Nga lần đầu tiên phô diễn sức mạnh của “sát thủ” Buk-M3 Viking
Nga sẽ phô diễn hệ thống tên lửa phòng không tầm trung đa tên lửa (ADMS) mới nhất Buk-M3 Viking, lần đầu tiên tại lễ kỷ niệm “Ngày Chiến thắng” 9/5 năm nay.
Hệ thống phòng không Buk-M3 Viking sẽ tham gia vào cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng 9/5, Defenseworld dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai, 6/4.
Buk-M3 cung cấp sự bảo vệ chống lại các mối đe dọa trên không, Phó tổng giám đốc Rosoboronexports, Serge Lady tiết lộ trong sự kiện DefExpo 2020, được tổ chức tại Lucknow- Ấn Độ vào tháng trước.
Viking là bước tiếp theo trong sự phát triển của dòng Buk ADMS. So với Buk-M2E, tầm bắn của nó đã tăng gần 1,5 lần, đạt tới 65 km. Bên cạnh đó, số lượng mục tiêu tham gia đồng thời cũng tăng gấp 1,5 lần và số lượng tên lửa dẫn đường phòng không tăng từ 8 lên 18.
Tên lửa phòng không Buk-M3 cho phép đánh chặn gần như tất cả các tên lửa hành trình và mục tiêu khí động học. Trên mỗi bệ phóng đặt 12 quả tên lửa, trên bệ hỏa lực tự hành đặt 6 tên lửa.
Đặc điểm nổi bật của tổ hợp tên lửa phòng không mới so với các phiên bản trước là gia tăng khả năng tải của khung gầm vì thế có số lượng tên lửa lớn hơn, có tổ hợp điều khiển đã cải tiến và lớp bảo vệ tổ lái-điều khiển khỏi nguy cơ phát nổ.
Hệ thống phòng không mới nhất của Nga Buk-M3 Viking. Nguồn: Defenseworld.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không có khả năng tích hợp các bệ phóng từ Antei-2500 ADMS, cung cấp khả năng gắn kết mục tiêu ở khoảng cách lên tới 130 km.
Trạm điều khiển chiến đấu của Viking có thể được tích hợp với các radar có nguồn gốc ngoài Nga. Bên cạnh đó, Viking dự tính khả năng sử dụng tự động các phần bắn, giúp mở rộng phạm vi phòng thủ và tăng số lượng các vị trí được bảo vệ.
Theo Nhà máy Cơ khí Ulyanovsk- Almaz-Antey, nhà sản xuất Viking ADMS, đã công bố dữ liệu, Viking có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay chiến lược và chiến thuật, vũ khí dẫn đường có độ chính xác cao, máy bay tàng hình, phát hiện radar mặt đất và trực thăng tấn công,…
Buk-M3 có thể tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác 99,9%, tính năng mà hệ thống S-300 và nhiều hệ thống phòng không đạt được. Tên lửa tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu theo phương thức bắn và quên, có thể chống lại hỏa lực và radar đối phương.
Viking có thể bắn đồng thời tới 36 mục tiêu bay từ bất kỳ hướng nào.
ADMS có khả năng chiến đấu tự động hoạt động ở góc hẹp chỉ 5 và có thể được tích hợp vào các đội hình phòng không khác nhau. Đây là hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động trong mọi thời tiết, 24 giờ và là sự bảo vệ hiệu quả khỏi các vũ khí có độ chính xác cao. Phạm vi tác chiến của Viking ADMS đã được tăng một nửa so với hệ thống Buk-M2E.
Tính năng được công bố, Viking có khả năng tiêu diệt máy bay tàng hình ở khoảng cách lên đến 40 km, tên lửa đạn đạo chiến thuật ở khoảng cách 25 km, tên lửa hành trình ở khoảng cách 20 km, truy tìm radar mặt đất ở khoảng cách 15 km và máy bay trực thăng ở khoảng cách 12 km. Theo dõi 36 mục tiêu cùng lúc, thời gian phản ứng không quá 12 giây.
Huy Anh
Nga có khả năng sản xuất tên lửa tầm trung trong 6 tháng
Với tiềm năng hiện có và sự phát triển khoa học đã sở hữu, Nga có thể sản xuất trên lửa tầm ngắn và tầm trung trong vòng 6 đến 12 tháng, trích lời một quan chức cấp cao của Nga.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Ảnh: Tass
Hành động này tùy thuộc vào bước đi tiếp theo của Mỹ. Nếu Mỹ thực hiện bất kỳ hoạt động phát triển, sản xuất và triển khai các tên lửa đó ở các nước thứ ba, Nga có thể sản xuất các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất trong vòng 6 tháng, theo ông Thượng nghị sĩ Viktor Bondarev, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Quốc phòng và An ninh Liên bang Nga.
Thượng nghị sĩ Bondarev nhấn mạnh: "Các thiết bị mà chúng tôi có, tiềm năng khoa học của các viện quân sự, phòng thiết kế và các công ty của chúng tôi có thể tạo nên các tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên mặt đất trong khoảng thời gian ngắn".
Cựu Tư lệnh Không quân Vũ trụ Nga khẳng định Nga hiện có nhiều hệ thống phòng không, đặc biệt là S-300 và S-400, vì vậy đất nước hoàn toàn có thể tự vệ. Những hệ tên lửa sẽ được sản xuất mới để đáp trả lại hành động củaWashington.
Thượng nghị sĩ tin rằng vẫn còn cơ hội để đàm phán lại Hiệp ướcLực lượng hạt nhân tầm trung ( INF ), các quốc gia khác cũng có thể tham gia hiệp ước mới.
"Tôi ủng hộ việc đàm phán lại Hiệp ước này. Nếu có thể, Hiệp ước phải được đàm phán lại về các điều kiện bình đẳng, bao gồm cả việc tính số lượng tất cả các tên lửa ở các quốc gia có khả năng sản xuất và triển khai chúng, với sự kiểm soát toàn cầu hơn nữa," ông Bondarev nhấn mạnh.
Ngày 2/8/2019, Mỹ đã chính thức rút khỏi INF sau khi Washington cáo buộc Moscow vi phạm hiệp ước này, trong khi Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Nhà Trắng.
Vào ngày 5/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh quan sát các bước tiếp theo của Mỹ về phát triển, sản xuất và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, và bắt đầu phát triển toàn diện các tên lửa như vậy, nếu cần. Tổng thống nhấn mạnh rằng các hành động của Moscow sẽ chỉ là phản ứng và Nga sẽ không triển khai tên lửa cho đến khi Mỹ làm điều tương tự.
Ngày 18/8, Mỹ đã thử nghiệm phiên bản tên lửa Tomahawk mới nhất. Đây là vụ thử tên lửa hành trình ở tầm xa đầu tiên của Mỹ (trước đó bị cấm theo Hiệp ước INF. Ngày 12/12, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành thử nghiệm chuyến bay của một tên lửa đạn đạo phi hạt nhân trên mặt đất tại căn cứ Không quân Vandenberg ở California.
Việc Mỹ chính thức rút khỏi INF kéo theo việc Nga cũng đình chỉ hiệp ước này. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga - Mỹ đối thoại để "đảo ngược" quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Theo Thanh Huyền/Tiền phong
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thảo luận việc sử dụng không phận ở Idlib Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 20/2, truyền thông Trung Đông dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết Ankara và Nga đang thảo luận về việc sử dụng không phận ở vùng Idlib của Syria và vấn đề này có thể được giải quyết nếu Nga "đứng sang một bên". Bộ trưởng Akar cho hay, đã...