Nga không dại để sa lầy ở Syria
“Thành quả đạt được quan trọng nhất trong chiến dịch không kích của Nga ở Syria là Mátxcơva đã “kích” được giá dầu lên, chưa kể những lợi ích khác của các tập đoàn quốc phòng” – ông Trần Việt Thái – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Học viện Ngoại giao) nhận định.
Thưa ông, trong khi chiến trường Syria vẫn đang chìm ngập trong đạn khói của những đợt không kích thì Nga và phương Tây lại đang lên tiếng tố cáo lẫn nhau. Ông bình luận gì về vấn đề này?
-Dưới góc nhìn của chuyên gia, tôi cho rằng mục đích của những hành động quân sự của Nga ở Syria vẫn chưa thực sự rõ ràng giữa việc chống khủng bố IS hay bảo vệ chính quyền của Tổng thống Assad. Nên việc xuất hiện những luồng dư luận tố nhau qua lại giữa Mỹ và Nga trong thời điểm này hoàn toàn dễ hiểu.
Tổng thống Syria Assad đã bay thẳng đến Mátxcơva để cảm ơn Nga. Ảnh: Guardian
Trong chiến dịch không kích của Nga, một số lãnh đạo của phe “ôn hòa”, được Mỹ hậu thuẫn ở Syria đã bị tiêu diệt, nên những chỉ trích của Mỹ cũng có cơ sở.
Trên thực tế, dù Nga tuyên bố can thiệp quân sự vào Syria với mục đích chống khủng bố, nhưng rất dễ nhận thấy Nga có lợi ích rất lớn ở Syria vì Nga có căn cứ quân sự tại đây. Thông qua việc đẩy mạnh hoạt động quân sự, Nga muốn tăng cường vai trò và ảnh hưởng của mình ở Syria nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung.
Tuy nhiên, thành quả đạt được quan trọng nhất trong chiến dịch không kích vừa qua là Nga đã đạt được mục đích phục hồi kinh tế như “kích” được giá dầu lên, chưa kể những lợi ích khác của các tập đoàn quốc phòng. Cục diện ở Trung Đông hiện nay rất phức tạp với hàng trăm phe phái khác nhau, nên hiện nay không thể nói rằng phe nào là chính danh.
Nhưng rõ ràng rằng, xét về những mục tiêu mà chính Nga đặt ra thì hành động quân sự của Nga ở Syria trong những ngày qua đã đạt được hiệu quả.
Video đang HOT
Nhưng cũng có những hoài nghi rằng Nga sẽ sa lầy ở chiến trường Syria?
-Tại thời điểm hiện nay rất khó để khẳng định Nga có sa lầy ở Syria hay không. Tôi cho rằng chỉ có thể nói, đến giờ phút này những tính toán của Nga ban đầu đã đạt được hiệu quả. Hơn nữa, chúng ta vẫn không thể biết được tường tận mục đích và chiến lược của Nga ở Syria. Ngoài ra, việc thành hay bại còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố bởi thực tế Syria bây giờ đã trở thành một “mặt trận quốc tế hóa”.
Tất nhiên sẽ có những lo ngại và những kịch bản xấu về khả năng Nga bị sa lầy luôn được tính tới. Nhưng, Nga không dại gì để sa lầy, mục đích chính của Nga là “lợi dụng” Syria để phục hồi kinh tế.
Nếu không dễ để sa lầy ở Syria thì chắc hẳn Nga đã có sẵn lối thoát?
-Đúng vậy, lối thoát của Nga đã có và có sẵn ngay từ những phút giây đầu tiên của chiến dịch không kích, đó là việc Nga tuyên bố can thiệp vào Syria để chống lại khủng bố. Nga đã khôn ngoan khi giới hạn cuộc chiến của mình trong cuộc chiến chống khủng bố, đó là lối thoát. Và, đến một thời điểm nào đấy phù hợp với tình thế, Nga tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố đã kết thúc với những thành quả đạt được rất lớn, Nga thu quân về và đó là lối thoát êm đẹp.
