Nga khẳng định sẵn sàng đối thoại với lãnh đạo Đức và Pháp
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 15/6, ông Dmitry Peskov, Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga, cho biết những tuyên bố của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc muốn đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin cho thấy khả năng này có thể xảy ra.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tại cuộc họp báo ở Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Peskov nêu rõ: “Cả ông Scholz và Macron – họ đã nhiều lần nói về điều này, và tất nhiên, họ đang nói nhiều hơn về một ý tưởng có thể thực hiện”. Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga nhấn mạnh giao tiếp có mục đích là cách thức hoàn toàn bình thường trong quan hệ quốc tế, thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn nhất, việc liên lạc giữa các nguyên thủ là điều bình thường.
Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã điện đàm 11 lần kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt, trong đó có 3 lần theo hình thức ba bên với sự tham gia của cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Hầu hết các liên hệ này diễn ra vào mùa Xuân năm ngoái. Lãnh đạo Nga và Đức nói chuyện qua điện thoại lần cuối vào ngày 2/12/2022. Cuộc gặp mặt trực tiếp cuối cùng của các nhà lãnh đạo diễn ra tại Điện Kremlin vào ngày 15/2/2022.
Tổng thống Macron cũng nhiều lần khẳng đinh nối lại các cuộc đối thoại với Nga là không thể thiếu để giải quyết khủng hoảng Ukraine và đảm bảo an ninh cho châu Âu.
Ông Putin: Liên hệ Nga - châu Phi 'mạnh hơn bao giờ hết'
Phát biểu trong cuộc họp báo với Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune, Tổng thống Vladimir Putin nói đây là năm đặc biệt đối với quan hệ của Nga với châu Phi.
"Những mối liên hệ của chúng tôi với các nước châu Phi đang sâu rộng hơn bao giờ hết và chuyến thăm của Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune thể hiện rõ điều đó", Tổng thống Vladimir Putin nói hôm 15/6.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, ông sẽ tiếp tục hội đàm với Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) thường niên lần thứ 26, bắt đầu hôm 15/6. Ông cũng sẽ gặp lãnh đạo của một số quốc gia châu Phi để thảo luận về sáng kiến hòa bình Ukraine vào hôm 17/6.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Điện Kremlin)
Tháng trước, lãnh đạo một số nước châu Phi đề xuất kế hoạch hoà bình cho xung đột Ukraine. Theo Bộ Ngoại giao Nam Phi, Tổng thống nước này Cyril Ramaphosa, cùng các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia châu Phi khác là Zambia, Senegal, Cộng hoà Conggo, Uganda sẽ sớm tới Moskva và Kiev nhằm thúc đẩy những điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán hòa bình hay ít nhất là một lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.
Theo Tổng thống Vladimir Putin, tại cuộc hội đàm hôm 15/6, lãnh đạo Nga và Algeria đã thảo luận là nỗ lực mở rộng giao dịch bằng đồng tiền quốc gia nhằm "bảo vệ thương mại song phương khỏi tác động của các nước thứ ba và những diễn biến bất lợi trên thị trường ngoại hối quốc tế".
Lãnh đạo Nga cho biết Moskva cũng đang tăng hạn ngạch tuyển sinh đại học do nhà nước trợ cấp cho công dân Algeria lên 30%. Khoảng 20.000 người Algérie đã theo học tại các trường đại học của Nga và khoảng 1.500 người hiện đang học tập tại nước này.
Tổng thống Eritrea Isaias Afwerki cũng đã đến thăm Moskva vào đầu tháng này. Ông mô tả chuyến thăm là nỗ lực nhằm "thúc đẩy quan hệ đối tác" với Nga.
Đức công bố chiến lược an ninh, nhắm vào Trung Quốc và Nga Trong chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên, Đức gọi Trung Quốc là 'đối tác' vừa là 'đối thủ' mang tham vọng định hình lại trật tự thế giới, đồng thời cho rằng Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với châu Âu. Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 14-6 - Ảnh: AFP...