Nga khắc phục xong vụ “linh kiện dỏm” trên tàu sân bay Ấn Độ
Tập đoàn đóng tàu Thống nhất (USC) của Nga vừa mới khắc phục xong sự cố “ linh kiện Trung Quốc dỏm”, vốn khiến cho việc giao hàng tàu sân bay Vikramaditya cho Ấn Độ bị đình trệ hồi năm ngoái.
“Các chuyên gia Nga đã phải dùng gạch chịu lửa do Nga sản xuất để thay thế và sửa chữa thành công sự cố nồi hơi cách nhiệt”, RIA Novosti dẫn một nguồn tin từ USC ngày 1.2.
Trang tin quốc phòng Defence News cho biết Ấn Độ đã thể hiện sự “mất kiên nhẫn” khi Nga chậm bàn giao tàu sân bay Vikramaditya và từng lên tiếng đòi tiền bồi thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía Nga cho rằng sự cố liên quan đến vật liệu cách nhiệt của nồi hơi là do Hải quân Ấn Độ mua linh kiện “dỏm” của Trung Quốc, rồi giao cho USC sử dụng khi tân trang tàu sân bay Vikramaditya.
Hồi năm 2005, Ấn Độ và Nga ký hợp đồng trí giá 947 triệu USD để đóng tàu sân bay Vikramaditya, tuy nhiên việc bàn giao con tàu này bị trì hoãn hai lần vào năm 2008 và 2012.
Tàu sân bay Vikramaditya lẽ ra phải được giao cho Ấn Độ vào ngày 4.12.2012, nhưng sau những lần chạy thử hồi tháng 9.2012, các kỹ sư Nga phát hiện gạch chịu lửa kém chất lượng của Trung Quốc trong hệ thống nồi hơi cách nhiệt khiến nó không thể hoạt động hết công suất, làm giảm tốc độ tối đa của tàu.
Theo TNO
Ấn Độ có thể phạt Nga 100 triệu USD
Ấn Độ có thể đòi Nga khoản tiền phạt hơn 100 triệu USD do chậm trễ trong việc bàn giao tàu sân bay được tân trang lại Vikramaditya.
Tàu sân bay Vikramaditya. Ảnh: RIA Novosti
Tàu sân bay Vikramaditya ban đầu được Nga dự kiến chuyển cho Ấn Độ vào năm 2008, và gần đây nhất tuyên bố lùi lại đến ngày 4/12 tới. Tuy nhiên, những chuyến chạy thử trên biển trong tháng này cho thấy các nồi hơi của tàu gặp trục trặc. Việc sửa chữa có thể khiến thời gian chuyển giao tàu tiếp tục bị trì hoãn đến mùa thu năm sau, theo điều tra của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga hồi tháng trước.
"Chúng tôi có thể áp dụng hình phạt vì sự chậm trễ này", một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trên thời báo Economic Times. Theo đó, Ấn Độ có thể yêu cầu một khoản tiền phạt đến 6 tỷ rupee, tương đương 115 triệu USD, chiếm khoảng 5% tổng chi phí tân trang tàu.
Một nguồn tin khác thân cận với tổ hợp công nghiệp quân sự Ấn Độ lại cho hay, New Delhi không thể áp đặt các hình phạt, vì "điều này sẽ gây tác động tiêu cực cho mối quan hệ giữa hai nước trong việc hợp tác kỹ thuật quân sự". Pháp đã trì hoãn việc bàn giao 6 tàu ngầm Scorpio hơn 3 năm nhưng Ấn Độ không hề đề cập đến việc xử phạt quanh hợp đồng này.
Ấn Độ ký với Nga hợp đồng ban đầu trị giá 947 triệu USD vào năm 2005 để mua lại tàu sân bay trên. Tuy nhiên, việc bàn giao tàu đã trì hoãn hai lần, đẩy chi phí tân trang lên 2,3 tỷ USD. Giám đốc xưởng đóng tàu Sevmash, Vladimir Pastukhov, đã bị sa thải hồi năm 2007 do quản lý dự án yếu kém.
Tàu sân bay Vikramaditya ban đầu có tên là tàu Đô đốc Gorshkov lớp 1143.4 Dự án Xô viết. Các tàu sân bay Dự án 1143.4 và một lứa tàu khu trục có cùng động cơ đều gặp trục trặc ở bộ phận nồi hơi trong suốt thời gian hoạt động của chúng. Năm 1994, tàu nghỉ dưỡng một năm liền để sửa chữa sau một vụ nổ phòng nồi hơi. Năm 1995, Vikramaditya cũng chỉ quay lại hoạt động một thời gian ngắn rồi bị thu hồi và chuẩn bị để rao bán năm 1996.
Tàu có trọng tải 45.000 tấn và khi đi vào hoạt động có khả năng vận chuyển 18 chiến đấu cơ Mikoyan MiG-29 cùng 10 trực thăng hải quân Kamov Ka-28.
Theo VNE
Ấn Độ hoàn thành tàu sân bay nội địa đầu tiên chậm ít nhất 3 năm Do khả năng chế tạo động cơ yếu kém, tàu sân bay tự sản xuất đầu tiên của Ấn Độ sẽ chậm ít nhất 3 năm. Tàu sân bay đầu tiên của Ấn Độ (tưởng tượng) Ngày 15/8, trang mạng "Strategy Page" Mỹ có bài viết "Tàu sân bay mới của Ấn Độ tiếp tục bị trì hoãn". Theo bài viết, Ấn Độ...