Nga lên tiếng về lập trường về vấn đề Ukraine của ‘phó tướng’ ông Trump
Trong khi các đồng minh châu Âu của Mỹ đang lo ngại rộng rãi về việc J.D. Vance được ông Trump chọn làm “phó tướng” thì Liên bang Nga lại hoan nghênh lập trường về Ukraine của Thượng nghị sỹ tiểu bang Ohio này.
Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov tại cuộc họp báo ở Liên hợp quốc ngày 17/7/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Liên hợp quốc ngày 17/7, Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov cho biết nước này sẵn sàng hợp tác với bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào sẵn sàng tham gia vào “đối thoại bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”, đồng thời hoan nghênh lập trường về Ukraine của ứng cử viên phó tổng thống đảng Cộng hòa James David Vance (J.D. Vance).
Thượng nghị sỹ James David Vance, sinh ngày 2/8/1984 (39 tuổi) tại Middletown, bang Ohio đã được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn liên danh tranh cử.
Theo hãng tin Reuters ngày 18/7, quan điểm của ông Vance về vấn đề Ukraine là muốn cắt giảm sự hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine trong cuộc chiến với Liên bang Nga và cho rằng Kiev không có cơ hội lấy lại toàn bộ lãnh thổ mà Nga đã chiếm kể từ khi Moskva mở màn chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022.
Tại họp báo, Ngoại trưởng Liên bang Nga nói với các phóng viên: “Ông ấy (J.D.Vance) ủng hộ hòa bình, ông ấy ủng hộ việc chấm dứt sự hỗ trợ (cho Ukraine) và chúng tôi chỉ có thể hoan nghênh điều đó bởi vì đó là điều chúng tôi cần – ngừng bơm vũ khí cho Ukraine và khi đó chiến tranh sẽ kết thúc”.
Trong khi đó, Reuters cho biết các đồng minh châu Âu của Mỹ đang lo ngại rộng rãi về việc ông Vance được chọn làm ứng cử viên phó tổng thống của ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 5/11.
Ông Trump đã bày tỏ sự không hài lòng về gói viện trợ mới nhất dành cho Ukraine được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 4/2024, nhưng không giống như “phó tướng” của mình, cựu tổng thống Mỹ không phản đối rõ ràng.
Cuối tháng 6/2024, cựu tổng thống Mỹ nói rằng ông không chấp nhận các điều khoản của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin về việc chấm dứt chiến tranh.
Ông Putin từng tuyên bố rằng Liên bang Nga sẽ chấm dứt chiến tranh nếu Kiev bàn giao 4 khu vực ở phía Đông và phía Nam đất nước mà Moskva tuyên bố chủ quyền.
Theo hầu hết các cuộc thăm dò dư luận, ông Trump – người giữ chức tổng thống từ năm 2017 đến năm 2021 – và Tổng thống Mỹ Joe Biden đang trong một cuộc tái đấu với khoảng cách ủng hộ ngắn ngủi.
Video đang HOT
Liên quan tới việc hợp tác giữa Liên bang Nga và Mỹ trong tương lai, ông Lavrov nói: “Chúng tôi luôn sẵn sàng làm việc với bất kỳ nhà lãnh đạo Mỹ nào, người được cử tri Mỹ bầu chọn”, nếu nhà lãnh đạo đó “sẵn sàng tham gia vào cuộc đối thoại công bằng, tôn trọng lẫn nhau”.
“Dưới thời ông Trump, ngày càng có nhiều biện pháp trừng phạt được áp đặt, các biện pháp trừng phạt kinh tế, trừng phạt ngoại giao, tuy nhiên, vào thời điểm đó… cuộc đối thoại đang được tiến hành giữa chúng tôi và Washington ở cấp cao nhất”, ông Lavrov nói thêm.
Trong khi đó, ông Lavrov cho biết: “Hiện tại không có cuộc đối thoại nào như vậy”, đồng thời nói thêm rằng kể từ khi cuộc chiến của Nga ở Ukraine bắt đầu vào năm 2022, các mối liên hệ cấp cao giữa Washington và Moscow đã cạn kiệt.
