Nga kêu gọi dỡ bỏ biện pháp trừng phạt chống Syria
Ngày 31/8, Nga đã kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương chống Syria.
Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin nói: “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia áp đặt biện pháp trừng phạt chống Syria lập tức rút những lệnh này. Những lệnh trừng phạt như vậy được thực hiện mà không có sự thông qua của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chẳng hề liên quan đến những nỗ lực thực tế nhằm thúc đẩy giải quyết cuộc khủng hoảng Syria và chỉ làm phức tạp thêm đời sống của người dân nước này, tước đi những nhu cầu tối thiểu của họ cũng như khả năng thực hiện quyền cơ bản của con người.”
Ông Churkin tuyên bố không thể chấp nhận những “nỗ lực của một số nước ngụy tạo viện trợ nhân đạo để biện minh cho hành động hỗ trợ tài chính, vật chất, kỹ thuật và hậu cần cho các nhóm vũ trang bất hợp pháp.”
Tình hình ở Syria sẽ được thảo luận vào ngày 26/9 trong một phiên họp mới của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bình luận về việc Pháp sẵn sàng công nhận một chính phủ đối lập ở Syria, ông Churkin khẳng định điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm đồng thuận của quốc tế được phản ánh trong thông cáo của “Nhóm hành động” về Syria tại cuộc họp ở Geneva, đó là đề xuất thành lập một cơ quan lâm thời bao gồm cả đại diện của chính phủ và phe đối lập.
Video đang HOT
Theo VNN
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ bàn kế hoạch tác chiến chống Syria
Một nguồn tin Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các quan chức nước này và Mỹ đã bắt đầu cuộc họp đầu tiên tại Ankara để bàn "kế hoạch tác chiến" nhằm đặt dấu chấm hết cho chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Giao tranh vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố ở Syria.
Theo nguồn tin trên, phái đoàn Thổ Nhĩ Kỳ gồm các quan chức quân đội, tình báo và ngoại giao, do quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Halit Cevik dẫn đầu.
Phái đoàn Mỹ với thành phần tương tự do Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ Elisabeth Jones làm trưởng đoàn.
Hai bên đã thảo luận cách thức phối hợp các hoạt động quân sự, tình báo và chính trị để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, đồng thời bàn các kế hoạch khẩn cấp trong trường hợp xảy ra các mối đe dọa tiềm tàng, trong đó có cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học đã được Washington xếp vào "giới hạn đỏ".
Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Syria rằng bất cứ hành động sử dụng vũ khí hóa học nào cũng sẽ bị coi là vi phạm "giới hạn đỏ" và làm thay đổi phản ứng của ông đối với cuộc xung đột kéo dài 18 tháng qua tại quốc gia Trung Đông này.
Syria bắn tín hiệu xuống thang
Trong bối cảnh ngày càng chịu nhiều sức ép gia tăng từ cả phe đối lập và các lực lượng bên ngoài, chính phủ Syria đã phát đi nhiều dấu hiệu cho thấy sẵn sàng xuống thang.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp Tướng Babacar Gaye, Trưởng phái bộ giám sát viên LHQ tại Syria (UNSMIS) ngày 23/8, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mikdad cho biết Damascus đang chờ tin mới từ LHQ về chi tiết các bước đi tiếp theo sau khi UNSMIS chấm dứt sứ mệnh tại Syria hôm 20/8.
"Bước tiếp theo là nối lại sự hiện diện của LHQ tại Syria theo một cách thức khác. Chúng tôi đang chờ đợi tin tức từ Ban thư ký LHQ", ông Faisal Mikdad nói.
UNSMIS đã kết thúc 4 tháng hoạt động tại Syria và đang cho rút những thành viên cuối cùng ra khỏi nước này. Theo nguồn tin mới nhất, trong ngày 23/8 đã có thêm 19 giám sát viên rời Syria và chỉ để lại một nhóm nhỏ làm việc trong một văn phòng dân sự ở thủ đô Damascus để duy trì sự hiện diện phòng khi cần triển khai các nỗ lực hòa bình trong tương.
Trước đó, Hội đồng Bảo an LHQ cũng đã bổ nhiệm nhà ngoại giao người Algeria Lakhdar Brahimi làm đặc phái viên mới về Syria của LHQ và Liên đoàn Ảrập (AL), thay thế ông Kofi Annan đã từ chức đầu tháng này.
Ông Brahimi cũng đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ Syria trong việc tiếp nhận cương vị mới.
"Chính phủ Syria đã thông báo với LHQ chấp thuận sự bổ nhiệm ông Brahimi, đồng thời sẵn sàng phối hợp với ông Brahimi về giải pháp cho cuộc xung đột hiện nay", Thứ trưởng Faisal Mikdad khẳng định.
Trong khi đó, phát biểu tại Nga, Phó Thủ tướng Syria Qadril Jamil cho biết Tổng thống Assad sẵn sàng thảo luận phương án từ chức, miễn sao phương Tây không được coi điều này là điều kiện tiên quyết cho việc chấm dứt xung đột. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tỏ ý nghi ngờ tuyên bố trên.
Theo Dân Trí
Chứng cứ về một âm mưu quốc tế chống Syria Đã có chứng cớ xác nhận một âm mưu quốc tế chống Syria, chứ không còn là lời đồn đoán như trước đây. Mỹ, Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đã phân chia phạm vi viện trợ quân sự cho phe đối lập Syria. Người Mỹ giúp vũ khí, hai chế độ quân chủ Arab giúp tiền, còn Thổ Nhĩ Kỳ thì...