Nga không tìm kiếm xung đột với NATO
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti của Nga về vai trò của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và quan hệ với Moskva, ngày 4/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko khẳng định mặc dù mọi kênh đối thoại song phương đã khép lại, Moskva không có định tìm kiếm xung đột với khối quân sự này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko phát biểu tại một cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/TTXVN
Về vai trò của NATO, Thứ trưởng Grushko nêu rõ sau khi Khối Hiệp ước Vacsava giải thể, NATO không còn lý do tồn tại.
Tuy nhiên, để duy trì NATO, năm 1993, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton tuyên bố tổ chức này sẽ mở rộng về phía Đông viện cớ về cái gọi là các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga.
Về quan hệ giữa Nga và NATO, Thứ trưởng Grushko nêu rõ tình hình đang xấu đi. Tháng 4/2014, tổ chức này đã quyết định chấm dứt mọi hợp tác thực tế với Nga về dân sự và quân sự. Sau đó là các lần hai bên trục xuất các nhà ngoại giao của nhau. Văn phòng thông tin NATO tại Moskva cũng chấm dứt hoạt động.
Trả lời câu hỏi về hành động của Nga trong trường hợp Pháp điều binh sĩ đến Ukraine và NATO kích hoạt điều 5 và 6 trong Hiệp ước NATO, Thứ trưởng Ngoại giao Grushko khẳng định Nga không có ý định xung đột với các nước NATO. Ông nêu rõ Nga sẽ đáp trả mọi mối đe dọa an ninh quốc gia.
Quan chức ngoại giao Nga lưu ý Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhiều lần tuyên bố liên minh này không muốn chiến tranh với Nga và tổ chức này không phải là bên xung đột trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Phát biểu mới đây của Tổng thống Pháp về khả năng gửi quân đến khu vực chiến sự ngay lập tức bị lãnh đạo NATO, Mỹ cũng như phần lớn các nước thành viên khác bác bỏ.
Nga lên tiếng về cuộc tập trận lớn nhất của NATO kể từ Chiến tranh Lạnh
Theo phía Nga, cuộc tập trận với 90.000 quân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đánh dấu việc liên minh này quay lại các tính toán trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
NATO đang tiến hành cuộc tập trận quân sự Steadfast Defender 2024 quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Hoạt động quân sự lần này quy tụ khoảng 90.000 binh sĩ NATO tham gia các cuộc huấn luyện trên không, trên biển và trên bộ.
Trong cuộc tập trận, các binh sĩ sẽ được huấn luyện cách tăng viện cho các quốc gia thành viên NATO giáp Nga và ở sườn phía đông của liên minh nếu xung đột bùng phát.
Trước thông tin trên, hãng thông tấn RIA Novosti hôm nay 21.1 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko nói rằng quy mô của Steadfast Defender 2024 đánh dấu việc NATO quay lại các tính toán thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Alexander Grushko dự họp báo sau cuộc họp NATO - Nga ở Brussels, Bỉ, năm 2016. Ảnh REUTERS
"Những cuộc tập trận này là một yếu tố khác của cuộc chiến hỗn hợp do phương Tây tiến hành nhằm vào Nga", ông Grushko nói.
Tuyên bố của NATO cho biết: "Steadfast Defender 2024 sẽ thể hiện năng lực của NATO trong việc nhanh chóng triển khai lực lượng từ Bắc Mỹ và các khu vực khác của liên minh để củng cố khả năng phòng thủ của châu Âu".
90.000 lính NATO tập trận lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh
NATO không đề cập đích danh Nga trong thông báo về cuộc tập trận. Tuy nhiên, tài liệu chiến lược hàng đầu của khối này xác định Nga là mối đe dọa trực tiếp và lớn nhất đối với an ninh của các quốc gia thành viên.
Trong khi NATO không trực tiếp nêu tên Nga là mục tiêu đằng sau cuộc tập trận, Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Âu của Mỹ Christopher Cavoli đã gián tiếp xác định mối đe dọa này là một đối thủ "gần ngang hàng", theo tờ Eurasian Times.
Tuy nhiên, Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, nói Nga là quốc gia mà liên minh đang chuẩn bị cho một "cuộc xung đột có thể xảy ra", theo tờ Stars and Stripes.
"Tôi không nói rằng mọi chuyện sẽ không ổn vào ngày mai, nhưng chúng tôi phải nhận ra rằng việc chúng tôi đang trong hòa bình không phải điều hiển nhiên. Và đó là lý do tại sao chúng tôi lập các kế hoạch", ông Bauer nói.
Cuộc tập trận gần nhất có quy mô lớn như vậy của NATO là Reforger. Diễn ra vào năm 1988 trong Chiến tranh Lạnh, hoạt động quân sự khi đó quy tụ 125.000 binh sĩ tham gia.
Steadfast Defender 2024 đã được phê duyệt trong Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2023 tại Vilnius, Lithuania. Trong khi thông tin cụ thể về sự đóng góp của các quốc gia thành viên vẫn chưa rõ ràng, Anh chiếm một phần đáng kể về nhân lực và máy móc.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps cho biết London sẽ gửi 20.000 quân, máy bay chiến đấu tiên tiến, máy bay giám sát, tàu chiến và tàu ngầm, trong đó nhiều chiếc sẽ được triển khai ở Đông Âu từ tháng 2 đến tháng 6.
Nga phản ứng sau khi ba nước Baltic tẩy chay cuộc họp OSCE Trong một tuyên bố bên lề diễn đàn Tham luận Primakov lần thứ 9 ngày 28/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết việc 3 nước Estonia, Latvia và Litva từ chối tham gia cuộc họp các ngoại trưởng OSCE sẽ không ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức này. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết ông có kế...