Nga không cho phép thỏa hiệp “sau lưng” Triều Tiên về vấn đề hạt nhân
Tra lơi phỏng vấn hãng tin RIA Novosti ngày 28/5 khi tham gia Đối thoại không chính thức về Hợp tác Đông Bắc Á lân thư 25 tại Tokyo (Nhật Bản), Đại sứ lưu động cua Nga phụ trách vấn đề Triều Tiên Grigory Logvinov tuyên bô Moskva sẽ không chấp nhận mọi hành động thông đồng “ sau lưng” Triêu Tiên vê vấn đề hạt nhân.
Đại sứ lưu động cua Nga phụ trách vấn đề Triều Tiên Grigory Logvinov. (Nguồn: TTXVN)
Ông Logvinov nhấn manh: “Chúng tôi muốn tiếp tục đối thoại với tất cả các bên ma không đoi hoi chân lý tuyêt đôi, chung tôi sẵn sàng lắng nghe y kiên cua các đối tác và, tất nhiên, cua Triều Tiên vi nươc nay la một phần không thể thiếu trong quá trình đàm phán.”
Theo ông Logvinov, nhưng nô lưc cua Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc gia tăng áp lực lên Triều Tiên buôc nươc nay ngừng chương trình hạt nhân sẽ không mang lại kết quả tích cực.
Video đang HOT
Ông Logvinov nhân đinh: “Cân phai lưu tâm đên nhưng lo ngai của tất cả các bên. Đăc biêt không chi trên lơi noi ma thông qua cac hành động cụ thể nhăm lam dịu căng thăng quân sự và chính trị.”
Đại sứ lưu động Logvinov lưu ý rằng theo quan điêm cua Nga, đai diên cua Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nên tham gia đam phan sáu bên vê vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, nhưng không phải như một bên tham gia đàm phán ma vơi tư cach cơ chê cấp dịch vụ chuyên môn.
Ông Logvinov nhấn mạnh: “Trong bất kỳ trường hợp nào, vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên nên được giải quyết trên cơ sơ các quy tắc cua Hiệp ước không phổ biến vũ khí hat nhân (NPT) và quy đinh cua IAEA”./.
Theo Vietnam
Pháp không chấp nhận việc Anh đòi hỏi vị thế đặc biệt trong EU
Theo báo The Guardian (Anh) ngày 28/5, Pháp vừa đưa ra một cảnh báo thẳng thừng với Thủ tướng Anh David Cameron rằng kế hoạch tái thương lượng các điều khoản về tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) của Anh trước khi tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân về việc ra đi hay ở lại liên minh này là một tiến trình "nguy hiểm."
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.
Trong bối cảnh Thủ tướng Anh bắt đầu chuyến công du 2 ngày tới 4 nước châu Âu gồm Hà Lan, Pháp, Ba Lan và Đức nhằm vận động lãnh đạo các nước này ủng hộ kế hoạch cải cách sâu rộng EU, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên bố Paris sẽ nói "không" nếu như London đòi hỏi một vị thế đặc biệt trong EU.
Phát biểu trên đài phát thanh France Inter, ông Fabius nói: "Tôi thấy tiến trình này khá nguy hiểm... Người dân Anh đang dần quen với điệp khúc 'Châu Âu là tồi tệ', và đến một ngày khi họ được hỏi để quyết định, có nguy cơ họ sẽ nói với chúng ta rằng 'Châu Âu là tồi tệ'". Ông cũng khẳng định nếu EU định trao cho Anh quy chế đặc biệt mà không nhận lại được điều gì thì câu trả lời của Pháp sẽ là "không."
Phát biểu của ông Fabius được đưa ra ngay trước khi Thủ tướng David Cameron gặp Tổng thống Pháp Franois Hollande.
Ông Hollande cho biết trong cuộc gặp, hai bên đã nói về vị trí của Anh tại EU và Pháp đã bày tỏ hy vọng Anh sẽ vẫn ở lại trong liên minh này.
Trong khi đó, Camerron nói ông tin rằng những thay đổi mà Anh đưa ra mang lại lợi ích cho không chỉ nước Anh mà toàn châu Âu.
Nhà lãnh đạo Anh cũng bày tỏ ưu tiên của ông là cải cách EU để liên minh này cạnh tranh hơn và giải tỏa được những lo ngại của người dân Anh về tư cách thành viên EU.
Dự kiến trong chuyến công du, Thủ tướng Anh cũng sẽ có các cuộc gặp với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte trong cùng ngày tại La Haye, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz vào ngày 29/5 tại Vacsava và cuối cùng là Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Berlin./.
Theo Vietnam
Khi Việt Nam là chìa khóa giải quyết tranh chấp Biển Đông Ở thời điểm hiện tại, không nghi ngờ gì về việc châu Á Thái Bình Dương sẽ trở thành tâm điểm của thế giới ít nhất là trong nhiều năm sắp tới. Đây là khu vực tiềm tàng nhiều xung đột ở quy mô lớn hơn gấp nhiều lần so với khu vực nóng nhất thế giới trong 15 năm qua là Trung...