Nga không muốn tự cô lập nhưng sẽ hành động để loại bỏ “thế thống trị” của Mỹ và đồng minh
Tổng thống Putin phê chuẩn tài liệu mới về chính sách đối ngoại, trong đó khẳng định Nga không coi mình là kẻ thù với phương Tây, không muốn tự cô lập nhưng sẽ hành động để loại bỏ “thế thống trị” của Mỹ và đồng minh.
Đặt mục tiêu loại bỏ “thế thống trị” của phương Tây
Tổng thống Vladimir Putin ngày 31/3 phê chuẩn một tài liệu cập nhật chính sách đối ngoại của Nga, cho biết những thay đổi sâu rộng trong các vấn đề quốc tế đòi hỏi Moscow điều chỉnh các khái niệm trong chính sách đối ngoại của mình, đánh dấu lần cập nhật mới nhất kể từ năm 2016, RiaNovosti đưa tin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: GettyImages
Trong văn kiện dài 42 trang, Nga sử dụng thuật ngữ “các quốc gia không thân thiện” để chỉ những nước trừng phạt Moscow liên quan đến chiến dịch ở Ukraine. “Nga sẽ hướng tới tạo điều kiện cho bất cứ quốc gia nào phản đối tham vọng bá quyền”, tài liệu nêu, nhấn mạnh sự cần thiết của “ thế giới đa cực”.
Tài liệu nêu rõ Nga không coi mình là kẻ thù của phương Tây, không tự cô lập mình với phương Tây và không có ý định thù địch. Moscow trông đợi phương Tây tự “nhận ra sự vô ích của thế đối đầu” và trở lại tương tác với Nga một cách bình đẳng.
Nga cũng chỉ trích Mỹ “là bên kích động, tổ chức và thực thi chính sách hung hăng chống Nga của phương Tây, là nguồn rủi ro lớn đối với an ninh của Nga, hòa bình quốc tế, sự phát triển cân bằng, công bằng và tiến bộ của nhân loại”.
Moscow theo đó đặt ưu tiên “xóa bỏ thế thống trị” của Mỹ và đồng minh, tìm cách đảm bảo an ninh bình đẳng cho tất cả các nước trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thông tin thêm, tài liệu mới của Nga trực tiếp coi Mỹ là “kẻ chủ mưu chính” của tư tưởng chính trị chống Nga. “Nhìn chung, chính sách của phương Tây nhằm làm suy yếu Nga bằng mọi cách có thể được mô ta lả cuộc chiến hỗn hợp kiểu mới”, ông Lavrov nói.
Trong chính sách đối ngoại mới, Nga sẵn sàng sử dụng quân đội để ngăn chặn nguy cơ tấn công nhắm vào Nga hoặc đồng minh. Ảnh: ITN
Ông Lavrov cũng nêu rõ, tài liệu chính sách đối ngoại mới đề xuất sử dụng các lực lượng vũ trang để đẩy lùi hoặc ngăn chặn một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Nga và các đồng minh của nước này. “Chúng tôi tuyên bố dứt khoát rằng chúng tôi sẽ bảo vệ quyền tồn tại và phát triển tự do của người dân Nga”, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh.
Bộ Ngoại giao Nga sau đó ra một thông cáo khác cho hay, các thay đổi mới nhất sẽ xác định đường lối chính sách đối ngoại của nước này “trong vòng 4 đến 6 năm tới”. Ông Alexei Drobinin, Vụ trưởng Hoạch định chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao Nga, nhấn mạnh, những sửa đổi được thực hiện để “đối tác nước ngoài, bạn bè, đối thủ của chúng ta hiểu chúng ta sẽ đi đến đâu trong thời gian tới”.
Ưu tiên hợp tác cùng Trung Quốc và Ấn Độ
Về các ưu tiên hợp tác, Nga khẳng định quyết tâm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với “các trung tâm quyền lực toàn cầu thân thiện” đang phát triển mạnh mẽ trên lục địa Á – Âu, nổi bật nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Moscow cũng coi Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Ai Cập là những đối tác lớn.
Cờ các nước thành viên BRICS gồm Brazil, Nga, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ. Ảnh: ITN
“Để điều chỉnh trật tự thế giới phù hợp với thực tế của một thế giới đa cực, Nga ưu tiên hợp tác để nâng cao năng lực và vị thế quốc tế của khối BRICS, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS), Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), RIC (Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), các hiệp hội liên quốc gia và tổ chức quốc tế khác có sự tham gia mạnh mẽ của Nga”, tài liệu nêu.
