Nga khôi phục tên lửa Oka, Mỹ sắp mất ngủ
Nga phát triển phiên bản mới dựa trên tên lửa đạn đạo Oka loại vũ khí từng khiến Mỹ, phương Tây hết sức lo sợ khi nó được trang bị năm 1983.
Nga phát triển phiên bản mới dựa trên tên lửa đạn đạo Oka – loại vũ khí từng khiến Mỹ, phương Tây hết sức lo sợ khi nó được trang bị năm 1983.
“Nga sẽ phát triển phiên bản nâng cấp từ hệ thống tên lửa đạn đạo Oka (NATO định danh là SS-23 Spider) đã bị loại bỏ dựa theo Hiệp ước INF”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết hôm 10/6.
“Không cần thiết khôi phục hệ thống cũ. Chúng tôi đang phát triển tổ hợp mới”, Borisov nói, hệ thống tên lửa mới sẽ được dựa trên nguyên tắc tên lửa Oka.
Công nghệ ngày nay cho phép cải tiến thiện tầm bắn, độ chính xác của hệ thống, ông này cho biết thêm.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo Oka tại bảo tàng.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-23 Oka bắt đầu phục vụ trong lực lương tên lửa chiến lược Hồng quân Liên Xô từ năm 1983. Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Quân đội Mỹ thời kỳ đó hoàn toàn không hiệu quả trước Oka.
Tên lửa đạn đạo Oka đạt tầm bắn 400km, không nằm trong qui định của Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) nhưng vẫn được loại bỏ.
Hiệp ước INF được ký giữa Liên Xô và Mỹ qui định việc loại bỏ các tên lửa đạn đạo trên mặt đất có tầm bắn ngắn từ 500-1.000km và tầm trung từ 1.000-5.000km. Việc xử lý theo INF được hoàn thành vào năm 1991, giai đoạn kiểm tra hoàn thành năm 2001.
Liên Xô đã loại bỏ hơn 200 quả tên lửa đạn đạo Oka và 102 bệ phóng.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Mỹ khôi phục chương trình nghe lén gây tranh cãi
Tổng thống Obama hôm 2/6 đã phê chuẩn dự luật Tự do được Quốc hội thông qua vào sáng sớm cùng ngày, nhằm sửa đổi chương trình do thám các cuộc điện thoại của dân Mỹ.
RT cho hay, với đạo luật mới được ký thành luật, chương trình nghe lén gây tranh cãi của Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (NSA) đã được khôi phục, chỉ một ngày sau khi nó bị vô hiệu hóa vì đạo luật Ái quốc, cái mà chương trình nghe lén của NSA dựa vào để triển khai, hết hiệu lực.
Đảo chiều chính sách an ninh được thiết lập ngay sau nước Mỹ bị tấn công khủng bố vào 11/9/2001, dự luật trên đã đặt dấu chấm hết cho một hệ thống bị cựu nhà thầu an ninh NSA là Edward Snowden phơi bày. Cơ quan tình báo Mỹ đã thu thập và rà soát dữ liệu các cuộc gọi để tìm manh mối về khủng bố, nhưng không được phép nghe nội dung các cuộc gọi.
Theo Reuters, dự luật Tự do Mỹ được Quốc hội thông qua chính là chiến thắng của Tổng thống Obama, song lại là thất bại đối với lãnh đạo phe đa số trong Thượng viện Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa.
Sau khi Thượng viện thông qua dự luật với tỷ lệ 67 ủng hộ 37 chống hôm 2/6, Tổng thống Obama đã tuyên bố trên Twitter rằng, ông rất vui mừng khi dự luật được thông qua. Viết trên Twitter, nhà lãnh đạo này cho hay: "Tôi sẽ ký thành luật ngay khi nhận được nó".
Theo luật mới, các công ty như Verizon Communications Inc và AT&T Inc sẽ phải thu thập và lưu trữ lịch sử các cuộc gọi như cách họ làm hiện giờ, để tính phí.
Tuy nhiên, thay vì thường xuyên cung cấp cho các cơ quan tình báo những dữ liệu như vậy, các công ty giờ chỉ phải cung cấp thông tin nếu nhận được đề nghị của chính phủ với sự phê chuẩn của Tòa án giám sát tình báo đối ngoại bí mật.
Đạo luật Tự do là cải tổ luật có quy mô lớn đầu tiên, liên quan tới các hoạt động do thám ở Mỹ, kể từ khi Snowden đưa ra những tiết lộ động trời cách đây 2 năm
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Tự lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ mất ngủ vì Triều Tiên Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết mối đe dọa lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương là Triều Tiên, và ông bị mất ngủ hàng đêm cũng vì nước đang sở hữu vũ khí hạt nhân này. Đô đốc Harry Harris Jr., Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ -...