Nga lên tiếng vụ Belarus chặn máy bay chở khách để bắt nhân vật đối lập
Nga lần đầu tiên lên tiếng sau khi Mỹ và một số nước châu Âu đồng loạt chỉ trích vụ máy bay chiến đấu Belarus ép máy bay chở khách hạ cánh để bắt giữ một nhà hoạt động đối lập.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Ảnh: Sputnik).
“Chúng tôi muốn mọi việc được đánh giá cẩn trọng, không vội vàng, mà dựa trên tất cả những thông tin sẵn có”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu hôm nay 24/5 khi đề cập đến vụ bắt giữ nhà hoạt động đối lập ở Belarus khiến quan hệ với phương Tây “dậy sóng”.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh, sự việc tương tự từng xảy ra trước kia khi Áo buộc máy bay chở Tổng thống Bolivia hạ cánh không lý do vào năm 2013, hay một máy bay của Belarus bị buộc hạ cánh ở Kiev (Ukraine) năm 2016 vì một công dân Mỹ trên máy bay.
Video đang HOT
“Điều quan trọng là chúng ta phải nhìn nhận vụ việc này một cách tỉnh táo bởi vì giới chức Belarus sẵn sàng cung cấp các thông tin cần thiết”, Ngoại trưởng Lavrov nói.
Belarus ngày 23/5 đã điều tiêm kích Mig-29 hộ tống máy bay chở khách của Ryanair chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp ở sân bay thủ đô Minsk. Phi hành đoàn của máy bay Ryanair được thông báo về một mối đe dọa có bom trên khoang khi trên đường từ Athens, Hy Lạp đến thủ đô Vilnius, Lithuania.
Máy bay chở hơn 170 người này hạ cánh ở Minsk mà không phát hiện bất cứ mối đe dọa đánh bom nào, nhưng một số hành khách bị bắt giữ, trong đó có nhà báo đối lập của Belarus Roman Protasevich và bạn gái người Nga Sofia Sapega, 23 tuổi.
Liên quan đến thông tin nữ sinh người Nga bị bắt giữ ở Belarus, Ngoại trưởng Lavrov nói: “Chúng tôi đã liên hệ với gia đình nữ sinh, đại sứ quán Nga cũng đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Belarus đề nghị cung cấp thông tin về công dân Nga và cho phép tiếp xúc lãnh sự quán với cô ấy”.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từ chối bình luận về cáo buộc nói rằng đặc vụ Nga cũng có mặt trên chuyến bay của Ryanair.
Trong một diễn biến khác, giới chức Belarus đã bác thông tin nói rằng máy bay chiến đấu của nước này dọa khai hỏa tên lửa không đối không để buộc máy bay chở khách của Ryanair chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp ở thủ đô Minsk.
Trong khi Mỹ và một số nước châu Âu chỉ trích động thái của Belarus là “hành động khủng bố” và đe dọa an ninh hàng không, Belarus khẳng định các hành động của họ hoàn toàn tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế. Lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ họp hội nghị thượng đỉnh tại Brussels tối nay và nhiều khả năng sẽ thảo luận các biện pháp siết trừng phạt Belarus.
Văn phòng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm nay cho biết, nước này và nhiều đối tác thuộc EU đang xem xét những biện pháp nhằm tránh các chuyến bay qua không phận Belarus, đồng thời cấm máy bay của hãng hàng không quốc gia Belavia Airlines của Belarus hạ cánh tại sân bay của các nước thành viên EU.
Tiêm kích Belarus chặn máy bay chở khách, bắt khẩn cấp nhân vật đối lập
Phương Tây "dậy sóng" sau vụ Belarus dùng tiêm kích, phát cảnh báo bom giả để buộc một máy bay chở khách hạ cánh nhằm bắt giữ nhân vật đối lập có mặt trên chuyến bay.
Nhân vật đối lập bị Belarus bắt giữ Roman Protasevich (Ảnh: AP).
Guardia n đưa tin, Roman Protasevich, một nhân vật đối lập từng là biên tập viên của các kênh Telegram nổi tiếng Nexta và Nexta Live, đã bị cảnh sát Belarus bắt giữ sau khi máy bay của hãng Ryanair chở nhà báo Protasevich bị buộc chuyển hướng và hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Minsk ngày 23/5.
Giới chức Minsk xác nhận, Tổng thống Alexander Lukashenko đã chỉ thị quân đội triển khai máy bay chiến đấu Mig-29, đưa ra cảnh báo bom giả để ép máy bay chở Protasevich hạ cánh khi máy này trên đường đến Lithuania.
Protasevich, 26 tuổi, bị đưa vào diện truy nã sau các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Belarus năm ngoái nhằm phản đối kết quả bầu cử mà ông Lukashenko giành chiến thắng.
Cơ quan phòng chống tội phạm có tổ chức của Belarus đã thông báo việc bắt giữ Protasevich trên kênh Telegram, nhưng sau đó đã gỡ xuống. Về phía Ryanair, hãng hàng không này cho biết, phi hành đoàn của họ đã được giới chức an ninh Belarus thông báo về một mối đe dọa an ninh trên máy bay và buộc phải chuyển hướng về thủ đô Minsk của Belarus khi máy bay sắp tới Lithuania. Tuy nhiên, không có thiết bị nổ nào được phát hiện trên máy bay sau đó.
Trong khi đó, ban quản lý sân bay của Lithuania nói rằng, máy bay phải chuyển hướng vì có xô xát giữa phi hành đoàn với một hành khách.
Vụ việc trên đã khiến nhiều nước phương Tây như Mỹ, Ireland, Đức, Lithuania, Latvia, Estonia, Ba Lan, Séc, Anh phản ứng gay gắt. Trong một tuyên bố chung phát đi hôm qua, giới chức nước này chỉ trích động thái của Belarus và cảnh báo áp đặt thêm các lệnh trừng phạt với nước này.
Saudi Arabia bỏ yêu cầu cách ly với du khách đã tiêm chủng Saudi Arabia ngày 16/5 thông báo rằng du khách nước ngoài nhập cảnh qua đường hàng không từ hầu hết các quốc gia trên thế giới sẽ không cần phải cách ly ở nước này nếu đã được tiêm chủng vaccine COVID-19. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo cơ quan quản lý hàng...