Trung Quốc phát hiện công dân tình nghi làm gián điệp cho CIA
Công dân này từng làm việc cho một tập đoàn công nghiệp quân sự Trung Quốc và được chiêu mộ bởi một đặc vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ ( CIA) tại Ý, theo Bộ Công an Trung Quốc.
Trong thông cáo được đăng tải trên mạng ngày 11.8, Bộ Công an Trung Quốc cho biết cơ quan này mới đây đã phát hiện một trường hợp công dân nước này cung cấp “thông tin bí mật cốt lõi” cho CIA để kiếm tiền cũng như có cơ hội đưa gia đình sang Mỹ định cư, theo AFP.
Theo thông cáo, công dân nói trên mang họ Zeng, từng làm việc cho một tập đoàn công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Người này được cử đi học ở Ý, sau đó quen biết một đặc vụ CIA đóng tại Đại sứ quán Mỹ ở Rome.
Trụ sở Đại sứ quán Mỹ tại Rome (Ý). Ảnh WEBSITE ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI ROME
Thông qua các bữa tiệc tối, đi chơi và đi xem opera, cả hai đã phát triển mối quan hệ “thân thiết”, và Zeng dần trở nên “phụ thuộc về mặt tâm lý” vào đặc vụ CIA này, theo một bản tin trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV).
Bản tin cho hay, sau khi thành công trong việc làm “rung chuyển” lập trường chính trị của Zeng, điệp viên CIA đã tìm kiếm thông tin nhạy cảm về quân đội Trung Quốc từ người này. Bản tin không nói thời gian sự việc diễn ra.
Bản tin cũng không nêu rõ giới tính của Zeng nhưng cho biết người này sinh năm 1971. Người được cho là điệp viên CIA tên Seth, theo CCTV.
CCTV cho biết Zeng bị phát hiện đã ký vào thỏa thuận làm gián điệp cho Mỹ và đã được đào tạo trước khi trở về Trung Quốc thực hiện hoạt động gián điệp. Sau khi về nước, Zeng đã nhiều lần cung cấp thông tin tình báo “cốt lõi” cho Washington để nhận những khoản tiền lớn.
Theo báo cáo, các biện pháp “cưỡng chế” – thường có nghĩa là giam giữ – đã được áp dụng đối với Zeng.
CIA và chính phủ Mỹ không lập tức đưa ra bình luận. Vụ việc nhanh chóng nhận được sự chú ý rộng rãi ở Trung Quốc, vươn lên dẫn đầu danh sách các chủ đề thịnh hành trên trang mạng xã hội Weibo vào sáng 11.8.
Quan hệ Mỹ – Trung đã xấu đi trong những năm gần đây vì một loạt vấn đề, bao gồm an ninh quốc gia. Washington cáo buộc Bắc Kinh do thám và tấn công mạng, cáo buộc mà Trung Quốc đã bác bỏ. Trung Quốc cũng từng tuyên bố nước này đang đối mặt với mối đe dọa từ gián điệp.
Hồi đầu tháng này, Trung Quốc đã kêu gọi công dân của mình tham gia vào công tác phản gián vì lợi ích an ninh quốc gia, sau khi mở rộng luật chống gián điệp vào tháng 7, khiến Mỹ lo ngại.
Theo luật đã sửa đổi, việc “dựa vào các tổ chức gián điệp và đặc vụ của họ” cũng như lấy “tài liệu, dữ liệu, vật liệu và những gì liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia” một cách trái phép có thể cấu thành tội gián điệp.
Trong một diễn biến khác, New Zealand ngày 11.8 công bố một báo cáo cho biết họ đã nắm được các hoạt động tình báo có liên quan Trung Quốc tại New Zealand, chống lại quốc đảo này cũng như khu vực Thái Bình Dương. Theo báo cáo, các nhóm và cá nhân có liên hệ với lực lượng tình báo của Bắc Kinh tiếp tục nhắm mục tiêu vào các cộng đồng người gốc Hoa đa dạng ở New Zealand. Chính phủ Trung Quốc không lập tức đưa ra bình luận.
Mỹ nói mã độc Trung Quốc có thể cản trở hoạt động hạ tầng then chốt
New Zealand, một thành viên của liên minh tình báo và an ninh Ngũ Nhãn (Five Eyes) bao gồm Úc, Anh, Canada và Mỹ, trước đây đã áp dụng cách tiếp cận ôn hòa hơn đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Song trong những tháng gần đây, Wellington thường xuyên công khai bày tỏ lo ngại về hành động của Bắc Kinh.
Rộ tin mật Ukraine từng lên kế hoạch tấn công Moscow, nhưng bị Mỹ can thiệp?
Phía Ukraine từng lên kế hoạch tấn công Moscow vào hồi cuộc xung đột với Nga tròn một năm, nhưng sự can thiệp của Mỹ đã khiến Kyiv phải từ bỏ kế hoạch, theo The Washington Post.
Tờ The Washington Post ngày 24.4 trích dẫn một tài liệu mật từ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) của Mỹ cho hay Thiếu tướng Kyrylo Budanov, lãnh đạo các hoạt động tình báo quân sự của Ukraine, được gọi là HUR, đã chỉ đạo cho một sĩ quan "sẵn sàng cho các cuộc tấn công hàng loạt vào ngày 24.2... với mọi thứ HUR có".
