Nga lợi dụng Tank Biathlon quảng cáo tên lửa Tor-M2E, Osa-AKM
Sự xuất hiện của 2 hệ thống tên lửa phòng không này trong cuộc thi Tank Biathlon có lẽ không ngoài mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Trong cuộc thi đua xe tăng quốc tế Tank Biathlon tại thao trường Albino (Nga), ban tổ chức đã khéo léo giới thiệu đến “khán giả” hai hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2E và Osa-AKM được bố trí xen kẽ trong đội hình xe tăng tham gia cuộc thi có 1-0-2 này.
Đây cũng là lần đầu tiên hai hệ thống phòng không tiên tiến này của Nga được giới thiệu đến tận mắt công chúng, trong đội hình tác chiến mô phỏng tình huống thật. Cuộc thi tăng Tank Biathlon được chính thức khai mạc vào hôm 5/8 vừa rồi và sự kiện này còn trùng với ngày diễn ra triển lãm công nghệ Innovation Day do Bộ quốc phòng Nga tổ chức.
Trong ảnh là lễ khai mạc Tank Biathlon diễn ra tại thao trường Albino, Nga .
Tor-M2E (NATO định danh là SA-8 Gecko) và Osa-AKM (NATO định danh là SA-15 Gauntlet) là hai hệ thống tên lửa phòng không di động tầm ngắn do Liên Xô phát triển, chúng có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau trên không trong phạm vi hoạt động. Ngoài việc được sử dụng như một tổ hợp phòng không tiêu chuẩn, Tor-M2E và Osa-AKM còn được Quân đội Nga sử dụng trong nhiệm vụ phòng không cho đội hình tấn công mặt đất trên chiến trường.
Tuy nhiên, Liên Xô thiết kế hai hệ thống phòng không trên là nhằm chống lại các cuộc không kích qui mô lớn, Tor-M2E hoặc Osa-AKM sẽ được bố trí ở phía sau trận địa và nhiệm vụ của nó là vô hiệu hóa mọi cuộc tấn công từ trên không nhắm vào lực lượng bộ binh đang được triển khai trên trận địa.
Ngoài Tor và Osa, Quân đội Nga còn được trang bị thêm các hệ thống phòng không tầm ngắn khác như 2K22 Tunguska (NATO định danh SA-19 Grison) hay Pantsir-S1 (NATO định danh SA-22 Greyhound).
Osa và Tor đã phục vụ không chỉ trong lực lượng phòng không Nga mà còn nhiều quốc gia khác trong nhiều thập kỷ qua, chúng xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột khắp nơi trên thế giới. Tuy xuất hiện đã lâu nhưng Osa và Tor vẫn được là đánh giá là không quá lỗi thời so với ngày nay, bên cạnh đó chúng còn được thường xuyên nâng cấp và hoàn thiện. Các hệ thống phòng Osa và Tor đang phục vụ trong Quân đội Nga hiện nay đã được hiện đại hóa với trang thiết bị điện tử mới, được hiện đại hóa toàn diện, có độ tin cậy và chính xác cao cùng với đó là khả năng kết nối với mạng vệ tinh quân sự của Nga.
Trong ảnh là tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm ngắn Osa-AKM , tiềm năng xuất khẩu của Osa-AKM được đánh giá thấp hơn so với Tor-M2E.
Video đang HOT
Ngày nay, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Osa-AKM có thể tiêu diệt mọi mục tiêu, từ các loại vũ khí thông thường cho đến các loại vũ khí thông minh hiện đại nhất hiện nay.
Đáng tin cậy, cơ động và nhanh chóng
Nhờ việc được nâng cấp và hiện đại hóa, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2E có thể tấn công 4 mục tiêu trên không cùng một lúc, với các tên lửa phòng không có dẫn đường 99331 đạt tầm bắn tối đa lên tới 15km.
Không giống như các phiên bản trước đây, Tor-M2E được thiết kế để có thể bắn hạ các loại tên lửa không đối đất, các loại bom thông minh, tên lửa chống radar, máy bay vận tải chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay thực thăng và phương tiện bay không người lái.
Theo chuyên gia quân sự Igor Korotchenko, Tor-M2E có một số lợi thế đáng kể nếu so với hệ thống phòng không tương tự của một số nước khác hiện nay. Một trong những ưu điểm đó là thời gian triển khai nhanh, tính cơ động cao. Sau khi bắn nó có thể nhanh chóng di chuyển thay đổi vị trí của mình, trước khi bị đối phương đáp trả và tăng độ an toàn cho toàn bộ kíp chiến đấu đi kèm.
Tổ hợp tên lửa phòng không di động Tor-M2E.
