Nga loại USD khỏi giao dịch quân sự: Đòn độc đầu tiên
Loại USD trong giao dịch quân sự là bước đi đầu tiên quan trọng của Tổng thống Putin trong việc nâng tầm cho đồng RUB, nâng tầm cho nước Nga…
Loại đồng USD khỏi giao dịch quân sự – phép thử quan trọng của Nga trong việc rời bỏ USD
Sputnik ngày 14/9 đưa tin, Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết Nga sẽ không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự được ký kết giữa Nga với đối tác, mà sẽ sử dụng đồng ruble (RUB).
“Nga không cần đồng USD. Nga cần đồng RUB. Đồng RUB là đồng tiền ổn định dù tỷ giá hối đoái có tăng giảm. Tại sao Nga lại phải dùng đồng USD để thực hiện các thương vụ ký kết với Iraq hoặc Trung Quốc? Điều này không còn cần thiết”.
Trước đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông ở Vladivostok, Tổng thống Putin cũng đề cập đến việc đang hình thành một xu hướng giảm tỷ trọng đồng USD sử dụng trong các giao dịch quốc tế.
Nga sẽ loại đồng USD khỏi giao dịch quân sự và thay băng đồng RUB
“Với những gì phải đối mặt khi thanh toán bằng đồng USD, ngày càng nhiều quốc gia muốn giao dịch bằng đồng nội tệ. Hơn nữa, việc sử dụng đồng tiền quốc gia là phù hợp cho việc xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho phát triển thương mại”
Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh : “Chúng tôi sẽ đi dần theo hướng này. Nợ nước ngoài của Mỹ đã lên đến 20 nghìn tỷ USD. Những điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Có ai biết được không?”.
Theo Tổng thống Nga, Mỹ như một “con nợ của thế giới”, còn theo các quan chức tài chính Nga thì đồng USD chuẩn bị đối mặt một cuộc khủng hoảng lớn. Chính vì vậy, trong thời gian qua Nga đã có những phép thử để dần rời bỏ đồng USD.
Video đang HOT
Tháng 4/2015, Nga và Iran đã xây dựng một cơ chế thanh toán quốc tế – nhất là với thương mại dầu mỏ – bằng đồng RUB thay cho đồng USD, hiện nay Nga và Trung Quốc đã xây dựng cơ chế chuyển đổi giữa đồng nhân dân tệ (CNY) và đồng RUB.
Tháng 9/2017, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga phê chuẩn dự luật cho phép đưa đồng RUB trở thành đơn vị tiền tệ chính trong các giao dịch tại tất cả các cảng biển của Nga vào năm 2018.
Tháng 8/2018, Ngân hàng Trung ương Nga ra tuyên bố quyết định dừng mua ngoại tệ – chủ yếu là đồng USD – cho đến cuối tháng 9, nhằm đáp ứng chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý tài chính của chính phủ Nga.
Và nay – tháng 9/2018 – Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết Nga không còn sử dụng đồng USD trong các hợp đồng mua bán vũ khí và thiết bị kỹ thuật quân sự với các đối tác.
Như vậy, trong 3 năm qua, Nga đã đưa ra 4 phép thử quan trọng trong việc từng bước rời bỏ đồng USD, nhằm tránh thiệt hại cho kinh tế Nga khi nền tài chính Nga được quản lý và vận hành không theo cơ chế được xây dựng quanh đồng USD.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thanh toán cho Hợp đồng mua bán S-400 với Nga bằng đồng RUB
Tuy nhiên, theo giới phân tích, chỉ có việc dừng mua ngoại tệ – chủ yếu là USD – trên thị trường và loại bỏ USD khỏi giao dịch quân sự là đạt và có thể đạt kết quả tốt, giúp cho chính phủ Nga có thể xây dựng cơ chế rời bỏ USD. Tại sao vậy?
Có thể thấy, việc sử dụng đồng RUB thay cho USD hay sử dụng RUB-CNY thay cho USD trong thanh toán – nhất là thương mại dầu mỏ – không giúp Nga rời bỏ USD, bởi dầu mỏ không phải là sản phẩm độc quyền hay mang thương hiệu Nga.
Trong khi nền kinh tế Nga có quy mô rất nhỏ, nên để rời bỏ USD thì phải bắt đầu từ những sản phẩm độc quyền vì chỉ khi đó Nga mới có thể đưa cơ chế thanh toán bằng đồng RUB vào thị trường mà không bị thiệt hại.
Còn việc ngừng giao dịch đồng USD tại các cảng biển thực ra là Moscow tự phong toả nền kinh tế, trong khi kinh tế Nga có quy mô không lớn, nền kinh tế hàng hoá chưa đa dạng, sản phẩm độc quyền không có dấu ấn, mà đồng RUB thì yếu.
