Nga không có kế hoạch giảm nguồn cung khí đốt cho EU vận chuyển qua Belarus
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 15/11 khẳng định những tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc vận chuyển khí đốt của Nga thông qua Belarus không có nghĩa là Moskva có thể giảm nguồn cung trung chuyển qua đây sau khi tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn dầu khí Gazprom thuộc Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN
Trước đó, Tổng thống Putin bày tỏ hy vọng Belarus sẽ không dừng vận chuyển khí đốt của Nga cho các nước Liên minh châu Âu (EU) vì điều này sẽ gây thiệt hại cho ngành năng lượng châu Âu cũng như không góp phần phát triển quan hệ Nga-Belarus.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ông Peskov còn cho biết Tổng thống Putin và người đồng cấp Belarus, Alexander Lukashenko đã thảo luận về hoạt động vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu qua Belarus, nhưng không đưa ra chi tiết. Hôm 12/11, ông Lukashenko cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào của EU đối với Minsk do cuộc khủng hoảng di cư trên biên giới Belarus-Ba Lan, trong đó có việc ngừng vận chuyển khí đốt và các hàng hóa khác qua Belarus.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 15/11 cho biết ông muốn đưa người di cư đang mắc kẹt ở Belarus hồi hương trong bối cảnh căng thẳng liên quan vấn đề người di cư tại khu vực biên giới Ba Lan tiếp tục leo thang.
Phát biểu tại Brussels (Bỉ) sau khi tham vấn với những người đồng cấp Liên minh châu Âu (EU), Ngoại trưởng Maas bày tỏ phản đối việc tiếp nhận về Đức những người di cư đang mắc kẹt ở Belarus. Ông nhấn mạnh: “Tôi sẽ vận động để những người ở đó (người di cư đang ở Belarus) phải được đưa trở lại quốc gia xuất xứ của họ”. Ngoại trưởng Maas cũng cho biết cần phải có chiến dịch nâng cao nhận thức tại các nước khởi nguồn của người di cư.
Kể từ khi Ba Lan, Latvia và Litva phong tỏa đường biên giới bên ngoài EU, tình hình khu vực biên giới trở nên vô cùng căng thẳng, đặc biệt ở biên giới Ba Lan, khi hàng nghìn người từ các quốc gia như Syria hay Iraq đang chờ cơ hội vượt biên trái phép từ Belarus vào EU.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Ba Lan ngày 15/11 thông báo nước này sẽ bắt đầu xây dựng bức tường dọc biên giới với Belarus vào tháng 12 và sẽ hoàn tất vào nửa đầu năm sau. Dự án này trị giá 353 triệu euro (407 triệu USD) và bức tượng dự kiến dài 180 km, khoảng một nửa tổng chiều dài biên giới Ba Lan-Belarus. Quốc hội Ba Lan đã nhất trí việc xây dựng bức tường này hồi tháng trước. Hàng nghìn người di cư, phần lớn là từ Trung Đông, đã tràn vào hoặc cố gắng băng qua biên giới Belarus-Ba Lan kể từ mùa Hè để vào châu Âu. Ba Lan đã triển khai hàng nghìn binh sĩ tới biên giới và ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực, cũng như nhanh chóng xây dựng hàng rào kẽm gai để ngăn chặn người di cư xâm nhập trái phép.
Tổng thống Nga đề xuất giúp giải quyết cuộc khủng hoảng ở biên giới Belarus, Ba Lan
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moskva sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới giữa Belarus và Ba Lan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin RIA ngày 14/11 dẫn lời Tổng thống Putin trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình nhà nước nêu rõ: "Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi cách, nếu có bất kỳ điều gì phụ thuộc vào chúng tôi".
Ông cho biết đã trao đổi với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko hai lần kể từ khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng.
Căng thẳng giữa Belarus và Ba Lan gia tăng thời gian gần đây. Vacsava chỉ trích Minsk để cho các đoàn người di cư tự do di chuyển đến biên giới để đáp trả việc các nước Liên minh châu Âu (EU) áp đặt trừng phạt Belarus liên quan tình hình chính trị tại nước này. Phía Belarus luôn bác bỏ cáo buộc này, coi đây là cáo buộc vô căn cứ.
Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus - Ba Lan, ngày 8/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho rằng các nước phương Tây phải chịu trách nhiệm về những diễn biến này vì chính hành động can thiệp của những nước này đã khiến người dân tại nhiều quốc gia phải sơ tán khỏi chiến tranh. Trong khi đó, EU cảnh báo có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus và các hãng hàng không chở người di cư tới Belarus từ ngày 15/11.
Giá khí đốt tại châu Âu đột nhiên tăng mạnh trở lại Theo dữ liệu giao dịch của ICE, giá khí đốt ở châu Âu đã tăng hơn 5% đầu phiên giao dịch ngày 12/11. Ảnh minh họa Giá khí đốt giao tháng 12 tại trung tâm TTF ở Hà Lan đã tăng lên 943 USD / 1.000 mét khối, tương đương 79,75 euro / MWh. Sau đó, tốc độ tăng giá chậm lại xuống...