Ấn Độ và Trung Quốc là các đối tác lâu đời của Nga. Cả hai cường quốc hàng đầu châu Á này đều không tham gia trừng phạt Moscow liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine và tăng cường nhập khẩu sản phẩm năng lượng của Nga, trong bối cảnh các sản phẩm đó bị châu Âu từ chối.
Với Ấn Độ, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất, chiếm gần 50% lượng khí tài nhập khẩu của New Delhi trong giai đoạn 2016-2020, theo EconomicTimes. Moscow lâu nay rất ủng hộ Ấn Độ tăng cường vị thế trên các diễn đàn quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc.
Trong khi đó, quan hệ Nga-Trung gần đây liên tục ghi nhận những diễn biến tích cực. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Nga hồi tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định sẽ giúp doanh nghiệp Trung Quốc thay thế những công ty phương Tây đã rời Nga vì xung đột Ukraine; đồng thời đánh giá cao kế hoạch hòa bình Ukraine do Trung Quốc đề xuất.
Nga giành hết cao điểm, Ukraine sơ tán dân khỏi "pháo đài" Bakhmut
Chính phủ Ukraine kêu gọi dân thường rời thị trấn Bakhmut ở tỉnh Donetsk, trong bối cảnh khu vực này đang chứng kiến các cuộc giao tranh ác liệt với Nga.
"Tôi kêu gọi những người dân thường ở Bakhmut, nếu các bạn là những người tuân thủ luật pháp và yêu nước, các bạn phải sơ tán ngay lập tức", Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk hôm nay (17/2) phát thông điệp trên kênh Telegram, hãng tin RiaNovosti dẫn lời.
Binh sĩ Ukraine lập hàng rào thép gai ở Bakhmut. Ảnh: GettyImages
Bà Vereshchuk thể hiện sự ngạc nhiên với việc còn khoảng 6.000 dân thường vẫn đang sinh sống bên trong thị trấn. "Những người chọn ở lại Bakhmut đang gây nguy hiểm cho chính họ và những người thân yêu", bà khẳng định.
Theo lời Phó Thủ tướng Ukraine, sự hiện diện của thường dân ở Bakhmut tạo thêm rủi ro cho quân đội Ukraine, đồng thời "cản trở lực lượng an ninh và quốc phòng hoạt động hiệu quả".
Trước khi chiến sự nổ ra, Bakhmut có khoảng 70.000 người sinh sống. Thị trấn này nằm trên trục đường dẫn về hai thành phố công nghiệp Slovyansk và Kramatorsk, được đánh giá là các đô thị lớn nhất cùng mà Kiev còn kiểm soát ở Donetsk.
Tuần trước, quân đội Ukraine đã ban bố lệnh cấm dân thường và các nhóm cứu trợ đi vào thị trấn Bakhmut, đồng thời yêu cầu các nhóm cứu trợ đang làm việc trong thị trấn rời đi, viện dẫn nguy cơ từ các cuộc giao tranh trên đường phố.
Bản đồ tình hình kiểm soát ở Donetsk tính đến ngày 7/2/2023. Đồ họa: BBC/Google
Bakhmut từng được Ukraine ví như "pháo đài" phòng thủ ở Donetsk. Sau nhiều tháng giao tranh ác liệt, các lực lượng Nga, bao gồm cả lính chính quy và lực lượng Wagner, đã bao vây Bakhmut từ 3 hướng. Quân đội Ukraine hiện chỉ còn một đường duy nhất tiếp tế thị trấn, nhưng tuyến đường này cũng nằm trong tầm kiểm soát hỏa lực của Nga.
Hôm 16/2, ông Igor Kimakovsky, cố vấn của lãnh đạo Donetsk do Nga bổ nhiệm, xác nhận quân đội Nga đã kiểm soát mọi cao điểm xung quanh Bakhmut. Vị này cũng nói rằng, có rất nhiều binh sĩ nước ngoài đang tham chiến bên cạnh lực lượng Ukraine ở khu vực.
Ông Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn an ninh tư nhân Wagner của Nga, ngày 16/2 dự báo, Bakhmut sẽ được Nga kiểm soát toàn diện vào tháng 4/2023, nhưng có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc vào số lượng binh sĩ mà Ukraine sẵn sàng đưa ra mặt trận và việc các lực lượng Nga được tiếp tế ra sao.
Trước đó, Rochan Consulting, một tổ chức phân tích chiến sự Ukraine đặt trụ sở tại Ba Lan, nhận định Bakhmut có thể "thất thủ" ngay trong tuần này. New York Times cũng đánh giá các động thái gần đây cho thấy Ukraine có thể sẽ sớm rút quân khỏi khu vực
Quốc gia láng giềng Ukraine bất ngờ đóng cửa không phận Moldova, quốc gia chia sẻ đường biên giới chung với Ukraine, hôm nay (14/2) bất ngờ đóng cửa không phận tạm thời trong khoảng thời gian hơn 3 giờ đồng hồ. Ảnh minh họa: ZvezdaTV Hãng thông tấn Nga RiaNovosti trưa nay (chiều 14/2, giờ Hà Nội) dẫn thông báo từ Air Moldova, hãng hàng không quốc gia Moldova, xác nhận không phận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