Ngoài ra Tor-M2E có thể dàng được tích hợp vào các hệ thống phòng không hiện nay của Nga nhưng vẫn giữ được khả năng hoạt động độc khi cần thiết. Chính điều này đã giúp nâng cao khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn này.
Thị trường Châu Á đầy tiềm năng
Hiệu quả của hai hệ thống phòng không tầm thấp Tor và Osa đã được chứng minh trong suốt thời gian hoạt động của chúng từ các quốc gia thuộc Liên Xô và cho đến các quốc gia Châu Âu như Hy Lạp. Tuy nhiên, do bất ổn ở Ukraine từ đầu năm nay, Liên minh Châu Âu đã thực hiện lệnh cấm vận vũ khí và hợp tác quân sự đối với Nga. Trong đó có cả Hy Lạp, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới các hệ thống phòng không Tor và Osa mà nước này đang sử dụng.
Tuy nhiên các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn của Nga lại triển vọng xuất khẩu cao hơn ở các nước Đông Nam Á. Theo tạp chí thương mại Vestnik PVO, rất có thể trong thời sắp tới Indonesia sẽ mua tổ hợp tên lửa phòng không Tor.
Tạp chí này còn nhận định: “Với việc sở hữu các hệ thống tên lửa phòng không mới sẽ giúp cải thiện sự ổn định của Indonesia về mặt quân sự lẫn chính trị, một quốc gia có vị trí chiến lược trong khu vực đầy rẫy nguy cơ bất ổn như Đông Nam Á.”.
Ngoài Indonesia, hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia khác trong khu vực này cũng muốn trang bị cho mình các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, trước sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Nga củng cố sức mạnh phòng không với tên lửa mạnh nhất
- Hồi cuối tuần qua, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống phòng không ở Kamchatka sẽ được củng cố bằng hệ thống tên lửa S-400 Triumf mới.
"Chúng tôi đã mua được vũ khí quân sự mới - hệ thống tên lửa phòng không S-400, mà trong tương lai sẽ được bàn giao cho đơn vị phòng không ở đông bắc nước Nga", người phát ngôn của Hạm đội Thái Bình Dương - Roman Martov cho hay.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ bảo vệ Kamchatka
Một vài tháng trước, các đơn vị tác chiến thuộc sư đoàn tên lửa phòng không Petropavlovsk-Kamchatsky đã tiến hành thành công cuộc tập huấn tại trung tâm Tập huấn Không quân ở Gatchina, Vùng Leningrad.
S-400 là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất - đối - không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.
Mỗi xe mang bệ phóng mang theo 4 quả đạn tên lửa đặt trong ống bảo quản (thời hạn tới 15 năm). S-400 thiết kế để phóng nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau, bao gồm đạn 48N6E (150km), 48N6E2 (200km), 9M96E (40km), 9M96E2 (120km) và 9M38M/9M82M (400km).
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không.
Hiện nay, lực lượng phòng không Nga đã triển khai được tất cả 4 trung đoàn, trong đó 2 trung đoàn đầu tiên được bố trí ở ngoại ô thủ đô Moscow. Trung đoàn S-400 thứ ba được triển khai ở vùng Baltic (Leningrad) và trung đoàn thứ tư vừa được triển khai ở khu vực Nakhodka (vùng lãnh thổ Primorsky Krai), gần sát với phần lãnh thổ phía Đông Bắc của Trung Quốc và phía Bắc của Triều Tiên vào hôm 16/8.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Tuy nhiên, Nga khẳng định, nước này chưa có kế hoạch xuất khẩu S-400. Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này chỉ được sản xuất để phục vụ cho Lực lượng Vũ trang Nga.
Tuy nhiên, theo dự kiến, tới khi nào S-400 đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Quân đội Nga thì nước này sẽ bắt đầu xuất khẩu (khoảng từ năm 2015) loại tên lửa tối tân này.
Nga hiện tại cũng đang nỗ lực phát triển hệ thống S-500 trên phiên bản S-400. Dự kiến năm 2015, Nga sẽ trình làng loại siêu tên lửa này.
Theo_VnMedia
Nguồn gốc tên lửa hành trình của Triều Tiên Sự xuất hiện của tên lửa chống hạm mới trên màn ảnh truyền hình Triều Tiên, có bề ngoài giống tên lửa 3M24 Uran (Kh-35) của Nga, đã làm xôn xao giới chuyên gia quân sự châu Á. Sự xuất hiện tên lửa hành trình chống hạm mới của Triều Tiên đã gây ra nhiều đồn đoán. Theo đài Tiếng nói nước Nga,...