Nga khẳng định mình trước những cú đòn phương Tây
Tất cả đang diễn ra sau khi Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang hôm 15/1 với rất nhiều nội dung đáng chú ý.
Nga tự khẳng định…
Nước Nga đang tiến hành những thay đổi lớn khi một chính phủ mới vừa được thành lập và Tổng thống Vladimir Putin thúc đẩy các bước sửa đổi Hiến pháp. Tất cả đang diễn ra sau khi Tổng thống Putin đọc thông điệp liên bang hôm 15/1 với rất nhiều nội dung đáng chú ý.
Năm nay, Tổng thống Putin chỉ dành một tỷ lệ rất nhỏ trong thông điệp để nói về các vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại của nước Nga. Thay vào đó, ông tập trung cho các vấn đề trong nước, nổi bật là vấn đề “cấu trúc nhà nước”. Đây cũng là điều được giới phân tích phương Tây đặc biệt lưu tâm.
Trong thông điệp liên bang, Tổng thống Putin nói: “Tôi muốn dừng lại ở vấn đề cấu trúc Nhà nước và chính sách đối nội, tức là những vấn đề đã được xác định bởi Luật căn bản của đất nước chúng ta – Hiến pháp Liên bang Nga. Mọi người thường xuyên đặt cho tôi những câu hỏi về vấn đề này, kể cả tại cuộc họp báo lớn hằng năm”.
Tổng thống Nga V. Putin đọc thông điệp liên bang ngày 15/1
Tổng thống Putin bác bỏ sự cần thiết phải có một Hiến pháp mới vì đã được thông qua gần một phần tư thế kỷ. Thay vào đó, ông bày tỏ qua điểm về việc sửa đổi. Theo ông: “Tiềm năng của Hiến pháp 1993 vẫn còn lâu mới được khai thác hết, còn nền tảng cơ bản của hiến pháp, quyền lợi và quyền tự do của con người vẫn còn nguyên những giá trị căn bản bền vững của chúng trong nhiều thập niên tới đối với xã hội Nga”.
Giới phân tích phương Tây đã đặc biệt để ý tới phát biểu tiếp theo của Tổng thống Putin khi ông nói: “Thứ nhất, nước Nga có thể và vẫn sẽ là một quốc gia có chủ quyền. Chủ quyền của nhân dân là vô điều kiện. Chúng ta đã làm rất nhiều để khôi phục sự thống nhất đất nước, để chấm dứt tình trạng một số chức năng quyền lực nhà nước bị chiếm đoạt bởi các gia tộc giầu có, nước Nga đã trở lại vũ đài chính trị thế giới như một quốc gia có chính kiến mà thiên hạ không thể bỏ ngoài tai”.
Nhà lãnh đạo Nga tin rằng: “Chúng ta đã tạo ra được những nguồn lực mạnh mẽ, nhờ thế mà Nhà nước ổn định bền vững, nhờ thế mà Nhà nước ta bảo vệ được các quyền lợi xã hội của công dân, bảo vệ được nền kinh tế quốc gia trước mọi mưu toan gây áp lực từ bên ngoài”.
Video đang HOT
Ông nói tiếp: “Chúng ta đã tạo ra được những nguồn lực mạnh mẽ, nhờ thế mà Nhà nước ổn định bền vững, nhờ thế mà Nhà nước ta bảo vệ được các quyền lợi xã hội của công dân, bảo vệ được nền kinh tế quốc gia trước mọi mưu toan gây áp lực từ bên ngoài. Thật vậy, tôi tin rằng đã đến lúc phải thực hiện một số thay đổi trong Luật cơ bản của đất nước hướng tới đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp trong không gian luật pháp của nước Nga”.
Phương Tây đang hồi hộp trước kịch bản ông Putin tiếp tục nắm giữ quyền lực ở Nga sau năm 2024
Tổng thống Putin đã giải thích quan điểm trên như sau: “Điều này có nghĩa chính xác như sau: những đòi hỏi của luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế, cũng như các quyết định của các cơ quan quốc tế chỉ có thể phát huy hiệu lực trên lãnh thổ Nga một khi chúng không đòi hỏi phải hạn chế các quyền lợi và quyền tự do của công dân Nga, không mâu thuẫn với Hiến pháp Nga”.
Giới phân tích quốc tế cho rằng nội dung trên cho thấy Nga đang tiến thêm một bước nữa để rời khỏi hệ thống các quy định và luật pháp quốc tế có từ thời Thế chiến II. Chuyên gia Andrei Kolensikov, thuộc Trung tâm Carnegie ở Moscow, nói: “Bất kể thay đổi nào liên quan đến việc củng cố chủ quyền của đất nước, cô lập ngay lập tức khỏi thế giới và quốc hữu hóa nguồn lực tốt nhất, sẽ có tác động”.
Phương Tây chèn ép
Tờ Phân tích Á-Âu cho rằng động thái của Nga diễn ra sau khi nước này nhiều lần bị xử thua tại các tòa án quốc tế, nhất là sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Sau sự kiện này, các nước phương Tây, bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các nước khác đã trừng phạt Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế. Nga cũng đã bị loại ra khỏi Hội đồng châu Âu.