Theo một đánh giá được Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ công bố trong tháng này, Liên bang Nga “vẫn là mối đe dọa chính đối với cuộc bầu cử” của Mỹ và “các tác nhân gây ảnh hưởng của Nga” không xác định đã bí mật lên kế hoạch “xoay chuyển dư luận” ở các quốc gia xung đột và “giảm bớt sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraine”
Về vấn đề này, ông Lavrov nói: “Chúng tôi không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Điều này bao gồm cả Mỹ”.
Ông Lavrov hiện đang ở New York, để chủ trì hai cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong thời gian Liên bang Nga làm Chủ tịch cơ quan này trong tháng 7.
Bầu cử Mỹ: Ông Biden tuyên bố 'tất tay', thay đổi chiến lược vận động để chiến thắng
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa với các cử tri da đen rằng ông sẽ "tất tay" để tái cử vào ngày 5/11.
Chiến dịch vận động tranh cử của ông Biden cũng cố gắng điều chỉnh thông điệp sau vụ ám sát nhằm vào đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hoà.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại đại hội thường niên của Hiệp Hội Quốc gia vì sự thăng tiến của người da màu (NAACP) ở Las Vegas hôm 16/7/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có bài phát biểu chính trị đầu tiên sau vụ nổ súng ám sát nhằm vào đối thủ Donald Trump của đảng Cộng hoà trong cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania chiều 13/7, tức sáng 14/7, theo giờ Việt Nam.
Khi phát biểu tại đại hội thường niên của Hiệp Hội Quốc gia vì sự thăng tiến của người da màu (NAACP) ở Las Vegas, nơi tập trung đông đảo cử tri da đen, ông Biden đã được chào đón bằng những tiếng hô "bốn năm nữa".
Trong phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố ông sẽ "tất tay" tìm cách tái cử vào ngày 5/11 và công kích vào những điều đối thủ Donald Trump làm trong thời gian tại nhiệm.
Ông Biden nói: "Việc quản lý sai lầm của ông ấy (Donald Trump) đối với đại dịch (COVID-19) đã đặc biệt tàn phá các cộng đồng người da đen".
Tổng thống Mỹ đương nhiệm cho biết thêm tỷ lệ thất nghiệp của người da đen đạt mức thấp kỷ lục dưới thời chính quyền Biden-Harris còn ông Trump đang nói dối rất nhiều về điều đó.
Trong bài phát biểu của mình, ông Biden cho rằng nền chính trị Mỹ đã trở nên quá nóng bỏng và tất cả mọi người Mỹ đều phải có trách nhiệm phải hạ thấp nhiệt độ của nền chính trị Mỹ, đồng thời lên án bạo lực dưới mọi hình thức.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm nói rằng ông rất biết ơn vì ứng viên đảng Cộng hoà Donald Trump không bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ ám sát trong cuộc vận động tranh cử ở bang Pennsylvania vào chiều 13/7.
Thủ phạm thực hiện vụ ám sát ông Trump ở bang Pennsylvania là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi, sống ở vùng ngoại ô Bethel Park của Pittsburgh, đã đăng ký bỏ phiếu với tư cách là đảng viên Đảng Cộng hòa, nhưng theo cha mẹ thủ phạm, Crooks dường như không có bạn bè và dường như không có bất kỳ khuynh hướng chính trị nào.
Trả lời phỏng vấn trên chương trình "The Benny Show" của CNN phát sóng ngày 15/7, cựu bác sĩ Nhà Trắng Ronny Jackson - người trực tiếp kiểm tra và băng bó vết thương cho ông Trump - cho biết: "Viên đạn chỉ sượt ngang qua phần đỉnh tai của ông ấy, một chút phần trên tai. Mặc dù gây chảy máu nhưng không có chấn thương nào đáng kể do viên đạn".
Vị bác sĩ kiêm nhà lập pháp bang Texas này cũng nói thêm vết thương của ông Trump được băng bó và sẽ tự lành lại mà không cần phải điều trị gì thêm.