LHQ kêu gọi Mỹ và Houthi 'kiềm chế tối đa'

Núi lửa Marapi ở Indonesia phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc sẵn sàng đưa vào sử dụng

Cuộc chiến AI: Nvidia đứng giữa 'gọng kìm' Mỹ - Trung

DHL tạm dừng chuyển hàng toàn cầu trên 800 USD cho người tiêu dùng Mỹ

Tiết lộ phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ gặp phái đoàn Hamas

Bí quyết về vùng đất tại Nga nơi sản sinh hàng loạt huyền thoại võ thuật hiện đại

Iraq khai mạc triển lãm quốc tế về an ninh, quốc phòng

Tìm thấy thêm thi thể thủy thủ tàu cá bị chìm tại Hàn Quốc

Lễ Phục sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Bước chuyển lịch sử của Mỹ nhìn từ màn phô diễn sức mạnh táo bạo ở Thái Bình Dương: Kỳ cuối
Có thể bạn quan tâm

Thúy Ngân bikini sexy, Hồng Nhung tươi tắn trở lại sau thời gian điều trị ung thư
Sao việt
23:25:41 20/04/2025
Hòa Minzy tiết lộ quá khứ thường xuyên trốn học, bị kiểm điểm vì 1 lý do
Nhạc việt
23:22:11 20/04/2025
BTC concert nhóm nhạc quốc tế giảm giá vé nhân dịp 30/4, tưởng được ủng hộ ai ngờ nhận về phản ứng ngược
Nhạc quốc tế
23:13:56 20/04/2025
Sốc: Nam diễn viên nổi tiếng đột ngột qua đời ở tuổi 31, lộ lời trăng trối gây xót xa
Sao châu á
22:34:25 20/04/2025
Bức ảnh con trai 8 tháng tuổi của Justin Bieber khiến MXH bùng nổ
Sao âu mỹ
21:49:44 20/04/2025
Messi gây sốc với tuyên bố về World Cup 2026
Sao thể thao
21:23:31 20/04/2025
Phim Hàn đỉnh nóc được chờ đợi nhất hiện tại: Nữ chính đẹp không tỳ vết, nam chính nghe tên ai cũng nể
Phim châu á
20:20:30 20/04/2025
Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì
Tin nổi bật
20:16:23 20/04/2025
Android 16 có tính năng chống trộm mới
Đồ 2-tek
19:44:07 20/04/2025
Mẹ kế lén lút bán kỷ vật của mẹ tôi, khi bố biết chuyện, ông trả lời một câu khiến tôi ngã nhào tuyệt vọng
Góc tâm tình
19:32:13 20/04/2025