Các ông tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế tại Hague đã coi cuộc xung đột hiện nay ở miền Đông Ukraine là “cuộc xung đột vũ trang quốc tế” giữa Nga và Ukraine. Trong khi đó, Nga luôn phủ nhận việc can dự cuộc chiến này.
Trừng phạt có khiến sức mạnh Nga suy giảm?
Nga không phải là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, chưa bao giờ ký hiệp ước liên quan. Tổng thống Putin cũng đã bác bỏ phán quyết này và tuyên bố Moscow chưa từng có ý định tham gia.
Các tòa án quốc tế khác đã đưa ra những phán quyết chống lại Nga bao gồm tòa trọng tài Stockholm, yêu cầu Tập đoàn dầu khí Gazprom phải trả cho Ukraine gần 3 tỷ USD. Tòa trọng tài thường trực tại Hague đã yêu cầu Nga trả 50 tỷ USD cho các cổ đông cũ của Yukos, một công ty dầu khí tư nhân được Rosneft mua lại.
Năm 2015, Hạ viện Nga đã thông qua một đạo luật cho phép chính phủ bỏ qua các phán quyết của tòa án quốc tế. Ngày 16/1 vừa qua, một ngày sau thông điệp liên bang, Tổng thống Putin đã lặp lại chỉ trích đối với tòa án châu Âu, đồng thời nói rằng đôi khi họ đưa ra “những quyết định sai luật rõ ràng”.
Ông Georgy Satarov – Giám đốc viện nghiên cứu INDEM có trụ sở tại Moscow nói: “Làm thế nào một người nào đó có thể phản đối quyết định của các tòa án Nga về các vấn đề quan trọng đối với Nga. Không thể chấp nhận! Tất nhiên, điều này sẽ tăng lên trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Bản thân chúng ta phải biết cần làm gì. Không cần ai phải dạy”.
Ông Putin nhấn mạnh sự hội nhập của Nga nhưng không quên nhắc nhở phương Tây về sức mạnh của đất nước mình
Mặc dù vậy, Tổng thống Nga Putin lại luôn nhấn mạnh sự hội nhập của Nga với cộng đồng quốc tế. Trong bài phát biểu hồi tháng 10/2014, ông Putin nói: “Chúng ta không có ý định tự tách mình khỏi bất kỳ ai và lựa chọn một con đường phát triển khép kín nào đó, cố gắng sống trong nền kinh tế tự cung tự cấp. Nước Nga luôn sẵn sàng đối thoại, bao gồm cả bình thường hóa quan hệ kinh tế và chính trị”.
Riêng về lĩnh vực kinh tế, Nga hiện vẫn tiếp tục bị phương Tây cô lập. Các lệnh trừng phạt liên quan tới sự kiện sáp nhập Crimea đã khiến nhiều ngân hàng lớn của Nga bị chặn tiếp cận các thị trường tín dụng nước ngoài. Giới lập pháp Mỹ thậm chí đã kêu gọi loại Nga khỏi hệ thống giao dịch ngân hàng toàn cầu được coi là SWIFT.
Đáp lại, Nga đã tìm cách xây dựng hệ thống song song của riêng mình. Ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định tài chính Nga đã đưa nước này trở thành một trong những nước mạnh nhất thế giới về ngân sách, dự trữ tiền tệ và tầm nhìn thận trọng.
Đông Triều
Theo baodatviet.vn
Iraq cử đại biểu tới Nga để mua loạt hệ thống S-300 và S-400
Các chuyên gia phương Tây cho rằng tuyên bố của Baghdad về việc mua các hệ thống phòng không Nga nhằm thể hiện sự độc lập từ Mỹ.
Tuy nhiên, Iraq đã cử một đoàn đại biểu tới Moscow để đàm phán về việc mua các thiết bị quốc phòng hiện đại sắp tới.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo một thành viên của ủy ban quốc hội về an ninh và quốc phòng có tên Badr al-Ziyadi, Iraq đang cử các đoàn đại biểu tới Nga, Trung Quốc và Ukraine để thảo luận về việc mua hệ thống phòng không nhằm bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm lược hoặc vi phạm chủ quyền có thể xảy ra.
"Các đoàn đại biểu dự kiến tới những nước như Nga, Trung Quốc, Ukraine để thống nhất về việc mua hệ thống phòng thủ đại nhằm bảo vệ không phận Iraq - Badr al-Ziyadi nói với tờ báo As Sabah. "Quốc hội Iraq đang thành lập một phái đoàn hành pháp và lập pháp chung để thăm các nước và ký hợp đồng mua vũ khí hiện đại" - hãng tin Al Masdar News cho hay.
Các chuyên gia nói rằng Iraq có thể thực sự quan tâm tới việc mua hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga, hệ thống tầm trung HQ-9 của Trung Quốc và các hệ thống phòng không tầm ngắn của Ukraine.
Trước đó tại Nga, thông tin về các cuộc đàm phán với Baghdad về việc bán S-300 và S-400 cho Iraq đã được xác nhận.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/BM
Báo Anh: Putin khôi phục ảnh hưởng Nga ở Trung Đông như thời Liên Xô Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đưa nước Nga trở lại thành một thế lực ở Trung Đông, khi vừa bắt tay với các đồng minh truyền thống, vừa đề nghị hỗ trợ các quốc gia vốn là đồng minh Mỹ. Putin bắt tay với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani. Theo Express, giới...