Nga, Litva và Na Uy trao trả gián điệp
Sau quá trình thương thảo phức tạp, Nga, Litva và Na Uy trao đổi 5 người bị kết tội gián điệp.
Nga, Na Uy và Litva lần đầu tiên trao đổi công dân bị kết tội gián điệp. Ngày 15/11, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda tuyên bố ân xá 2 công dân Nga bị kết án tại nước này – Nikolai Filipchenko và Sergei Moiseenko. Sau đó, giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga Sergei Naryshkin hứa rằng, Nga sẽ đưa ra câu trả lời tương tự.
Hai công dân Nga, được phía Litva ân xá ngày 15/11 theo sắc lệnh của Tổng thống Gitanas Nauseda, là những người bị kết tội gián điệp vào năm 2017. Nikolai Filipchenko bị bắt vào năm 2015 khi qua lãnh thổ Litva trên chuyến tàu quá cảnh đến Belarus. Ông bị buộc tội cố gắng theo dõi Tổng thống Litva khi đó là Dalia Grybauskaite.
Trong khi đó, Sergei Moiseenko bị bắt giữ cuối năm 2014. Trước đó, ông thường bay tới Litva, có 2 quốc tịch, và theo hãng tin BNS, là một sĩ quan của Tình báo Quân đội Nga (GRU). Theo các nhà điều tra, Moiseenko chuyển cho phía Nga thông tin bí mật về Không quân Litva, vũ khí, các hoạt động quân sự và tập trận, cũng như về nhiệm vụ của cảnh sát không quân NATO.
Công dân Na Uy bị kết tội gián điệp – Frode Berg (bên phải). (Ảnh: Kommersant)
Filipchenko và Moiseenko bị kết án lần lượt là 10 năm và 10,5 năm. Tổng thống Nauseda đưa ra quyết định về số phận 2 công dân Nga này theo khuyến nghị của Ủy ban Ân xá.
Ngay sau khi thông tin về sự ân xá đối với các công dân Nga xuất hiện, người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại của Nga, ông Sergei Naryshkin, nói: “ Theo thông tin tôi nắm được, câu trả lời tương xứng sẽ được đưa ra“, tuy nhiên không đi sâu vào chi tiết, Trong khi đó, các phương tiện truyền thống trước đó đưa tin: Matxcơva đã đồng ý dẫn độ các công dân Litva, gồm Evgheni Mataitis và Arstidas Tamosaitisk.
Video đang HOT
Tòa án xác định rằng, Evgheni Mataitis “ thu thập thông tin quân sự, bao gồm cả những bí mật nhà nước, tại khu vực Kaliningrad và chuyển chúng ra nước ngoài“. Ông ta bị kết án 13 năm tù giam ở chế độ nghiêm khắc nhất, phạt 200 nghìn ruble và tước cấp bậc quân sự (trước đó là Thiếu tá hậu bị).
Arstidas Tamosaitisk bị bắt giữ vào tháng 5/2015 khi nhận tài liệu bí mật được chuyển bởi một công dân Nga. Vào mùa xuân năm 2016, ông bị kết án 12 năm tù. Văn phòng Tổng thống Litva chiều 15/11 xác nhận, Evgheni Mataitis và Arstidas Tamosaitisk “ đã có mặt tại Litva và đang trên đường trở về nhà“.
Đáng chú ý, đây không phải là thỏa thuận song phương, mà là thỏa thuận 3 bên giữa Nga, Litva và Na Uy. Phương án này trước đó đã được báo chí Litva và Na Uy đưa tin.
Công dân Na Uy Frode Berg, bị bắt giữ tại Matxcơva vào tháng 12/2017 với tội danh gián điệp, cũng được đưa vào kế hoạch trao đổi. Câu hỏi về số phận của anh ta trong những tháng gần đây luôn được đặt ra tại các cuộc họp cấp cao Nga-Na Uy.
Theo tờ Kommersant, kế hoạch như vậy sẽ giúp tránh khỏi những tác nhân ảnh hưởng tới mối quan hệ Nga-Na Uy.
Trường hợp của Frode Berg từng được thảo luận đặc biệt vào tháng 4 tại Diễn đàn quốc tế Bắc Cực ở St. Petersburg, nơi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg cùng đến tham dự. Đến tháng 10, chủ đề này được nêu ra trong chuyến thăm tới Kirkenes của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. “ Ông Berg bị khép tội gián điệp. Ông ấy đã đệ đơn xin ân xá và nó đang được xem xét“, – người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga khi đó nói. “ Chúng tôi thực sự muốn Frode Berg trở về nhà“, – người đồng cấp phía Na Uy, bà Ine Marie Eriksen Soreide, xác nhận.
