Nga không kích “cô dâu sa mạc” dữ dội, IS hoảng loạn tháo chạy
Thực hiện hơn 40 lượt không kích, Nga đã khiến nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) phải rời bỏ 3 khu vực thuộc di tích Palmyra mà bọn chúng chiếm đóng gần 1 năm nay.
Truyền thông Nga ngày 26.3 cho biết, quân đội Syria cùng lực lượng thân chính phủ tiến vào các địa điểm ở Palmyra- nơi được mệnh danh là “cô dâu sa mạc”, trước đây từng thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã thực hiện 40 lượt không kích gần Palmyra, đánh trúng 158 mục tiêu và tiêu diệt hơn 100 phiến quân IS.
Những hình ảnh trên truyền hình Lebannon cũng cho thấy khói bốc lên trên bầu trời Palmyra khi xe tăng và trực thăng tấn công các địa điểm trong thị trấn.
Nga không kích 40 lần gần Palmyra.
IS bắt đầu sơ tán dân thường trong tuần này đến các vùng khác nhau do chúng kiểm soát ở Syria. Không có thường dân ở lại trong thị trấn, một cư dân Palmyra yêu cầu được giấu tên đã rời đi hồi đầu tuần này nói với hãng tin Associated Press.
IS chiếm giữ các công trình cổ ở Palmyra và thị trấn hiện đại lân cận từ tháng 5 năm ngoái. Các phiến quân sau đó phá hủy nhiều ngôi đền 2.000 năm tuổi, một mái vòm và những tháp mộ, gây phẫn nộ cho dư luận toàn thế giới. Cơ quan văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO lên án hành động của IS là một tội ác chiến tranh.
Video đang HOT
Binh lính Chính phủ Syria đốt cờ IS.
Ngoài ra, IS cũng phá huỷ nhà tù khét tiếng Tadmur của thị trấn, nơi hàng ngàn người phản đối chính phủ Syria đã được báo cáo là đã bị tra tấn.
Sau đợt không kích, binh lính Chính phủ Syria cũng đã tháo và đốt cờ của IS từ trên pháo đài cổ Palmyra.
Chiếm lại thành phố sẽ là một thắng lợi lớn cho chính phủ Tổng thống Bashar Assad. Palmyra là cứ điểm chiến lược quan trọng trên tuyến đường Damascus Deir ez-Zor. Với việc chiếm và kiểm soát thành phố này, lực lượng chính phủ sẽ có thể tấn công Raqqa, được coi là thủ đô của IS.
Theo Danviet
Obama bối rối trước chiến lược tại Syria của Putin
Việc Nga đưa hàng viện trợ kèm thiết bị quân sự hỗ trợ chính quyền Syria, phớt lờ đề nghị dừng của Mỹ khiến chính quyền Tổng thống Obama tiến thoái lưỡng nan.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Obama. Ảnh: AFP
Suốt 70 năm qua, nhiều đời tổng thống Mỹ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều muốn tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông.
Cựu Tổng thống Harry Truman từng khiến Hồng quân Liên Xô rút khỏi miền bắc Iran năm 1946. Richard Nixon nâng cấp độ cảnh báo hạt nhân để ngăn cản Moscow tái cung ứng vũ khí cho các khách hàng Arab trong chiến tranh Yom Kippur (Arab-Israel) năm 1973. Năm 1979, cựu Tổng thống Jimmy Carter từng đe dọa sử dụng vũ lực để bảo vệ Vịnh Ba Tư sau khi Liên Xô cũ tiến vào Afghanistan năm 1979.
Điều này phần nào cho thấy chính phủ Mỹ hiện nay đang gặp rắc rối trong việc quyết định phải hành động ra sao với động thái của Nga là điều động máy bay quân sự đến Syria để hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Bashar Assad. Mỹ nên nhất quyết phản đối hay kết hợp với Nga đang là một câu hỏi không dễ cho Nhà Trắng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuần trước cảnh báo người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng việc Nga can thiệp vào Syria có thể "làm leo thang xung đột", và "dẫn tới tổn thất lớn hơn về người". Ông Obama cũng nói rằng sự can thiệp của Nga "chắc chắn sẽ thất bại" và rằng Moscow "cần phải khôn ngoan hơn một chút".
Ông Obama cũng từng có nhận xét tương tự khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, nhưng cũng không thay đổi được cục diện. Tuy nhiên, Nhà Trắng có lẽ không dễ từ bỏ và để Nga hành động.
Lựa chọn
Theo cây bút Josh Rogin của Bloomberg, Mỹ có hai lựa chọn. Một là cố gắng đương đầu với Nga tại Syria - phương án nhận được sự ủng hộ từ một số người trong Nhà Trắng. Hai là hợp tác với Nga để chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Mỹ dường như có cơ hội biến điều bất lợi thành có lợi, bằng cách chấp thuận động thái của Nga như việc đã rồi, trong khi cùng nhau đánh bại kẻ thù chung là IS.
