quốc hội sẽ soạn thảo một hiến pháp mới và bổ nhiệm một chính phủ lâm thời.
Đảng Hồi giáo Ennahda được dự đoán sẽ giành chiến thắng, mặc dù không rõ liệu đảng này có giành được đa số phiếu hay không.
Ông Ben Ali đã phải tháo chạy khỏi Tunisia hôm 14/1 trước sức ép của các cuộc biểu tình chống lại tổng thống và hiện đang sống lưu vong ở Ả-rập Xê-út.
Các cuộc vận động tranh cử tại Tunisia đã bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về sự chia rẽ giữa người Hồi giáo và những người theo chủ nghĩa thế tục, việc tài trợ và sự thờ ơ của cử tri.
Có hơn 7 triệu cử người Tunisia trong độ tuổi bỏ phiếu. Hơn 100 đảng đã đăng ký tham gia, cùng với một loạt các ứng viên độc lập.
Hàng trăm nhà quan sát bầu cử nước ngoài và hàng nghìn người dân sẽ tham gia giám sát cuộc bầu cử. Uỷ ban giám sát EU cho biết toàn bộ chiến dịch tranh cử đã diễn ra minh bạch.
Các phòng phiếu mở cửa lúc 7 giờ sáng hôm nay và đóng cửa lúc 7 giờ tối. Kết quả cuộc bầu cử sẽ được công bố vào ngày mai.
Quốc hội mới dự kiến sẽ soạn thảo hiến pháp mới trong vòng 1 năm.
Theo Dân Trí
Phe đối lập Syria kêu gọi lật chế độ chuyên quyền Trong một cuộc họp diễn ra tại Halbuon, cách thủ đô Damascus của Syria 30km, khoảng 80 nhân vật đối lập nước này ngày 6/10 tuyên bố yêu sách chung của họ là lật đổ chuyên chế hiện nay. Người biểu tình tại Syria Theo một tuyên bố do ông Hassan Abdul-Azim, Tổng Thư ký Nhóm điều phối các lực lượng thay đổi...