Vấn đề là không có công dân Nga nào bị kết án gián điệp trong các nhà tù Na Uy cả. Tức là, không có ai để trao đổi với Frode Berg. Giải pháp cho tình huống này chính là sự kết nối với kế hoạch của Litva.
Theo hãng tin BNS của Litva, các cuộc đàm phán về trao đổi giữa 3 nước đã được tiến hành trong hơn 1 năm. Nhưng vụ việc này chỉ thực sự tiến triển vào tháng 10, khi Quốc hội Litva thông qua một sửa đổi Bộ luật hình sự của nước này, cho phép Tổng thống được ân xá cho những người bị kết tội gián điệp.
Theo Văn phòng Thủ tướng Na Uy, ông Berg đã được bàn giao vào sáng 15/11 cho đại diện nước này trên lãnh thổ Litva. “ Chúng tôi đã liên tục làm việc để đưa Frode Berg về nhà kể từ khi ông ấy bị bắt. Và chúng tôi rất vui vì ông ấy đang trở về nhà, về Na Uy, với tư cách là một người tự do“, Thủ tướng Na Uy Erna Solberg nói về cuộc trao đổi, đồng thời không quên cảm ơn chính quyền Litva vì sự hợp tác của họ.
(Nguồn: Kommersant)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Putin nổi giận vì 8.600 lính Mỹ, châu Âu làm điều này ở biển Baltic
Khoảng 8.600 lính Mỹ và châu Âu từ 18 quốc gia đang tham gia cuộc tập trận hải quân BALTOPS thường niên bắt đầu vào ngày 9/6 tại cảng Kiel ở biển Baltic - động thái được cho là có thể khiến Nga nổi giận.
Các tàu chiến tham gia cuộc tập trận hải quân BALTOPS 2018
Cuộc tập trận BALTOPS lần thứ 47 liên quan đến các lực lượng hàng hải, không quân và mặt đất với khoảng 50 tàu hải quân và tàu ngầm cũng như 40 máy bay và sẽ diễn ra trong từ 9/6 đến 21/6.
Cuộc tập trận bao gồm các nội dung như tìm kiếm và phá hủy các thủy lôi và tàu ngầm, sử dụng các lực lượng phòng không và đổ bộ trên bờ cũng như phòng thủ chống lại sự tấn công của các tàu hải quân địch.
BALTOPS là loạt bài tập lớn nhất ở biển Baltic của Hải quân NATO. Các đội quân tham gia đến từ Bỉ, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Mỹ. Nga từng tham gia cuộc tập trận này nhưng đã không được mời nữa kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 và ủng hộ phe ly khai ở miền đông Ukraine.
BALTOPS năm nay được điều hành bởi Bộ Tư lệnh Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ tại Norfolk, Virginia. Bộ chỉ huy Hạm đội 2 đã được tái lập vào năm ngoái để đáp trả các hoạt động hải quân đang phát triển của Nga ở Đại Tây Dương. Phó Đô đốc Mỹ Andrew Lewis sẽ điều hành BALTOPS từ tàu chỉ huy USS Mount Whitney.
Là một phần của cuộc tập trận, lực lượng bộ binh hải quân sẽ tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ ở một số địa điểm trong khu vực Biển Baltic. Trung tâm điều hành không quân của NATO tại Uedem sẽ chỉ đạo tất cả các hoạt động hàng không.
Các máy bay sẽ phối hợp với các lực lượng hải quân để cung cấp phòng không, giám sát và cung cấp vỏ bọc cho các hoạt động đổ bộ. Sau khi kết thúc cuộc tập trận, hầu hết các tàu sẽ đi đến Kiel để tham gia cuộc diễu hành hải quân Kielerwochen.
Theo india, các tàu quân sự của Nga đã được lệnh theo dõi sát sao cuộc tập trận. Cụ thể, tàu hộ tống Stoikiy và Boikiy cùng với tàu tên lửa Liven, tất cả thuộc Hạm đội Baltic của Nga, sẽ giám sát cuộc tập trận quân sự BALTOPS của NATO ở vùng biển Baltic.
"Các tàu hộ tống Stoikiy và Boikiy, cũng như tàu tên lửa Liven, sẽ theo dõi các cuộc diễn tập của NATO. Bên cạnh đó, các thiết bị trinh sát cũng sẽ được triển khai", hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời một nguồn tin.
Theo Danviet
Nga: Nhiều khả năng Hiệp ước New START sẽ không được gia hạn Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga cho biết, Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), một hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ, nhiều khả năng sẽ không được gia hạn. Một vụ thử tên lửa của Mỹ. (Nguồn: Fox News/TTXVN) Hãng thông tấn TASS đưa tin, ngày 15/11, Giám đốc...