Nga khẳng định sẽ chú trọng tới hợp tác Á-Âu
Theo hãng tin Sputnik, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Moskva không từ bỏ hợp tác kinh tế với phương Tây, nhưng trọng tâm sẽ được chuyển sang hợp tác Á-Âu.
Phát biểu tại diễn đàn kinh tế Krasnoyarsk, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Pankin nêu rõ: “Mặc dù Nga không từ chối hợp tác với phương Tây, Tây Âu, nhưng sẽ có sự chuyển hướng trọng tâm sang hợp tác Á-Âu. Nếu siết chặt tình hình xung quanh Nga… trong những điều kiện như hiện nay, nền kinh tế thế giới và tiến trình kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng”. Ông ám chỉ đến các biện pháp trừng phạt hà khắc mà các nước phương Tây áp đặt nhằm vào Nga liên quan tới chiến dịch quân sự tại Ukraine, cho rằng các biện pháp này chỉ có thể được thực hiện trong một thời gian nhất định, nhưng sẽ đến lúc phải từ bỏ chúng “vì rất tốn kém”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova trong một cuộc họp báo về chính sách đối ngoại của Nga, tại Moskva ngày 30/12/2021. Ảnh: TASS/TTXVN
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích phản ứng của quốc tế đối với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, bao gồm cả việc thông qua Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), là hết sức phi lý. Bà Zakharova nói thêm rằng Nga đã cố gắng ngăn chặn kịch bản này trong nhiều năm và sử dụng tất cả các khả năng và tất cả các chiến thuật.
Trước đó một ngày, trong ngày cuối cùng của phiên họp đặc biệt về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ĐHĐ LHQ đã thông qua nghị quyết kêu gọi Nga ngay lập tức rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Nghị quyết nhận được 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước thành viên LHQ, đạt tỷ lệ đồng thuận 73%.
Nga tiếp tục duy trì liên lạc với Mỹ
Theo hãng tin TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 3/3 cho biết Moskva đang tiếp tục liên lạc với Washington, chủ yếu thông qua các đại sứ quán, đồng thời cho rằng các cuộc đàm phán Nga-Ukraine tại Belarus có thể mang lại kết quả.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov phát biểu tại một hội nghị ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 30/1/2019. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Ngoài ra, Thứ trưởng Ryabkov cũng tin rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ đạt được tất cả mục tiêu đề ra.
Trong khi đó, hãng Interfax dẫn lời ông Ryabkov cho hay Moskva đã cảnh báo phương Tây không leo thang căng thẳng với Nga.
Cùng ngày, các binh sĩ Nga đã chuyển hơn 30 tấn hàng viện trợ nhân đạo từ khu vực Belgorod đến các khu định cư của người dân Ukraine gần biên giới Nga-Ukraine ở khu vực Kharkov. Hàng hóa bao gồm các thực phẩm như ngũ cốc, thịt và cá đóng hộp, bánh kẹo và các sản phẩm bánh, kẹo, nước uống đóng chai. Những chuyến hàng nhân đạo đã được trao tận tay người dân tại các khu định cư ở biên giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, cũng trong ngày 3/3, Chính phủ Australia đã phê duyệt hơn 1.000 thị thực cư trú tạm thời cho các công dân Ukraine phải di dời khỏi đất nước do cuộc xung đột Nga - Ukraine, trong đó một số sẽ tới Australia vào cuối tuần này. Bộ trưởng Nhập cư Australia Alex Hawke cho biết tất cả công dân Ukraine ở Australia có thị thực hết hạn trước ngày 30/6 sẽ được tự động gia hạn thêm 6 tháng.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cho biết công dân Ukraine có đủ tư cách để xin thị thực vào các nước Arab vùng Vịnh. Động thái này được xem là đảo ngược hoàn toàn so với quyết định trước đó, khi mà chính quyền UAE đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân Ukraine, trong bối cảnh hàng nghìn người đang phải chạy trốn cuộc xung đột.
Tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ ngày 2/3, toàn bộ 6 quốc gia Arab vùng Vịnh đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt chiến dịch quân sự và "rút toàn bộ lực lượng vô điều kiện" khỏi lãnh thổ Ukraine.
Anh cấm các công ty Nga tham gia thị trường bảo hiểm Theo hãng tin Reuters, ngày 3/3, Anh công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm cấm các công ty Nga tham gia thị trường bảo hiểm London, một trong những thị trường bảo hiểm hàng đầu thế giới. Một dấu hiệu được nhìn thấy được khắc trên tòa nhà Kho bạc ở London, Anh, ngày 1/3/2021. Ảnh: Reuters Bộ Tài chính Anh...