Trong động thái mới nhất, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bay sang Nga và phát biểu rằng, ông sẵn sàng giao vũ khí cho phe đối lập. Theo ông, vì sao lại có tuyên bố đầy bất ngờ này?
-Tuyên bố của ông Assad quả thật gây bất ngờ cho giới bình luận quốc tế. Chúng tôi vẫn đang theo dõi tiếp những động thái khác để phân tích kỹ hơn mục đích của tuyên bố nói trên. Nhưng cảm giác ban đầu là ông Assad có lẽ muốn xây dựng lòng tin, tạo ra những cử chỉ thiện chí, nhưng cụ thể động thái của ông Assad có được chấp nhận hay không thì chưa rõ.
Thậm chí ngay cả số phận chính trị của ông Assad cũng không dễ dàng phân định, bởi những gì đang diễn ra ở Syria vô cùng phức tạp. Chúng ta chỉ có thể nói rằng tuyên bố của Assad là khá bất ngờ để xây dựng lòng tin vì xung quanh ông này có quá nhiều kẻ thù, nên ông muốn việc lấy lại hình ảnh của mình để loại bỏ bớt những kẻ thù phụ để tập trung đối phó với kẻ thù chính.
Xin cảm ơn ông!
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch tấn công các mục tiêu của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trên lãnh thổ Syria theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, lực lượng không quân Nga đã tiến hành 934 đợt không kích, tiêu diệt 819 cơ sở của IS cũng như các nhóm khủng bố khác. Hơn 50 máy bay và trực thăng Nga đã được triển khai tại Syria phục vụ chiến dịch này.
Theo Danviet
Mỹ sẽ từ bỏ Syria?
Từ bỏ Syria để tránh một cuộc "chiến tranh uỷ thác" với Nga là phương án mà Mỹ đã tính tới, giới chuyên gia quốc tế nhận định.
Vì bất lực
Viện Nghiên cứu an ninh - quốc phòng Hoàng gia Anh (RUSI) ngày 19.10 đưa ra nhận định rằng Mỹ có thể không còn quan tâm đến Syria và chuẩn bị phương án từ bỏ khu vực này.
Thủ đô Damascus của Syria tan hoang vì nội chiến. Ảnh: Sputnik
Trong phát biểu gần đây với giới báo chí, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định rằng Mỹ sẽ không biến Syria thành "cuộc chiến tranh ủy thác" với Nga. Tuyên bố của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh máy bay chiến đấu của Nga vẫn tiếp tục triển khai chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria. RUSI nhận định tình hình Trung Đông hiện nay rất dễ dẫn đến kịch bản "chiến tranh ủy thác" mà ông Obama vẫn quyết tâm né tránh. Tờ Thời báo Washington cũng thừa nhận rằng, Nga có lợi thế ở Syria hơn cả và những gì Mátxcơva thể hiện 3 tuần qua ở quốc gia Trung Đông này đã cho thấy ý định quyết lấp đầy khoảng trống chính trị ở Trung Đông, xuất hiện do Mỹ không muốn hành động dứt khoát.
Trong khi đó, RUSI bình luận, Syria không chỉ là nơi cạnh tranh ảnh hưởng ở Trung Đông, Syria còn giúp cho Nga có được cơ hội hạ thấp uy tín của những nước phương Tây khác. Rõ ràng, Mátxcơva có nhiều quân bài để sử dụng hơn trong cuộc đối đầu tại Syria. Tuy nhiên, những nhận định khác lại cho rằng hành động của Nga là xuất phát từ những lo ngại rằng, trong số nhiều người tị nạn từ Syria sẽ có những kẻ cực đoan. Khoảng cách từ Syria đến Nga ngắn hơn hai lần so với Đức.
Tờ Les Echos cũng nhận định rằng, Mátxcơva có thể cũng lo ngại khả năng hàng ngàn chiến binh thánh chiến trở về nước Nga. Theo báo này, có khoảng từ 2.000 - 7.000 thanh niên Nga đã đến Syria tham gia các nhóm thánh chiến. Đây quả thực là một mối đe dọa không nhỏ đối với nước Nga vốn vẫn phải đối phó thường trực với các lực lượng ly khai Hồi giáo ở Kavkaz, Chechnya. Đúng là mối đe dọa đối với an ninh của Nga là có thật. Nhưng với việc triển khai quân sự lớn như vậy, Kremlin hy vọng sẽ thành công ở khu vực mà liên minh phương Tây, cho đến giờ, vẫn tỏ ra bất lực.
Trong bài viết đăng ngày 19.10, tờ Thời báo Washington bình luận: "Một trong những điều trớ trêu của thời đại chúng ta là ông ấy (Putin) có thể chấm dứt đổ máu ở Syria, dựa trên tính toán lạnh lùng lợi ích quốc gia. Điều đó vượt ra ngoài sự hiểu biết của Tổng thống nước Mỹ, người đã đứng bên ngoài và bất bình phàn nàn trước thực tế rằng Nga đã nhận lấy vai trò của họ ở Trung Đông".
"Kho chứa ngày tận thế" cứu Syria
Dù những nỗ lực của Nga hiện nay được cho là để cứu chính quyền của Tổng thống Syria Assad, nhưng thực tế lại không dễ nhận định được tương lai của ông Assad. Ngày 20.10, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir tuyên bố với báo chí, Tổng thống Syria Assad chỉ có thể duy trì được quyền lực tại quốc gia Trung Đông này cho đến khi một hội đồng chuyển tiếp gồm các nhân vật đối lập và đại diện của Chính phủ Syria được thành lập. Ngoại trưởng Saudi Arabia nhấn mạnh rằng cơ quan này có thể được thành lập trong khi ông Assad còn đang tại vị, "nhưng một khi hội đồng chuyển tiếp được thành lập, sẽ không vai trò nào dành cho ông ta".
Trong khi chờ đợi một giải pháp từ Nga có thể giúp tình hình ở Syria ổn định hơn, thì thực tế thảm hoạ nhân đạo tại quốc gia này đã và đang giết chết hy vọng nhỏ nhoi của hàng triệu người dân. Hơn 11 triệu người Syria đã phải bỏ nhà ra đi từ năm 2011, hơn 4 triệu người bỏ chạy ra nước ngoài.
Theo BBC, hàng ngàn người Syria đã bỏ chạy khỏi cuộc tấn công của lực lượng chính phủ vào các khu vực do phe nổi dậy chiếm giữ ở thành phố Aleppo trong 3 ngày qua. Bác sĩ Zaidoun al-Zoabi- người đứng đầu Liên đoàn các tổ chức cứu trợ y tế Syria cho biết, nhiều ngôi làng ông ghé thăm đều trống trơn. Ông nói hàng ngàn người phải ra đi mà không có nơi ẩn náu và phương tiện y tế hỗ trợ.
Trong khi chờ đợi một giải pháp từ Nga có thể giúp tình hình ở Syria ổn định hơn, thì thực tế thảm hoạ nhân đạo tại quốc gia này đã và đang giết chết hy vọng nhỏ nhoi của hàng triệu người dân. Hơn 11 triệu người Syria đã phải bỏ nhà ra đi từ năm 2011, hơn 4 triệu người bỏ chạy ra nước ngoài.
Theo Danviet
Lọt ổ phục kích của IS, tướng Iraq chết thảm dưới mưa đạn Ngày 24/4, các tay súng thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tấn công một đoàn xe hộ tống của quân đội Iraq, bắn chết một tư lệnh sư đoàn, một đại tá và hai trung tá tại miền bắc khu vực Fallujah, tỉnh Anbar (Iraq). Lực lượng an ninh Iraq tại Ramadi hôm 23/4. Ảnh: CTVNews NyPost dẫn...