Khi đó, ở Washington D.C, các quan chức luôn bí mật theo dõi những kế hoạch của phía Ukraine. Nhà Trắng từ lâu đã lo lắng rằng các cuộc tấn công của Ukraine nhắm vào bên trong nước Nga có thể gây ra phản ứng mạnh mẽ từ Điện Kremlin.
Vào ngày 22.2, hai ngày trước khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tròn một năm, Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã công bố một báo cáo mật: HUR "đã đồng ý, theo yêu cầu của Washington, hoãn các cuộc tấn công" nhắm vào Moscow. Các tài liệu không giải thích chính xác ai đã can thiệp và tại sao phía Ukraine đồng ý từ bỏ kế hoạch đó.
Quân nhân Ukraine khai hỏa lựu pháo D30 gần thành phố Bakhmut, Ukraine ngày 23.4.2023. Ảnh Reuters
Sự can thiệp của Mỹ chỉ thành công một phần?
Sự can thiệp của Washington dường như chỉ thành công một phần, theo The Washington Post. "Không có dấu hiệu nào" cho thấy cơ quan an ninh Ukraine, SBU, "đồng ý hoãn các kế hoạch tấn công Moscow của họ vào cùng ngày", theo báo cáo của CIA. SBU, chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia và báo cáo trực tiếp với tổng thống Ukraine, cũng tiến hành các chiến dịch đặc biệt, theo The Washington Post.
Vào ngày 13.2, ngày mà tài liệu của NSA cho biết ông Budanov đã chỉ đạo cho một trong các sĩ quan của mình sẵn sàng cho một chiến dịch có lẽ nhắm vào thành phố Novorossiysk của Nga, Washington đã khuyến cáo các công dân Mỹ ở Nga rời khỏi đất nước này ngay lập tức.
Không rõ có phải khuyến cáo được đưa ra vì một cuộc phản công lớn sắp tới của Ukraine hay không, nhưng khuyến cáo dường như phản ánh mức độ lo ngại ở Washington về các cuộc tấn công xung quanh dịp đánh dấu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tròn một năm (24.2.2022-24.2.2023), theo The Washington Post.
Trong khi đó, giới chức Ukraine đã bác bỏ các báo cáo rằng họ lên kế hoạch tấn công Nga vào dịp nói trên. "Tại sao chúng tôi cần phải làm điều này? Hành động một lần như thế sẽ giải quyết được nhiệm vụ gì? Việc đó có thay đổi được cục diện cuộc chiến không?", ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, viết trên Twitter ngày 24.4, theo báo Business Insider.
Ông Podolyak còn viết rằng những báo cáo như thế "định hình dư luận ở các thủ đô phương Tây như thể Ukraine là một quốc gia vô lý, trẻ con và bốc đồng nên nguy hiểm đối với người lớn khi tin tưởng giao vũ khí quan trọng".
Ông Podolyak nhấn mạnh Ukraine cần tên lửa tầm xa để tiêu diệt lực lượng hậu cần của Nga trong các vùng lãnh thổ bị lực lượng Nga kiểm soát và các loại máy bay khác nhau để bảo vệ bầu trời và phá hủy các công sự của Nga.
Ukraine vẫn tiến hành cuộc tấn công xa tiền tuyến?
Khi Ukraine cố gắng chống lại chiến dịch quân sự của Nga, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine vũ khí chống tăng, lựu pháo, hệ thống phòng không, xe chiến đấu bộ binh và hứa gửi cả xe tăng, nhưng Washington đã do dự trong việc cung cấp các khí tài cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Business Insider chỉ ra dù Mỹ đã cung cấp cho Ukraine hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) sử dụng rốc két có tầm bắn 80 km, nhưng đã trì hoãn việc gửi tên lửa tầm xa ATACMS với tầm bắn tới 300 km.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã từng bày tỏ quan ngại rằng việc cung cấp ATACMS cho Ukraine có thể làm leo thang cuộc xung đột Nga-Ukraine và có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới, theo Đài RT.
Tuy nhiên, việc thiếu vũ khí tầm xa đáng chú ý do Mỹ cung cấp đã không ngăn được lực lượng vũ trang Ukraine tiến hành các cuộc tấn công xa tiền tuyến của cuộc xung đột đang diễn ra.
Trong tháng 8.2022, Ukraine bị nghi đã tấn công một căn cứ quân sự của Nga ở bán đảo Crimea bằng tên lửa, và vào tháng 12, hai căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ Nga đã bị tấn công, được cho là do máy bay không người lái của Ukraine tiến hành.
Ukraine cũng bị nghi ngờ đứng sau một số vụ tấn công bằng máy bay không người lái từ biển nhằm vào các cơ sở của Nga. Ukraine không phải lúc nào cũng thừa nhận những cuộc tấn công đó, nhưng các quan chức đã nói bóng gió về sự tham gia của Kyiv, theo Business Insider.
Đài Loan bắt trung tá bị tình nghi chuyển giao bí mật quân sự cho Trung Quốc Giới công tố Đài Loan cho hay một sĩ quan đã bị bắt vì bị nghi ngờ chuyển giao bí mật quân sự cho Trung Quốc, theo tờ Taipei Times ngày 2.8. Văn phòng Công tố cấp cao Đài Loan ngày 31.7 đã chỉ đạo đơn vị Đào Viên của Cơ quan Tư pháp khám xét Lữ đoàn Hàng không 601 của lực...