Nga lần đầu tụt xuống vị trí thứ 3 trong số các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới
Theo dữ liệu mới nhất do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 10/3, ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí hùng mạnh của Nga đang bị ảnh hưởng trong bối cảnh cuộc xung đột với Ukraine.
Công nhân lắp ráp xe tăng trên sàn sản xuất tại nhà máy Uralvagonzavod ở vùng Urals, Nga. Ảnh: Sputnik
Bản cập nhật hàng năm về ngành công nghiệp vũ khí của SIPRI cho thấy Nga đã tụt xuống vị trí thứ 3 – sau Pháp và Mỹ – trong số các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Đây là lần đầu tiên Moskva bị tụt hạng kể từ khi tổ chức này bắt đầu thống kê dữ liệu.
Cụ thể, xuất khẩu vũ khí của Nga trong giai đoạn 2019 – 2023 đã giảm 53% so với giai đoạn năm 2014 – 2018.
“Sự suy giảm diễn ra nhanh chóng trong suốt 5 năm qua”, SIPRI khẳng định đồng thời cho biết thêm rằng số lượng khách hàng quan trọng của Nga đã giảm từ 31 xuống còn 12 quốc gia trong giai đoạn này.
Ông Pieter D. Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình Chuyển giao Vũ khí SIPRI, nhận định triển vọng đối với Moskva rất ảm đạm.
“Chúng ta sẽ chứng kiến những thách thức rất lớn đối với nỗ lực tiếp tục trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn trên thế giới. Tất nhiên, tình hình có thể thay đổi nhanh chóng. Các đơn đặt hàng lớn mới có thể xuất hiện. Nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy chúng. Với một số đơn đã đặt hàng , chúng ta chỉ cần chờ xem Nga có giao hàng hay không”, ông Wezeman nói.
Video đang HOT
Cuộc xung đột giữa của Nga với Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại sau 2 năm, đã gây tác động lớn đến nguồn tài nguyên công nghiệp quân sự của Moskva.
Ngoài ra, ngành công nghiệp trong nước và thương mại ở nước ngoài của Nga đã bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây. Mặc dù Moskva đã tìm các phá bỏ các lệnh trừng phạt, nhưng việc bị hạn chế tiếp cận công nghệ phương Tây đã làm suy yếu hoạt động sản xuất vũ khí tiên tiến hơn của nước này.
“Câu hỏi đặt ra là ngành công nghiệp vũ khí Nga có thể đáp ứng đồng thời nhu cầu trong nước và xuất khẩu của Nga ở mức độ nào, đồng thời cũng tính đến các biện pháp trừng phạt liên quan đến công nghệ mà Nga vẫn cần để sản xuất vũ khí cũng như phương thức thanh toán trong điều kiện bị cấm vận”, ông Wezeman cho hay.
Năm ngoái, nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Nga Rostec tuyên bố nước này đã tăng cường sản xuất gấp hơn 10 lần một số loại vũ khí để cung cấp cho quân đội sử dụng ở Ukraine, trong đó có tên lửa, máy bay không người lái, phương tiện chiến đấu và pháo.
Ông Bekhan Ozdoev, Giám đốc công nghiệp của tổ hợp vũ khí thuộc Rostec, cho biết khối lượng sản xuất các loại vũ khí đã tăng từ 2 đến 10 lần. Đối với một số loại vũ khí, sản lượng đã được tăng lên hàng chục lần. Ông Ozdoev nói: “Chúng tôi đang tiến nhanh với tốc độ chóng mặt”.
Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh tăng cường sản xuất để đảm bảo Nga đạt được mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, bất chấp phương Tây cung cấp cho Ukraine số vũ khí trị giá hàng tỷ USD và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga chưa từng có.
