Nga: Lệnh trừng phạt mới của EU là ‘vô ích’
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã cáo buộc Liên minh châu Ấu EU về việc theo đuổi một chính sách “ vô ích và thiếu trách nhiệm” nhằm vào Nga sau khi Brussels tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Ảnh: Rian)
“Chúng tôi rất tiếc khi thấy các lệnh trừng phạt thể hiện sự tụt dốc không phanh. Tôi muốn nói rằng chính sách của họ [EU] là hoàn toàn vô ích, thiếu trách nhiệm và không liên hệ với thực tế,” hãng thông tấn Ria Novosti trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga, ý nhắc tới quyết định mở rộng danh sách trừng phạt gần đây của EU.
Trước đó, vào hôm 12/5, tại một cuộc họp, các ngoại trưởng EU đã đồng ý đưa thêm hai công ty của Crưm và 13 cá nhân vào danh sách trừng phạt trước tình hình leo thang tại Ukraina.
“Thay vì làm việc để cải thiện thực sự và làm xuống thang tình hình [tại Ukraina], tước vũ khí của nhóm cực hữu Right Sector cũng như bắt đầu một cuộc đối thoại trực tiếp giữa các nhà chức trách tại Kiev và các khu vực, các đồng nghiệp EU của chúng ta lại đang theo đuổi một chính sách một bên, một chiều, không thay đổi và không xứng đáng với Liên minh châu Âu,” ông Ryabkov nói với các phóng viên tại một sân bay ở Vienna trước khi tham dự các cuộc đàm phán hạt nhân Iran.
Các lệnh trừng phạt bổ sung, được công bố trên tạp chí chính thức của EU, bao gồm Phó Chánh văn phòng thứ nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Vyacheslav Volodin, Chỉ huy lực lượng lính dù Nga Vladimir Shamanov và Oleh Tsarev, một nhà lập pháp ủng hộ liên bang hóa người Ukraina.
Video đang HOT
Đặc biệt, Natalia Poklonskaya nữ Bộ trưởng Tư pháp xinh đẹp của Crưm cũng có tên trong bản danh sách trừng phạt này.
Danh sách còn bao gồm hai công ty của Crưm là PJSC Chernomorneftegaz và Feodosia.
Kể từ tháng Ba tới nay, Mỹ và EU đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt chống lại các quan chức Nga, phong tỏa tài sản của họ, cấm thị thực cũng như chống lại 17 công ty của Nga vì việc Moscow sáp nhập Cộng hòa Crưm.
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã đe dọa Nga với các lệnh trừng phạt nhằm vào các ngành kinh tế then chốt trong trường hợp căng thẳng tại Ukraina leo thang hơn nữa.
Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng ngôn ngữ về các lệnh trừng phạt là “không phù hợp và phản tác dụng”, đồng thời cảnh báo các đối tác phương Tây về “hiệu ứng gậy ông đập lưng ông” mà các lệnh trừng phạt đem lại. Một vài thành viên EU đã lên tiếng chống lại các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì chúng có thể hủy hoại nền kinh tế châu Âu.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Nga dọa trả đũa Mỹ thẳng tay
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm qua (3/4) cho biết, những hành động gần đây của Mỹ nhằm vào Nga có thể sẽ vấp phải hàng loạt đòn đáp trả thẳng tay từ phía Nga.
"Chúng tôi đang không che giấu bất cứ điều gì, nhưng rõ ràng là những gì mà Mỹ đang gây ra cho mối quan hệ song phương có thể dẫn đến một loạt quyết định mà Washington không hề thích".
Moscow rất tiếc vì Nhà Trắng không thể tách biệt lợi ích lâu dài của đất nước mình với những mục tiêu nhất thời, ông nhận định thêm.
"Liệu các đồng sự người Mỹ của chúng ta có sẵn sàng xem xét không chỉ những nỗi sợ mà cả những mối quan ngại đang ngày một gia tăng xung quanh kế hoạch mở rộng hơn nữa lá chắn phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ hay không? Đó không chỉ là vấn đề của chúng tôi mà là vấn đề của cả Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc hay", ông Ryabkov nói thêm.
Tuy nhiên, trước đây, Mỹ đang không lắng nghe những quan ngại của Moscow, ngay cả khi khủng hoảng Kiev mới bùng phát, ông nói, đồng thời thêm rằng "bây giờ họ không lắng nghe bởi vì họ đang tìm cách trả đũa, và đang bối rối trước tình hình ở Crimea".
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã chạm mốc tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh sau khi Crimea tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hồi tháng trước.
Trong một nỗ lực nhằm trừng phạt Nga vì chấp nhận mong muốn được sáp nhập vào Nga của Crimea, một hành động mà Mỹ cho là bất hợp pháp, chính quyền Mỹ đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào các quan chức cấp cao của Nga.
Tuy nhiên, Moscow cương quyết cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này hoàn toàn tuân theo luật quốc tế, và tái khẳng định cam kết bảo vệ bán đảo nói tiếng Nga này đến cùng, đồng thời phản đối mạnh mẽ loạt lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Trước đó cùng ngày, Lầu Năm Góc tuyên bố hủy các cuộc đàm phán về kế hoạch lá chắn tên lửa đầy tranh cãi của nước này tại châu Âu với Nga.
Bên cạnh đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cũng chính thức tuyên bố ngừng các liên hệ liên quan đến không gian vũ trụ với Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước về vấn đề Ukraine . Tuy nhiên, NASA cũng cho biết, cơ quan này vẫn sẽ tiếp tục hợp tác với Nga trên Trạm Không gian Quốc tế.
Đan Khanh - (theo RIA)
Theo_VnMedia
G7 sẽ đồng loạt ra tay với Nga? Lãnh đạo của các cường quốc thuộc nhóm G7 đã nhất trí áp đặt thêm một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Chính quyền lâm thời ở Kiev đang đưa xe tăng vào tấn công người biểu tình ở miền đông Ukraine. Mỹ tuyên bố, các biện pháp trừng phạt mới của họ sẽ nhằm...