Nga loại trừ khả năng trao Crimea cho Ukraine
Moscow hôm nay cho biết sẽ không trao Crimea cho Kiev, trong bối cảnh Liên minh châu Âu cùng Washington cảnh báo sẽ không dỡ lệnh trừng phạt nếu Nga còn kiểm soát bán đảo này.
Các thành viên của lực lượng tự vệ cầm cờ Nga và cờ Crimea trong buổi gặp mặt kỷ niệm một năm bán đảo này sáp nhập vào Nga tại trung tâm Simferopol hôm 16/3. Ảnh: Reuters.
“Không có sự chiếm giữ nào đối với Crimea. Crimea là khu vực thuộc Liên bang Nga và tất nhiên, vấn đề về các khu vực của chúng tôi không cần đưa ra thảo luận”, Reuters dẫn lời người phát ngôn điện Kremlim Dmitry Peskov phát biểu trước báo giới trong cuộc họp trực tuyến.
Quốc hội Nga phê chuẩn quá trình sáp nhập Crimea vào ngày 21/3/2014 sau khi người dân trên bán đảo ủng hộ động thái này trong một cuộc trưng cầu dân ý. Moscow từng nhiều lần khẳng định sẽ không trao Crimea lại cho Ukraine.
Bà Jen Psaki, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, hôm qua cho biết Washington sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Moscow cho đến khi Crimea tách khỏi Nga. Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini nói khối 28 quốc gia giữ chính sách không công nhận quá trình sáp nhập, bao gồm thông qua các lệnh trừng phạt.
Video đang HOT
Trong khi đó, một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga hôm nay cho biết Moscow sẽ điều động các máy bay ném bom Tupolev tới Crimea.
“Các phi cơ chiến lược mang tên lửa Tupolev 22-M3 sẽ tới Crimea tham gia kiểm tra bất thường về khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang”, nguồn tin trên nói với các hãng tin Nga nhưng không cung cấp thời gian cụ thể. Hoạt động này nằm trong đợt kiểm tra bất thường mà Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh hôm qua đối với hơn 40.000 binh sĩ trên khắp nước này.
Crimea đang tổ chức lễ kỷ niệm một năm sáp nhập vào Nga dài ba ngày, đỉnh điểm là ngày mai với nhiều buổi hòa nhạc cùng chương trình bắn pháo hoa.
Sự kiện Crimea là cao trào của cuộc khủng hoảng ở Ukraine và kéo theo đó là xung đột giữa lực lượng ly khai ở miền đông với quân đội chính phủ. Bất chấp những thỏa thuận ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra và đến nay đã làm hơn 6.000 người thiệt mạng. Tổng thống Putin gần đây thừa nhận bản thân ông đã tổ chức cuộc sáp nhập Crimea vào Nga, đồng thời cho biết đã đặt lực lượng hạt nhân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu suốt quá trình biến động ở Ukraine.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ không loại trừ khả năng đưa quân đội trở lại Iraq
Với việc cho rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn nhiều so với Al-Qaeda, nhà Trắng đang tìm sự ủng hộ trong nước để được cho phép sử dụng quân sự không giới hạn, chống lại các phần từ Hồi giáo dòng Sunni ở Iraq và Syria.
Vào hôm 22/8, chính quyền Obama đã lên tiếng cho rằng việc IS sát hại phóng viên người Mỹ James Foley được cho là hành động khủng bố trực tiếp chống lại Mỹ.
Điều này cũng chỉ diễn ra một ngày sau khi bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel nhấn mạnh rằng, tổ chức khủng bố IS là lực lượng được xây dựng bài bản và có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, vượt qua mọi thứ mà chúng ta đã từng trải qua, do đó, Mỹ cần phải chuẩn bị mọi phương án đối phó.
Hiện nay, nhà Trắng đang muốn tìm một sự ủng hộ trong nước về việc cho phép tiến hành các hành động quân sự và quốc hội là cơ quan có khả năng thực hiện điều này, một quan chức cấp cao trả lời với trang Washington Post.
Lần cuối Quốc hội cho phép hành động tương tự là vào năm 2001, khi chính phủ Mỹ đề nghị được chống lại tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau vụ khủng bố 11/9 và sau đó tiến tới lật đổ chính quyền tổng thống Saddam Husein năm 2002.
Những lựa chọn khác của chính phủ và quốc hội Mỹ để đối phó với tổ chức IS, cũng sẽ được bàn luận, bao gồm: đề nghị quyền được bảo vệ người dân Mỹ trên các lãnh thổ được IS chiếm đóng, thực hiện các hoạt động quân sự chớp nhoáng và tổ chức một chiến dịch quân sự quy mô lớn để chống lại lực lượng IS đến cùng.
Ngoài ra, Mỹ cũng không loại trừ khả năng sẽ không kích và thực hiện các hành động quân sự khác cả ở Syria.
Hiện nay, Mỹ vẫn đang có kế hoạch thực hiện tiếp các cuộc không kích bằng máy bay vào các vị trí của IS ở Iraq trong 60 ngày tới đến tháng 10. Điều này được giải thích là để giúp những người Kurd ở lực lượng quân đội Iraq lấy lại đập Mosul từ tay phiến quân IS.
Chính quyền Obama có thể sẽ tiến xa hơn trong các biện pháp đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo
Theo thông tin từ trang Washington Post, chính quyền Obama có thể tiến xa hơn, ngay cả trong việc không kích, máy bay sẽ nhắm vào các mục tiêu quan trọng hơn của lực lượng IS. Bên cạnh đó, Washington cũng cung cấp thêm vũ khí và huấn luyện cho người Kurd hay quân đội Iraq.
Ngoài việc đang xây dựng một chính sách lâu dài với các nhóm khủng bố, chính phủ Mỹ được cho là đang cố kéo phiến quân Hồi giáo từ Iraq trở lại Syria, nơi Mỹ vẫn đang chống lại lực lượng của tổng thống Syria Bashar Assad.
Cuộc nội chiến ở Syria được cho là đẫm máu nhất thế giới trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các tay súng Hồi giáo được cho là xương sống của tổ chức IS vẫn không thể lật đổ được chính quyền tổng thống Assad do rất nhiều người dân vẫn ủng hộ người lãnh đạo hợp pháp của Syria.
Theo Anninhthudo
Chính phủ Chile xác nhận nhìn thấy UFO Một cơ quan chính phủ của Chile vừa công bố báo cáo về những hình ảnh rõ nét về 2 vật thể lạ trên bầu trời mà cơ quan này nhận định "đó có thể là vật thể bay không xác định (UFO)". Ủy ban Nghiên cứu về các hiện tượng bất thường trên không (CEFAA), một cơ quan của Bộ Hàng không...