Nga khẳng định không có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở quốc gia khác
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov khẳng định Moskva sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ quốc gia khác, ngoại trừ Belarus.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov phát biểu tại Hội nghị Giải trừ quân bị của LHQ ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 2/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo ngày 1/2, khi nhận được câu hỏi liệu Nga có dự định triển khai vũ khí hạt nhân của mình ở bất kỳ quốc gia nào khác ngoài Belarus không, Thứ trưởng Ryabkov đáp: “Không, chúng tôi không có kế hoạch như vậy”.
Quan chức ngoại giao này cũng đề cập rằng Nga đang thực hiện trách nhiệm cao nhất liên quan đến việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.
Video đang HOT
Hãng TASS (Nga) dẫn lời ông Ryabkov: “Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên đất Belarus đã được thực hiện để đối trọng với hoạt động ngày càng hung hãn và đe dọa của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), do Mỹ dẫn đầu, và đường lối chính sách của khối quân sự này nhằm đánh bại Nga về mặt chiến lược cũng như việc mở rộng chương trình hạt nhân chung của NATO. Quyết định chung của chúng tôi, được đưa ra cùng với Minsk, về việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus được kích hoạt bởi đường lối chính sách của tập thể phương Tây. Sự khác biệt giữa chúng tôi và NATO rất lớn, chúng tôi đang thực hiện trách nhiệm tối đa”.
Ông Ryabkov còn giải thích rằng Moskva và Minsk thực hiện những bước đi này trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh vốn có không gian an ninh chung.
Vào ngày 25/3/2023, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng theo yêu cầu của Minsk, Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus, giống hệt như cách Mỹ đã triển khai các thành phần trong kho vũ khí hạt nhân của nước này trên lãnh thổ đồng minh.
Nga đã chuyển hệ thống Iskander có khả năng hạt nhân tới Minsk và giúp đối tác Belarus trang bị lại máy bay của họ cho phù hợp. Lực lượng tên lửa và phi công Belarus đã tham gia khóa huấn luyện tại Nga.
Vào ngày 16/6/ 2023, ông Putin cho biết những đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Nga đã được chuyển giao cho Belarus và toàn bộ lô vũ khí sẽ được triển khai vào cuối năm nay. Vào ngày 23/6/2023, Tổng thống Alexander Lukashenko xác nhận một phần đáng kể số đầu đạn dự kiến chuyển giao đã đến Belarus.
Các chuyên gia bình luận về khả năng Mỹ, Nga nối lại đối thoại chiến lược
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 25/10 cho biết Nga đã nhận được lời đề nghị của Mỹ về việc nối lại đối thoại các vấn đề ổn định chiến lược.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: duma.gov.ru
Theo ông Ryabkov, lời đề nghị của Mỹ được đưa ra không chính thức. Nhà ngoại giao này khẳng định phía Nga sẽ nghiên cứu các đề xuất nhằm nối lại đối thoại về kiểm soát vũ khí hạt nhân này, nhưng sẽ không chấp nhận trừ khi Washington từ bỏ lập trường "thù địch" đối với Moskva.
Mỹ và Nga thường xuyên kiểm tra các cơ sở hạt nhân của nhau và hạn chế đầu đạn theo cơ sở Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START). Nhưng New START - hiệp ước vũ khí hạt nhân song phương cuối cùng còn sót lại giữa Washington và Moskva - sẽ hết hạn vào tháng 2/2026, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên không có dấu hiệu cải thiện.
Giới quan sát nhận định khả năng hai bên nối lại đối thoại là chưa rõ ràng vì Nga và Mỹ có quan điểm rất khác nhau.
Ông Oleg Krivolapov, trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Mỹ - Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng Mỹ mong muốn dần dần ổn định hình thức quan hệ chiến lược song phương.
Trong khi đó, Nga nhiều lần tuyên bố sẵn sàng thảo luận về các sáng kiến này, nhưng chỉ khi Mỹ đề xuất điều gì đó thực chất hơn là tham vấn. Ông Krivolapov cho rằng vấn đề xem xét lại cấu trúc an ninh ở châu Âu có thể là một trong số những đề xuất như vậy.
Về phần mình, chuyên gia Dmitry Stefanovich tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO RAS) của Viện Khoa học Nga, tin rằng trên thực tế lời đề nghị của Mỹ có thể được hiểu theo hướng tích cực.
Việc những đề xuất đó cần thời gian dài để chuẩn bị như vậy đã cho thấy khoảng cách sâu sắc giữa Nga - Mỹ về các vấn đề chiến lược. Và do đó, theo ông Stefanovich, phản ứng của phía Nga đang được mong đợi. Bởi lẽ, các điều kiện hiện nay khó có lợi để Moskva và Washington nối lại một cuộc đối thoại sâu sắc trong lĩnh vực này.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga: Nguy cơ xung đột hạt nhân ở mức cao kỷ lục Trong khi nhấn mạnh cam kết của Nga với ý tưởng rằng thế giới phải an toàn và không có mối đe dọa hạt nhân, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho rằng nguy cơ xung đột hạt nhân hiện đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov. Ảnh tư liệu: RIA Novosti...