Theo WSJ, viễn cảnh sắp tới có thể là các phi công lái F-18 của Mỹ sẽ sát cánh cùng những chiếc MiG của Nga. Dù việc này có vẻ xa vời, nhưng cũng khó có khả năng ông Obama sẽ có những bước đi làm gia tăng nguy cơ đối đầu với Nga, hoặc chọc giận Iran, nước hỗ trợ cho chính quyền Syria, khi thỏa thuận hạt nhân vừa được ký.
Sự hiện diện của Nga sẽ không giúp đánh bại IS, nhưng có thể giúp bảo vệ chính quyền của ông Assad, trong khi giúp Moscow có thêm trường ảnh hưởng tại Trung Đông.
Nhiều người trong chính quyền Mỹ cho rằng, việc chấp nhận sự tham gia của Nga vào cuộc chiến tại Syria không khác nào thừa nhận rằng, nỗ lực lật đổ chính quyền ông Assad của Washington đã thất bại. Thêm vào đó, họ lo ngại rằng Nga sẽ tấn công các nhóm đối lập tại Syria chống lại ông Assad, dưới vỏ bọc đẩy lùi IS. "Ý định của người Nga là giữ cho ông Assad tại vị chứ không phải là chống lại IS", một quan chức nói với New York Post.
Nhiều người Mỹ cho rằng sự can thiệp của Nga vào Syria lẽ ra đã có thể tránh được nếu Washington quyết định can thiệp vũ lực vào cuộc chiến Syria từ vài năm trước, khi IS chưa tồn tại và Mỹ vẫn còn các đồng minh ôn hòa đáng tin tại Syria. Và lựa chọn có vẻ khả dĩ nhất cho Mỹ vào lúc này là bắt tay với Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Jordan để lập một vùng cấm bay dọc theo biên giới các nước này với Syria, cũng như các khu vực "cấm lái xe vào" ở nơi trú ẩn của dân thường. Mô hình cho chiến dịch này tương tự như Chiến dịch Provide Comfort, từng lập ra một nơi trú ẩn an toàn cho người Kurd năm 1991 trong Chiến tranh vùng Vịnh, và tạo cơ sở cho chính quyền Iraq, đang là đồng minh chống IS của Mỹ.
Họ cũng cho rằng các phi công Nga sẽ không dễ dàng chấp nhận rủi ro đối đầu với hỏa lực và công nghệ Mỹ. Phương án thiết lập vùng cấm bay cũng có thể cụ thể hóa phần nào cam kết của ông Obama trong việc tiếp tục phản đối cách hành xử trong khu vực của Iran. Lựa chọn tốt hơn cho Washington sẽ là nỗ lực vũ trang và huấn luyện cho lực lượng đối lập tại Syria. Dù vậy, đây là điều khó có kết quả một sớm một chiều.
WSJ đánh giá vẫn có cơ hội để tổng thống Mỹ tiếp theo rút ra bài học từ Syria. Nhưng từ giờ đến khi đó, có lẽ không nên mong chờ rằng Nga sẽ thôi khiến chính quyền Obama bối rối.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Thực hư đều lợi hại Những phỏng đoán và đồn thổi khiến Mỹ và đồng minh quan ngại sâu sắc đã trở thành sự thật khi Nga xác nhận không chỉ tăng cường hiện diện quân sự ở Syria mà còn đẩy mạnh hỗ trợ chính phủ của Tổng thống Bashar Assad. Một em bé Syria được cứu sống sau đợt không kích được cho của lực lượng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Có thể bạn quan tâm

Bàn thờ có 3 thứ này Chặn Cửa Tài Lộc: Càng giữ lại càng nghèo khổ, vứt ngay còn kịp
Trắc nghiệm
08:25:14 30/04/2025
iPhone 17 sắp được sản xuất hàng loạt
Đồ 2-tek
08:23:06 30/04/2025
Sóng 5G có gây hại sức khỏe?
Sức khỏe
08:10:14 30/04/2025
1 ông lớn công khai "chọc điên" BLACKPINK?
Nhạc quốc tế
08:06:25 30/04/2025
Thêm lựa chọn sử dụng Internet vệ tinh từ đối thủ của SpaceX
Thế giới số
07:57:10 30/04/2025
Tạm giữ người đàn ông tát cô giáo tới tấp, đẩy ra đứng dưới mưa
Pháp luật
07:45:57 30/04/2025
Mở túi đồ của hội đi camp "concert quốc gia" qua đêm: Bất ngờ với những thứ bên trong
Netizen
07:43:21 30/04/2025
Chia sẻ xúc động của giọng nữ cao đầu tiên hát 'Đất nước trọn niềm vui'
Nhạc việt
07:36:42 30/04/2025
Cha ca sĩ Thái Trinh mang viên đạn bi trong hốc mắt suốt 50 năm
Sao việt
07:33:18 30/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 32: Sợ Nguyên thích mình, An giao ước 'mãi mãi là anh em'
Phim việt
07:24:18 30/04/2025