Nga không hỗ trợ Mỹ điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2
Nga tìm cách tránh xa tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến dịch COVID-19 khi khẳng định không hỗ trợ Mỹ điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2, theo CNBC.
“Vấn đề này chưa bao giờ được hai Tổng thống của chúng tôi thảo luận”, Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nói khi được hỏi liệu ông Putin có thảo luận vấn đề này với người đồng cấp Mỹ hay không.
“Chúng tôi không cho rằng có thể hỗ trợ điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2. Chúng tôi nhận thấy rằng việc cố gắng điều tra và đổ trách nhiệm lên bất cứ quốc gia nào trên thế giới về virus này mà không có bằng chứng thực sự không phải là lựa chọn thích hợp”, ông nói thêm.
Tổng thống Trump và người đồng cấp Vladimir Putin. (Ảnh: Reuters)
Cũng theo Người phát ngôn điện Kremlin, bất chấp các diễn biến trong mùa dịch, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc không xấu đi và vẫn tiếp tục duy trì.
“Nga là một trong những quốc gia đầu tiên hỗ trợ các bác sỹ Trung Quốc trong giai đoạn đầu của cuộc chiến chống dịch. Sau đó, Trung Quốc giúp đỡ Nga bằng cách gửi tới nhiều thiết bị quan trọng. Các nhà lãnh đạo vẫn liên tục đối thoại. Thách thức chung hiện nay sẽ ngày càng củng cố sự hợp tác toàn diện”, ông cho hay.
Trước đó, trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 17/4, Tổng thống Trump cho biết Mỹ đang xem xét điều tra cáo buộc SARS-CoV-2 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. NBC News dẫn lời một số quan chức tình báo Mỹ cho biết cộng đồng tình báo nước này đang đặc biệt quan tâm tới vấn đề này.
Video: Virus gây dịch COVID-19 không giống virus nhân tạo
Australia mới đây cũng kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của chủng virus corona mới, đồng thời tìm kiếm ủng hộ của Pháp, Đức với đề xuất này.
Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Macron khẳng định hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp cho cuộc điều tra quốc tế về đại dịch COVID-19. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Merkel không đưa ra tuyên bố từ chối hay đồng ý mà chỉ nói rằng vào một thời điểm thích hợp, sẽ cần có phân tích về mọi giai đoạn của dịch.
SONG HY
Ấn Độ bất ngờ cho phép mở lại cửa hàng không thiết yếu từ ngày 25/4
Trong một thông báo đêm 24/4, Bộ Nội vụ Ấn Độ chính thức cho phép các cửa hàng bán đồ không thiết yếu được mở cửa trở lại từ ngày 25/4.
Theo đó, các cửa hàng nhỏ và tiểu thương tại các khu chợ dân cư có thể hoạt động trở lại với 50% công suất, nhưng vẫn phải đảm bảo giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Siêu thị và trung tâm thương mại chưa được phép hoạt động. Chính sách mới này không áp dụng tại các 'điểm nóng' dịch Covid-19.
Người dân đi mua đồ thiết yếu tại khu Dharavi - khu ổ chuột lớn nhất thế giới tại thành phố Mumbai. Ảnh: ANI
Các hoạt động thương mại vẫn bị cấm. Động thái bất ngờ này được cho là bước chuẩn bị cho nền kinh tế Ấn Độ trở lại trạng thái bình thường sau thời điểm kết thúc phong tỏa toàn quốc lần 2 vào này 3/5 tới. Ngoài ra, cơ quan chức năng Ấn Độ cũng bày tỏ lạc quan trước khả năng nước này chặn được đà tăng của dịch bệnh Covid-19 vào ngày 3/5.
Những tuyên bố của Chính phủ Ấn Độ đưa ra sau khi có những thông tin tích cực liên quan tới cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Ấn Độ đã nâng được tỷ lệ người hồi phục, ra viện lên gần 21%, và kiềm chế tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở mức 3%, so với mức trung bình 7% của thế giới.
Ngoài ra, theo các báo cáo mới nhất, thời gian để số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại nước này tăng gấp đôi cũng đã được kéo dài ra, từ 7,5 ngày hồi đầu tuần lên tới 10 ngày vào hôm 24/4.
Ấn Độ bắt đầu đợt phong tỏa toàn quốc kéo dài 3 tuần từ ngày 24/3. Đến ngày 14/4, Thủ tướng Narendra Modi quyết định gia hạn các biện pháp hạn chế tới ngày 3/5 để tạo điều kiện cho việc kiểm soát và ngăn chặn dịch Covid-19./.
Cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam lên talk show ăn khách ở Nga Các cụm từ "ngạc nhiên," "kỳ diệu" được các MC và video nhắc đến nhiều lần khi nói về những thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Hai MC và khách mời trong chương trình talk show "Đối thoại mở" của kênh Zvezda. Ảnh: Chụp màn hình. Một chương trình talk show ăn...