Nga lập sư đoàn oanh tạc cơ chiến lược tuần tra Thái Bình Dương
Sư đoàn oanh tạc cơ chiến lược mới của Nga đóng ở vùng Viễn Đông sẽ sớm tuần tra gần các căn cứ Mỹ và Nhật Bản ở Thái Bình Dương.
Tu-22M3 từng được coi là sát thủ diệt tàu sân bay đáng gờm đối với Mỹ. Ảnh:Vadim
Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga đang trong quá trình thành lập một sư đoàn oanh tạc cơ hạng nặng tầm xa mới ở vùng Viễn Đông để tuần tra bên trong tam giác Nhật Bản – Hawaii – Guam ở Thái Bình Dương,Diplomat hôm 13/10 đưa tin.
“Việc thành lập sư đoàn này hiện gần như hoàn tất. Sư đoàn mới sẽ gồm một số phi đoàn oanh tạc cơ tầm xa ở quân khu Trung tâm và phía Đông”, một quan chức quốc phòng Nga giấu tên nói với Izvestia. Sư đoàn mới này sẽ đóng quân ở Belaya và Ukrainka, phía đông Siberia.
Video đang HOT
Sư đoàn mới thành lập sẽ gồm vài chục oanh tạc cơ Tu-95MS trang bị tên lửa chiến lược và các oanh tạc cơ tầm xa Tu-22M3.
Tupolev Tu-95MS, một biến thể cải tiến của Tu-95 cũ, là một oanh tạc cơ chiến lược 4 động cơ, tầm hoạt động rộng, có thể được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau, trong đó có các tên lửa hành trình tầm xa. Nga dự kiến vận hành 20 oanh tạc cơ loại này vào cuối năm 2016.
Tupolev Tu-22M3, cũng là một oanh tạc cơ tấn công trên biển và chiến lược tầm xa. Có khoảng 100 oanh tạc cơ dòng Tu-22M với các biến thể khác nhau đang trong biên chế không quân Nga.
Theo truyền thông Nga, sư đoàn mới sẽ được thành lập trên khung biên chế đơn vị Hồng Kỳ 6953 thuộc không đoàn Thái Bình Dương. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các oanh tạc cơ của không đoàn Thái Bình Dương từng tuần tra gần các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản, đảo Guam cũng như căn cứ hải quân ở Hawaii.
Sau khi dừng các cuộc tuần tra thường xuyên bằng oanh tạc cơ này trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, Nga đã tăng cường trở lại các hoạt động quân sự ở Thái Bình Dương trong hai năm qua. Kể từ năm 2014, các oanh tạc cơ Nga đã thường xuyên tuần tra không phận ngoài khơi Nhật Bản.
Hồi tháng 1/2016, Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản (JASDF) từng điều các tiêm kích ngăn chặn hai oanh tạc cơ Tu-95MS Nga bay sát không phận nước này. Năm ngoái, không quân Nhật đã xuất kích 288 lần chặn máy bay Nga. Tháng 10/2015, hai máy bay Tupolev Tu-142 bay cách tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan chỉ 1,6 km, buộc Mỹ điều 4 tiêm kích F/A-18 Super Hornet từ tàu sân bay để ngăn chặn.
Duy Sơn
Theo VNE
Oanh tạc cơ chiến lược Nga gãy càng, trượt khỏi đường băng
Một chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga bị trượt khỏi đường băng khi hạ cánh tại sân bay trên đảo thuộc vùng Pskov.
Hiện trường vụ tai nạn máy bay Tu-22M3 của Nga trượt khỏi đường băng. Ảnh:Defense Blog
Ngày 16/6, chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 mang số hiệu RF-94146 của không quân Nga bị trượt khỏi đường băng khi hạ cánh tại sân bay trên đảo thuộc vùng Pskov, khiến các thành viên phi hành đoàn bị thương theo Defense Blog.
Một ủy ban đặc biệt của không quân Nga đã được điều đến hiện trường để điều tra vụ việc. Thông tin ban đầu cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do càng hạ cánh của máy bị gãy, khiến nó trượt khỏi đường băng.
Chiếc Tu-22M3 RF-94146 thuộc biên chế của phi đội 6950 đóng quân tại sân bay Shaykovka (vùng Kaluga), vừa trải qua đợt sửa chữa và nâng cấp lớn tại nhà máy hàng không Kazan, trong khuôn khổ chương trình hiện đại hóa quân đội với ngân sách 400 tỷ USD được Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố năm 2015.
Tu-22M3 là một trong ba loại máy bay ném bom chiến lược của không quân Nga hiện nay. Mẫu máy bay này được thiết kế để sử dụng những tên lửa hành trình cỡ lớn tiêu diệt các mục tiêu trên đất liền, trên biển của đối phương. Tu-22M3 từng được Nga huy động để không kích phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Nga điều phi đội máy bay ném bom chiến lược tuần tra Thái Bình Dương Nga sẽ điều một phi đội máy bay ném bom chiến lược mới tuần tra một khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương, nơi quân đội Mỹ tích cực hiện diện. Một chiếc Tu-22M3 trong một cuộc diễn tập. Ảnh: Reuters Các máy bay Tupolev Tu-22M3 và Tu-95MS sẽ bay từ Siberia đến Hawaii, Guam và Nhật Bản, tất cả những nơi...