Nga khẳng định nỗ lực nối lại tiến trình hòa bình Trung Đông
Theo hãng tin Sputnik, ngày 4/1, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Nga về Trung Đông Vladimir Safronkov tuyên bố Nga sẵn sàng tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Bộ Tứ Trung Đông bất chấp việc Mỹ quyết định chấm dứt tham gia định dạng này.
Loạt rocket do Phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine phóng đi từ Dải Gaza vào lãnh thổ Israel, nhằm đáp trả các vụ không kích xuống dải đất này, ngày 5/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Quan chức ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Việc chấm dứt đối thoại theo định dạng Bộ Tứ Trung Đông không phải là quyết định của chúng tôi. Ngay cả trong thực tế địa chính trị hiện nay, chúng tôi sẵn sàng trở lại hoạt động tập thể”. Theo ông Safronkov, chính sách của Mỹ đối với Bộ Tứ Trung Đông (bao gồm Nga, Mỹ, Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc) là động thái tiếp tục loại bỏ một số định dạng đa phương của Washington. Hiện nhiều quốc gia cũng đang phản đối quyết định này của Mỹ.
Đặc phái viên Safronkov đồng thời nhấn mạnh Nga sẽ tìm cách nối lại tiến trình hòa bình ở khu vực Trung Đông. Theo ông, vai trò của các quốc gia khu vực Trung Đông và Vùng Vịnh, đặc biệt là Ai Cập, Algeria và Jordan, là rất quan trọng trong tiến trình hòa bình này. Đó cũng là lý do Moskva đang thúc đẩy hợp tác tập thể chặt chẽ với các nước này.
Bộ Tứ Trung Đông được thành lập năm 2002 nhằm tăng cường các nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình tại khu vực đầy bất ổn này.
Liên hợp quốc quan ngại về sự bế tắc của tiến trình hòa bình Trung Đông
Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc về tiến trình hòa bình Trung Đông, ông Tor Wennesland, ngày 28/9 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình trạng bế tắc trong giải quyết cuộc xung đột Israel - Palestine.
Ông Tor Wennesland - Điều phối viên đặc biệt về Tiến trình Hòa bình Trung Đông. Ảnh: Hữu Thanh/TTXVN
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Wennesland đánh giá: "Việc thiếu vắng một tiến trình hòa bình có ý nghĩa nhằm chấm dứt sự chiếm đóng của Israel và giải quyết cuộc xung đột đang khiến tình hình tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng trở nên xấu đi nghiêm trọng, đặc biệt là ở Bờ Tây, đồng thời thúc đẩy quan điểm cho rằng không thể giải quyết cuộc xung đột".
Theo ông Wennesland, người Israel và Palestine phải quyết định cách nhìn về tương lai trong bối cảnh xu hướng tình hình hiện nay đang dẫn tới tình trạng xung đột và bạo lực dai dẳng. Ông cũng cho rằng, cần nhanh chóng có các sáng kiến có ý nghĩa nhằm thay đổi quỹ đạo hiện nay và việc hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước cần có nỗ lực tập thể của quốc tế.
Cùng ngày, Bộ Y tế Palestine cho hay một cuộc tấn công vào ban ngày của Israel tại một điểm nóng ở Bờ Tây đã khiến 4 người Palestine thiệt mạng và 44 người khác bị thương do đạn thật.
Vụ việc xảy ra tại Jenin ở phía Bắc khu Bờ Tây - khu vực xảy ra đụng độ gần như hàng ngày giữa quân đội Israel và các tay súng Palestine kể từ khi tình hình leo thang hồi tháng 3/2022. Phó Thống đốc Jenin, ông Kamal Abu al-Rub cho biết cuộc tấn công ngày 28/9 là vụ bạo lực nghiêm trọng nhất mà quân đội Israel thực hiện kể từ đầu năm 2022.
Trong khi đó, quân đội Israel xác nhận 2 người thiệt mạng trong chiến dịch "nhằm vào 2 đối tượng tình nghi liên quan tới một số vụ tấn công bằng súng gần đây".
Israel cho phép thêm 1.500 lao động từ Gaza vào làm việc Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, từ ngày 20/8, Israel sẽ tăng thêm 1.500 giấy phép lao động cho người Palestine từ Gaza vào làm việc trong lãnh thổ Israel nhằm góp phần duy trì an ninh cho khu vực phía Nam Israel. Cửa khẩu Kerem Shalom ở Rafah, phía Nam Dải Gaza, giáp giới với Israel, ngày 4/8/2022. Ảnh tư liệu:...