Nga khoe tên lửa RS-26 trong diễu binh
Trong buổi tổng duyệt chuẩn bị cho Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng (9/5) tại thao trường Alabino, lần đầu tiên Nga khoe tên lửa RS26.
Theo trang tin quân sự Rosinform, Binh đoàn Tên lửa Irkutsk sẽ được trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn mới RS-26 đầu tiên.
“Các cuộc thử nghiệm khẳng định các tính năng chiến-kỹ thuật đặt ra đã hoàn thành vào tháng 12/2014″, nguồn tin trên cho biết thêm.
Là tên lửa mới nên những thông tin về RS-26 vẫn được Nga bảo mật, tuy nhiên theo một số thông tin ít ỏi được tiết lộ, tên lửa RS-26 được chế tạo trên cơ sở RS-24 Yars.
RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo (ICBM) RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV).
RS-26 có thể mang theo nhiều đầu đạn có tốc độ siêu cao và cơ động.
Tên lửa RS-26 được trang bị công nghệ tiên tiến như kỹ thuật dẫn đường đa phương thức, chủ động giúp tăng mức độ tấn công chính xác mục tiêu và độ bảo mật tốt hơn.
RS-26 sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và hệ điều khiển quán tính truyền thống. RS-26 đạt trọng lượng phóng khoảng 60 tấn và tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa trên 10.000km.
Khi tấn công mục tiêu, các đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay của các đầu đạn với vận tốc siêu nhanh khiến cho các hệ thống đánh chặn không thể xác định được.
Căn cứ vào kết quả những lần thử nghiệm của RS-26, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc trao đổi với tờ Inside the Ring hồi cuối năm 2014, tên lửa RS- 26 với đầu đạn tốc độ siêu âm, có thể đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Theo_Báo Đất Việt
Diễu binh kỷ niệm ngày chiến thắng của Trung Quốc có nhằm đe dọa thế giới?
Trong những ngày qua, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát-xít Nhật. Đỉnh cao của những hoạt động này là lễ diễu binh vào hôm nay (ngày 3-9-2015).
Cuộc diễu hành có vẻ bất thường vì một quy luật tồn tại lâu nay tại Trung Quốc là diễu binh chỉ được tổ chức 10 năm một lần và vào đúng ngày Quốc khánh Trung Quốc. Cuộc diễu binh này cũng gợi lại những ký ức trong chiến tranh cách đây 70 năm; hoạt động này cũng nhắc đến những đau khổ, đói khát và sự tàn bạo mà người dân Trung Quốc đã trải qua cũng như tinh thần quật khởi của họ. Trong khi đó, sự kiện này cũng chứng tỏ những mối quan ngại của lãnh đạo Trung Quốc thực tế tại nước nhà và ở bên ngoài.
Điều đáng tiếc là, một số nhà chính trị và truyền thông ở phương Tây lại phản ứng không mấy tích cực với lễ diễu binh. Đặc biệt, một số lãnh đạo phe đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai đã từ chối lời mời của Trung Quốc. Họ cũng không hào hứng với việc cử đại diện quân đội tham gia diễu binh.
Phản ứng của phương Tây dựa chủ yếu trên những mối quan ngại sâu sắc rằng, sự phát triển Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến mô hình kinh tế và chính trị của thế giới ngày nay. Những mối quan ngại đó xuất hiện ngày càng rõ khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ của mình và cuộc xung đột tại Ukraine ngày càng leo thang. Trong mắt người phương Tây, Trung Quốc và Nga đang phụ thuộc lẫn nhau, dù hai nước không hình thành bất cứ liên minh nào. Mặt khác, các tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản, giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã gây ra những hiểu lầm trong cộng đồng quốc tế.