Nga tập kích tên lửa siêu thanh vào cơ sở sản xuất đạn pháo của Ukraine
Hôm 13/1, quân đội Nga thực hiện cuộc tấn công lớn vào các cơ sở công nghiệp quân sự của Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 13/1 cho biết, cuộc tấn công lần này của Nga nhắm vào cơ sở sản xuất đạn pháo và máy bay không người lái của Ukraine, trong đó có cơ sở sản xuất đạn pháo 155mm, 152mm, 125mm cho xe tăng, xưởng sản xuất máy bay không người lái và nhà máy thuốc súng.
Vũ khí được Nga sử dụng trong cuộc tấn công lần này gồm tên lửa siêu thanh Kinzhal và máy bay không người lái. Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ chính xác số lượng mục tiêu, vị trí hay số lượng đạn dược sử dụng.
Tên lửa siêu thanh 'Kinzhal' của Nga. (Ảnh: Sputnik)
Tuy nhiên, truyền thông Ukraine đưa tin lực lượng Nga đã phóng khoảng 40 tên lửa. Ukraine ghi nhận thiệt hại ở thành phố Dnepr và khu vực phía bắc Sumsky. Theo giới chức Ukraine, quân đội nước này chỉ bắn hạ được 8 trong 40 tên lửa Nga.
Vụ bắn phá được Nga thực hiện chỉ vài ngày sau khi lực lượng Ukraine tấn công thành phố Belgorod - nơi bị Kiev pháo kích trong nhiều tháng.
Trước đó, Moskva nhiều lần tuyên bố lực lượng của họ chỉ tấn công mục tiêu quân sự hoặc cơ sở hạ tầng có liên quan tại Ukraine.
Kể từ 30/12/2023, Ukraine đã thực hiện nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa. Nga đáp trả bằng cách tấn công liên tục vào các khu phức hợp công nghiệp - quân sự, kho tên lửa và đạn dược của Ukraine. Ngoài ra, kho thiết bị do Mỹ và đồng minh gửi tới Kiev cũng là mục tiêu bắn phá của Nga.
Để ngăn chặn làn sóng tập kích từ đối phương, Kiev đang xem xét việc nhắm mục tiêu vào sân bay, bãi phóng tên lửa ở bên kia biên giới. Đây chắc chắn là thách thức khó khăn, do năng lực tên lửa tầm xa và pháo binh Ukraine hiện rất hạn chế.
Ukraine cần nhiều khẩu đội tên lửa đánh chặn. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã không ít lần nhấn mạnh Kiev "đang rất thiếu" những vũ khí này. Ông tiết lộ Ukraine hiện không thể phối hợp với các đối tác để sản xuất những hệ thống phòng không hiện đại.
Xung đột Nga - Ukraine kéo dài gần 2 năm và dần trở thành một cuộc chiến tiêu hao. Đã xuất hiện tâm lý mệt mỏi ở Mỹ và các quốc gia phương Tây viện trợ cho Kiev. Nhiều nước đang cân nhắc về việc tiếp tục bơm tiền, viện trợ quân sự để Kiev chống lại Moskva. Slovakia là một trong những nước thông báo ngừng viện trợ cho Ukraine.
Trước bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đang rơi vào bế tắc, nhiều đề xuất hòa bình cho xung đột đã được đưa ra, song chưa mang lại kết quả do khác biệt về quan điểm giữa Nga và Ukraine.
Phương Tây liên tục bơm vũ khí cho Ukraine đối đầu Nga. Moskva cho rằng, quyết định của Mỹ và các nước NATO cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine khiến cho đàm phán giữa Nga và Ukraine trở nên "vô nghĩa".
Nga nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh tìm cách cố tình kéo dài cuộc xung đột, cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ chỉ làm leo thang xung đột và gây thương vong không đáng có mà không thay đổi được cục diện chiến sự.
Hé lộ quốc gia chiếm hơn 50% doanh thu vũ khí toàn cầu năm 2022 Hơn 40 công ty Mỹ nằm trong danh sách 100 nhà sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới và chiếm 51% tổng doanh thu vũ khí toàn cầu trong năm 2022. Theo báo cáo được Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm 4/12, các công ty Mỹ tiếp tục thống trị thị trường vũ khí thế giới...