Chính vì vậy, việc ngừng giao dịch bằng đồng USD tại các cảng biển của Nga là biện pháp phòng ngừa rủi ro cho nền kinh tế trước chiêu trò chính trị hoá kinh tế của Mỹ-phương Tây, hơn là phép thử có hiệu quả trong việc rời bỏ đồng USD.
Tuy nhiên, việc tạm dừng mua USD trên thị trường là một phép thử chuẩn xác, thậm chí nó còn được xem là phương pháp quan trọng nhất mà Moscow đã tìm ra trong việc rời bỏ đồng USD và tránh xa cơ chế tài chính xoay quanh đồng bạc xanh.
Bởi chỉ cần Ngân hàng Trung ương Nga ra thông báo, thị trường tiền tệ Nga đã ngay lập tức phản ứng tích cực, khi giá trị đồng RUB tăng nhanh so với đồng USD. Như vậy, Nga có thể sử dụng biện pháp ngược để cứu RUB, khiến USD sẽ mờ nhạt.
Còn về việc loại USD khỏi các giao dịch quân sự thì có thể được xem là bước đí đầu tiên trong việc rời bỏ đồng USD, bởi vũ khí và kỹ thuật quân sự Nga là sản phẩm độc quyền và xuất khẩu vũ khí Nga đứng thứ hai trên thị trường vũ khí thế giới.
Tổng thống Putin nâng tầm cho đồng RUB, qua đó nâng tầm cho nước Nga
Trong khi xuất khẩu vũ khí và thu từ nguồn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thương mại và nguồn thu ngân sách của Nga, giúp Moscow có thể dễ dàng thanh toán bằng RUB thay cho USD mà không lo “mất nhiều hơn được”.
Tổng thống Putin từng bước nâng tầm đồng RUB, nâng tầm nước Nga
Có nhiều nhận định rằng Nga đang hợp sức cùng Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela hay Ả-rập Saudi quyết hạ bệ đồng USD trong hệ thống tài chính quốc tế, cũng đồng thời hạ thấp vai trò của Mỹ với kinh tế-chính trị thế giới.
Theo giới phân tích sự thật không hẳn như vậy. Bởi hạ hệ đồng USD trong thời điểm này là không tưởng, thậm chí ngay từ đầu thế kỳ 21 đã có nhiều quốc gia muốn hệ bệ USD nhưng đều thất bại.
Theo baodatviet.vn
Nga dừng đưa phi hành gia Mỹ lên không gian vũ trụ
Theo Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov, hợp đồng giữa Nga và NASA nhằm đưa các phi hành gia Mỹ lên trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ hết hạn vào tháng 4-2019 mà chưa có kế hoạch ra hạn thêm.
Dưới hợp đồng hiện tại, các phi hành gia Mỹ sẽ có ghế ngồi trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đi tới ISS và trở về nhà. Mỹ đã mất khả năng đưa con người lên không gian vũ rụ sau khi kết thúc chương trình "Tàu con thoi" (Space Shuttle) và chưa hoàn thành kế hoạch thay thế bằng tàu Dragon của hãng SpaceX.
Chi phí cho việc đưa phi hành gia Mỹ lên ISS thay đổi trong nhiều năm qua, từ mức 21,8 triệu USD năm 2008 lên mức 81 triệu USD/chỗ vào năm 2018.
Mỹ phải nhờ đến Nga trong việc đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế
Theo Phó Thủ tướng Borisov, người phụ trách vấn đề quân sự và không gian của chính phủ Nga, chuyến tàu Soyuz-MS vào tháng 4-2019 sẽ là lần cuối cùng Nga thực hiện nhiệm vụ đưa phi hành gia Mỹ lên ISS theo hợp đồng với NASA.
Sự chấm dứt chương trình Tàu con thoi vào năm 2011 chỉ là sự bất tiện nhỏ khi quan hệ giữa Nga và Mỹ trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa 2 nước leo thang căng thẳng như hiện nay, việc Mỹ phải phụ thuộc vào Nga trong một vài mặt của lĩnh vực thám hiểm không gian lại trở thành rắc rối lớn.
Để trấn an lại những chỉ trích, vào tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã khẳng định rằng, Mỹ sẽ sớm tự đưa được con người lên không gian mà không cần sự giúp đỡ của Nga và trở lại mặt trăng vào năm 2024.
Theo anninhthudo
Quân đội Nga "chê" siêu tăng T-14 Armata đắt đỏ Quân đội Nga cho rằng siêu tăng hiện đại nhất nhì thế giới T-14 Armata đắt đỏ, vì vậy họ đang phải cân nhắc những xe tăng có giá thành hợp lý hơn, như biến thể hiện đại hóa của xe tăng T-72, để đưa vào biên chế. Xe tăng T-14 Armata (Ảnh: Getty) RT trích nguồn tin từ một quan chức chính...