Sự thờ ơ của phương Tây trước lễ diễu binh do Trung Quốc tổ chức là một sai lầm về chính sách lẽ ra có thể tránh được. Thậm chí điều này có thể được xem là một sai lầm nặng nề. Rất hiếm người phương Tây thực sự hiểu tầm quan trọng của cuộc chiến cách đây 70 năm đối với việc mở mang tầm nhìn cho người dân Trung Quốc. Cuộc chiến ấy đã thay đổi suy nghĩ của họ về thế giới bên ngoài như thế nào.
Từ Chiến tranh Nha phiến (năm 1840) đến Chiến tranh Thái Bình Dương (năm 1941), thái độ của người Trung Quốc đối với các nước phương Tây có thể tóm tắt trong một từ: "ác cảm". Đó là vì nhiều lý do. Ngoài việc họ bị áp bức thì những khác biệt văn hóa lớn giữa Trung Quốc và các nước phương Tây, địa lý tương đối biệt lập của Trung Quốc, sự tồn tại của một xã hội gia trưởng càng gây ra những mâu thuẫn gay gắt giữa Trung Quốc với các nước.
Chính cuộc chiến xâm lược do Phát-xít Nhật phát động đã khiến hàng triệu người dân Trung Quốc bỏ mạng, những hành động giết hại, sự hung hăng gần như đã loại bỏ quốc gia Trung Quốc và người Trung Quốc đã từng tự nhắc nhở bản thân về mối quan hệ giữa họ với phần còn lại của thế giới. Xem xét sự giúp đỡ của Mỹ, Anh, Liên Xô, người dân Trung Quốc nhận ra rằng, Trung Quốc và phần lớn các nước trên thế giới có nhiều điểm chung.
Chính thắng lợi của cuộc chiến tranh đã dẫn dắt mối các mối quan hệ chứa đựng sự tin tưởng và tình hữu nghị giữa Trung Quốc với Mỹ, các nước châu Âu cũng như sự tham gia thành lập Liên Hợp Quốc của Trung Quốc. Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bất chấp những khúc quanh co của lịch sử như chiến tranh Triều Tiên, chính việc dựa trên nhận thức chung của mô hình chính trị thế giới sau chiến tranh và trật tự kinh tế cuối cùng đã dẫn đến sự khôi phục vị trí đại diện của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã hội nhập vào thế giới ngày nay một cách toàn diện kể từ khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và mở cửa.
Do vậy, thật khó để hiểu lý do vì sao các nước phương Tây không tận dụng ngày lễ kỷ niệm mà Trung Quốc rất quan tâm và xem đây như là cơ hội để xem xét lại những tình cảm tốt đẹp đó. Chính trong cuộc chiến vai kề vai với lực lượng đồng minh và chiến thắng sau đó đã dạy người dân Trung Quốc rằng, không có bước tiến quan trọng nào của loài người chỉ do một quốc gia thực hiện. Nền hòa bình và thịnh vượng thực sự không thể đạt được nếu không có nhận thức rằng, cộng đồng quốc tế đều chia sẻ chung vận mệnh. Sự thông đồng giữa các quốc gia dân tộc hẹp hòi hay đối đầu chỉ có thể dẫn đến những thảm họa mới.
Ông Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Quốc đã chọn một con đường hướng về "cộng đồng toàn cầu chia sẻ vận mệnh". Phương Tây quan ngại rằng, cuộc diễu binh không những không cần thiết mà còn vô lý.
Tác giả: Ông Qin Xiaoying
Học giả Nghiên cứu, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Trung Quốc
Theo China US Focus
20.000 nhân viên an ninh Nga bảo vệ lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng Khoảng 20.000 nhân viên an ninh Nga được điều động để đảm bảo cho lễ kỷ niệm 70 Chiến tranh Vệ quốc ở Moscow hôm nay, với sự tham dự của hàng chục lãnh đạo thế giới, diễn ra suôn sẻ. Quân nhân Nga diễn tập cho lễ duyệt binh hôm nay trên Quảng trường Đỏ. Ảnh:Reuters Theo Moscow Times, lực lượng an...