Nga không có kế hoạch rút khỏi WTO
Nga không có kế hoạch rút khỏi Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO), mặc dù một số nước tìm cách “ép” Nga ra khỏi tổ chức này.
Tuyên bố này được ông Dmitry Birichevsky, Vụ trưởng Hợp tác kinh tế, Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 27/3 trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng thông tấn RIA.
Biểu tượng WTO tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Birichevsky cho biết Nga “đang xem xét tất cả các lựa chọn tham gia thương mại đa phương, phân tích sự cân bằng giữa những lợi ích và phí tổn của việc là thành viên đầy đủ trong WTO”. Đồng thời, ông Birichevsky nêu rõ Moskva cân nhắc dựa trên thực tế rằng “có cơ sở để Nga ở lại WTO với tư cách là thành viên đầy đủ nhằm duy trì mối quan hệ ổn định với các nước đang phát triển, những nước sẵn sàng tiếp tục hợp tác với Nga trên cơ sở bình đẳng và vì lợi ích chung”.
Video đang HOT
Ông Birichevsky lưu ý rằng WTO là một nền tảng toàn cầu không thể thay thế mà trong đó, Moskva xây dựng quan hệ kinh tế và thương mại với các nước không có những hành động không thân thiện với Nga. Ông nhấn mạnh Nga đặc biệt chú trọng tương tác với các đối tác và những người cùng chí hướng ở châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Ông cho rằng sự tương tác này đang ngày càng trở nên tích cực và đa dạng hơn.
Cũng theo ông Birichevsky, các quy tắc của WTO tạo cơ sở cho hoạt động của Liên minh Kinh tế Á-Âu, theo đó, Nga, với tư cách là thành viên của tổ chức này, có nghĩa vụ tuân thủ các quy tắc của WTO.
Tổng giám đốc WTO cảnh báo sắp xảy ra suy thoái toàn cầu
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala ngày 27/9 cho rằng thế giới sắp xảy ra suy thoái toàn cầu do nhiều cuộc khủng hoảng xuất hiện cùng lúc.
Toàn cảnh cảng container ở Busan, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Theo hãng tin AFP, bà Ngozi Okonjo-Iweala chỉ ra xung đột tại Ukraine, cuộc khủng hoảng khí hậu, các cú sốc về giá năng lượng và lương thực thực phẩm cùng với những hậu quả sau đại dịch COVID-19 là những nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái toàn cầu.
"Tôi nghĩ chúng ta đang chuẩn bị rơi vào một cuộc suy thoái toàn cầu. Nhưng đồng thời, chúng ta phải bắt đầu nghĩ về việc phục hồi. Chúng ta phải khôi phục xu thế tăng trưởng", Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại diễn đàn thường niên tổ chức tại Geneva.
Bà nhấn mạnh Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu, trong khi các chỉ số về thương mại thể hiện không mấy khả quan.
Bà Okonjo-Iweala nói thêm: "Chúng ta gặp cú sốc về an ninh, cú sốc về khí hậu, cú sốc về năng lượng, cú sốc về giá lương thực thực phẩm. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến các quốc gia cùng một lúc, vì vậy chúng ta không đủ khả năng để hoạt động thương mại như bình thường".
Bà Okonjo-Iweala cho hay các ngân hàng trung ương đang ở trong tình thế khó khăn, với ít lựa chọn.
"Các ngân hàng trung ương không thực sự có quá nhiều lựa chọn ngoài việc thắt chặt và tăng lãi suất. Tuy nhiên, hậu quả đối với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển là khá nghiêm trọng, bởi vì họ cũng hạn chế tăng lãi suất", bà giải thích.
Tổng giám đốc WTO nhấn mạnh các ngân hàng trung ương cần xác định xem nguyên nhân dẫn tới lạm phát là do nhu cầu tăng mạnh hay là giá tăng là do liên quan đến các vấn đề cấu trúc của nguồn cung. Bà Okonjo-Iweala cho biết mối quan tâm hàng đầu của bà là làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới, sau đó mới là khả năng tiếp cận nguồn năng lượng.
Trước đó, ngày 19/9, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo nguy cơ kinh tế toàn cầu suy thoái có thể kéo dài sang năm 2023 và lâu hơn nữa.
Hàn Quốc xem xét khả năng khiếu nại WTO về đạo luật giảm lạm phát của Mỹ Ngày 22/8, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Lee Chang-yang cho biết, nước này sẽ xem xét liệu có đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đạo luật mới của Mỹ, trong đó loại trừ xe điện được sản xuất bên ngoài Bắc Mỹ khỏi danh sách được giảm thuế tại Mỹ....