Tuy nhiên, với nền chính trị Mỹ, viên đạn bắn vào phần trên của tai ông Trump, diễn biến có thể khác.
Trả lời phỏng vấn tờ Arab News, nhà phân tích quốc phòng và cựu cố vấn Trung Đông của Lầu Năm Góc Oubai Shahbandar nhận định: "Hình ảnh cựu Tổng thống Mỹ với vết máu trên mặt, giơ nắm đấm lên và hét lớn 'chiến đấu! chiến đấu!' trước đám đông reo hò không gì khác ngoài biểu tượng lịch sử. Điều này chắc chắn sẽ gây được tiếng vang với những cử tri đối lập với sự thờ ơ rõ ràng liên quan đến việc bỏ phiếu cho đương kim Tổng thống Biden".
Giám đốc cấp cao về tiếp cận chiến lược tại Viện Trung Đông Firas Maksad cũng cho rằng: "Vụ ám sát nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump thực tế đã ảnh hưởng đến tương lai chính trị và cuộc đua tranh cử của Tổng thống Joe Biden. Đảng Dân chủ sẽ ở trong một vị thế rất khó khăn phía trước. Ông Trump sẽ nhận được rất nhiều sự đồng cảm".
Đối với ông Biden, đây sẽ là một thử thách mới bởi cơ hội của chính trị gia này đã bị suy yếu sau cuộc tranh luận ghi dấu mốc trong lịch sử Mỹ giữa một tổng thống đương nhiệm và một cựu tổng thống diễn ra vào tối 27/6 vừa qua.
Kết quả thăm dò dư luận do tờ Thời báo New York và Đại học Siena tiến hành cho thấy sau cuộc tranh luận nêu trên, ông Trump đã dẫn trước ông Biden 6 điểm phần trăm trong số những cử tri đã đăng ký.
Còn trong nội bộ đảng Cộng hoà, liên danh tranh cử giữa ông Trump và 'phó tướng", Thượng nghị sỹ J.D. Vance đã chính thức hình thành vào ngày 15/7 tại đại hội toàn quốc của đảng này.
Ngay cả đối thủ chính trong đảng Cộng hoà là cựu Thống đốc Nam Carolina, bà Nikki Haley cũng chính thức lên tiếng ủng hộ ông Trump,
Phát biểu trong tiếng reo hò tại đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin ngày 16/7, bà Haley nói: "Chúng ta phải đi theo Donald Trump", đồng thời kêu gọi đoàn kết
Trước tình hình thay đổi, chiến dịch vận động tranh của của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những điều chỉnh sau vụ ám sát nhằm vào ông Trump ở bang Pennsylvania chiều 13/7.
Trước tiên, ngay trong ngày 13/7, chiến dịch tranh cử của ông Biden rút các quảng cáo trên truyền hình, ngừng tấn công bằng lời nói nhằm vào đối thủ Donald trump và thay vào đó tập trung vào thông điệp đoàn kết.
Theo hãng tin Reuters, trước đây, chiến lược vận động tranh cử của ông Biden tập trung vào những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào ông Trump như một mối đe dọa đối với nền dân chủ Mỹ và nêu bật việc ông Trump không thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 cũng như những cáo buộc trọng tội nhằm vào mình.
Giờ đây, chiến dịch tranh cử của ông Biden đang cố gắng điều chỉnh, đưa ra một thông điệp ít mang tính đấu tranh hơn, nhưng vẫn tạo ra sự so sánh rõ ràng giữa hai ứng cử viên.
J.D. Vance: Từ người phản đối ông Trump thành liên danh tranh cử Phó Tổng thống Tám năm trước, ngay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, J.D. Vance là người chỉ trích gay gắt ứng cử viên Donald Trump, tuyên bố ông sẽ không bao giờ là một "Trumper". Ông J.D. Vance và cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại cuộc mít tinh Save America ở Youngstown, Ohio vào tháng 9/2022. Ảnh: Getty Images Trước công...