Nga lo kế hoạch của Mỹ tại Trung Á, Afghanistan
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 17/11 cho biết Mátxcơva quan ngại các kế hoạch của Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Á và thiết lập các căn cứ quân sự lớn tại Afghanistan.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ấn Độ S. M. Krishna đang ở thăm Nga, ông Lavrov nói: “Vẫn chưa rõ việc rút binh sĩ Mỹ dự kiến vào năm 2014 sau khi kết thúc chiến dịch chống khủng bố có phù hợp với các kế hoạch của Washington nhằm thiết lập các căn cứ quân sự tương đối lớn ở Afghanistan hay không.”
Ông Lavrov cho hay Mátxcơva đã thảo luận vấn đề trên với các đại diện Afghanistan và Mỹ, song “cho đến nay có nhiều hoài ghi hơn là câu trả lời. Hơn nữa, thông tin đều đặn cho thấy Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở Trung Á.”
Video đang HOT
Ngoại trưởng Nga nói rằng khi bắt đầu các chiến dịch truy quét mạng lưới khủng bố Al-Qeada và phiến quân Taliban, Mátxcơva đã được thông báo rằng sự hiện diện của nước ngoài ở Afghanistan và các trung tâm trung chuyển tại Trung Á sẽ chỉ đơn thuần được sử dụng cho cuộc chiến chống khủng bố này, mà “không hề có những tính toán địa chính trị lâu dài.”
Ông Lavrov nhấn mạnh những nguyên tắc này phải được tôn trọng đầy đủ./.
Theo TTXVN
Động đất mạnh ở Trung Á, 14 người thiệt mạng
Một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra vào sáng sớm nay tại Trung Á làm ít nhất 14 người chết, gây nên cảnh hoảng loạn ở khắp nơi.
Trận động đất xảy ra lúc 1h35 với tâm chấn nằm ở độ sâu 9,2 km ở vùng Batken của Kyrgyzstan gần biên giới Uzbekistan, AFP dẫn thông báo của Cơ quan Địa chất Mỹ (USGS). Tuy nhiên, những thiệt hại lớn về người lại thuộc về nước láng giềng Uzbekistan.
Thành phố Fergana của Uzbekistan ở cách tâm chấn khoảng 42 km bị rung chuyển bởi trận động đất. Khoảng 200.000 người dân ở thành phố này đã có một trải nghiệm đáng sợ mà phần lớn trong số họ chưa từng trải qua.
Bản đồ khu vực xảy ra trận động đất 6,2 độ Richter ở Trung Á. Đồ họa: Myforecast
"Trận động đất khiến một số tòa nhà cũ ở Fergana bị phá hủy", Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Uzbekistan thông báo. "Theo thông tin ban đầu, ít nhất 13 người đã thiệt mạng do hậu quả của các vụ sập nhà sau địa chấn. Khoảng 86 người được chăm sóc y tế tại chỗ, và 35 người khác được đưa tới các bệnh viện."
Người dân Fergana chưa hết hoảng loạn ở thời điểm gần một ngày sau trận động đất. "Người dân lo sợ và đổ ra các con phố. Cơn địa chấn chỉ kéo dài trong vài giây nhưng cũng đủ khiến trần nhà tôi bị nứt và sơn trên tường vẫn rơi lả tả cho đến giờ", Abdullah, một người dân của Fergana nói.
Sukhrob, một người dân khác, thì chia sẻ rằng dù các chấn động đã chấm dứt nhưng dân chúng ở thành phố vẫn sợ hãi và chưa dám trở lại nhà.
Thủ đô Tashkent của quốc gia Trung Á ở cách nơi xảy ra động đất khoảng 235 km vẫn cảm nhận được chấn động mạnh tới 5 độ Richter. Tổng thống Islam Karimov của nước này đã ra lệnh áp dụng mọi biện pháp để khắc phục hậu quả của thảm họa.
Trong khi đó, người dân ở thành phố Osh của nước láng giềng Kyrgyzstan cho hay cơn địa chấn gây nên tình trạng hỗn loạn ở đây. Thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan ở cách Osh khoảng 300 km cũng cảm nhận rất rõ chấn động.
"Chúng tôi bị thức giấc bởi một tiếng động và những rung lắc mạnh trong khoảng 40 giây. Căn nhà bắt đầu rung bần bật", Albek Seitov, một công dân của thành phố Osh nói. "Chẳng khác nào một cơn ác mộng. Tôi và những người hàng xóm chạy ra phố. Tất cả đều sợ hãi và hoảng loạn." Seitov nói thêm rằng anh chưa thấy ngôi nhà nào bị phá hủy nhưng người dân vẫn ở ngoài phố vì sợ về nhà
Một đội công tác đặc biệt của chính phủ Kyrgyzstan đã được phái tới vùng chịu ảnh hưởng của động đất sáng qua nhưng chưa xác nhận ca tử vong nào, ngoài thiệt hại vật chất là một số tòa nhà bị hư hại. "Các ngôi nhà không bị hư hại đáng kể lắm sau cơn địa chấn", Aslanbek Osomov, một quan chức Bộ Tình trạng Khẩn cấp của Kyrgyzstan, cho biết.
Ngoài Uzbekistan và Kyrgyzstan, thành phố Khujand của nước Tajikistan cũng ghi nhận chấn động mạnh tới 6 độ Richter. Một người đàn ông đã thiệt mạng sau khi ngã xuống từ tầng hai do cố thoát ra bằng lối cửa sổ khi cơn địa chấn xảy ra.
Theo VNExpress
Mỹ 'câu giờ' ở Trung Á để kiềm chế Trung Quốc Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại Trung Á. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào Trung Á. Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế...