Nga kêu gọi cấm toàn bộ vũ khí trên không gian
Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian vũ trụ, khẳng định việc cấm cần áp dụng với mọi loại vũ khí.
Thông tấn Nga Interfax ngày 25/4 cho biết Nga đã bỏ phiếu phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Mỹ và Nhật Bản đệ trình lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) về việc cấm triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt, bao gồm vũ khí hạt nhân, trên không gian vũ trụ.
Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ. Ảnh: GettyImages
Một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cần nhận được 9/15 phiếu ủng hộ và không có bất cứ phiếu phủ quyết nào trong nhóm 5 thành viên thường trực, gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Pháp và Anh. Ngoài phiếu phủ quyết của Nga, Trung Quốc bỏ phiếu trắng với dự thảo do Mỹ-Nhật đệ trình.
Đại sứ Nga tại LHQ Vasily Nebenzya cho hay, Moscow bỏ phiếu phủ quyết là bởi Nga muốn “có lệnh cấm tất cả vũ khí trong không gian, không chỉ vũ khí hủy diệt hàng loạt”.
Trên thực tế, Nga và Mỹ đã kí kết Hiệp ước Ngoài không gian vào năm 1967, trong đó cấm các bên đưa vào “quỹ đạo quanh Trái đất bất kỳ vật thể nào mang vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ loại vũ khí hủy diệt hàng loạt nào khác”.
Ông Nebenzya cho rằng, bản dự thảo vừa được đệ trình lên Hội đồng Bảo an “vô lý và bị chính trị hóa”. “Tôi nhắc lại rằng, Mỹ và đồng minh của họ cách đây một thời gian đã công bố kế hoạch triển khai vũ khí ngoài không gian”, ông Nebenzya nêu.
Trước cuộc bỏ phiếu chính thức về dự thảo của Mỹ-Nhật, Hội đồng Bảo an LHQ đã tiến hành một phiên bỏ phiếu khác về đề xuất sửa đổi dự thảo mà Nga-Trung Quốc đệ trình. Tuy nhiên, các đề xuất của Nga-Trung chỉ nhận được 7 phiếu thuận nên không được đưa vào dự thảo.
Nga và Mỹ gần đây tranh cãi xung quanh vấn đề vũ khí ngoài không gian. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng khẳng định, vào năm 2008, Nga đã đề xuất các bên kí kết thoả thuận về việc cấm đưa vũ khí vào không gian, nhưng Mỹ đã không phản hồi tích cực với sáng kiến của Moscow.
Tại cuộc họp Hội đồng An ninh Nga cuối tháng 2/2024, Tổng thống Putin nêu rõ Moscow “không có bất cứ kế hoạch nào triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian”. “Cái gọi là kế hoạch triển khai vũ khí trên không gian của Nga chỉ là lời nói dối mà một số quan chức phương Tây đưa ra”, ông Putin nói.
Video đang HOT
Drone - mối nguy tiềm tàng của các hạm đội tàu ngầm hạt nhân
Các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ (drone), rẻ tiền đang trở thành nỗi ám ảnh đối với các vũ khí, khí tài lớn và đắt tiền như tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo.
Sau khi mất 1/3 số tàu chiến của Hạm đội Biển Đen, Nga đang phải nỗ lực bảo vệ phần còn lại của hạm đội trước các cuộc tấn công bằng các phương tiện bay không người lái của Ukraine. Dấu hiệu mới nhất của nỗ lực này là một tấm chắn giáp, hay còn gọi là lồng đối phó, trên đỉnh tháp chỉ huy tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Delta-IV Tula của Nga. Các nhà quan sát quân sự suy đoán rằng động thái này có thể là nhằm bảo vệ tàu trước một cuộc tấn công tiềm tàng bằng các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ.
Tàu ngầm Tula mang theo thiết bị lạ trên tháp chỉ huy.
Tàu ngầm mang giáp lồng?
Hình ảnh tàu ngầm Tula được gắn thiết bị lạ xuất hiện trong một chương trình phát sóng gần đây trên kênh truyền hình Russia-24 của Nga. Chiếc tàu ngầm đồn trú tại Gadzhiyevo ở vùng Murmansk xa xôi phía bắc nước Nga, là một phần của Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga. Tula là tàu thuộc Dự án 667BDRM, còn được gọi là lớp Delfin.
Lồng đối phó hay áo giáp lồng hoặc áo giáp cố định, là một loại hình phòng thủ độc đáo được sử dụng trên các phương tiện quân sự hạng nặng để giảm thiệt hại do vũ khí nổ lõm xuyên giáp (HEAT) gây ra.
Cuối năm 2021, những chiếc giáp lồng lần đầu tiên được nhìn thấy trên xe tăng T-80 của Nga. Quân đội nước này đã gia tăng sử dụng giáp lồng trên xe tăng, pháo và các phương tiện mặt đất khác để tự vệ trước các cuộc tấn công bằng drone của Ukraine, vốn gia tăng cường độ chưa từng thấy trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên thiết bị bảo vệ này được trang bị trên một con tàu hải quân. Điều này chứng tỏ sự phổ biến ngày càng tăng của các mối đe dọa từ drone đối với lực lượng hải quân và lục quân Nga. "Đó là một cơ chế bảo vệ để chống bom do drone thả xuống bến cảng", Phó Đô đốc Shekhar Sinha, Hải quân Ấn Độ (đã nghỉ hưu) nói.
Thực tế nói trên cho thấy drone, đặc biệt là loại FPV (góc nhìn thứ nhất) rất nguy hiểm đối với các tàu ngầm giá trị cao của hải quân Nga. Drone FPV cho phép người điều khiển nhìn thấy hình ảnh trực tiếp từ camera gắn trên drone, như thể họ đang ngồi trên chính drone vậy. Hình ảnh được truyền từ camera drone đến thiết bị hiển thị của người điều khiển như kính FPV, tai nghe FPV hoặc điện thoại thông minh, theo tạp chí War Zone.
Đặc biệt, drone FPV có khả năng cơ động cao và đã chứng tỏ khả năng xâm nhập vào trong xe bọc thép thông qua các cửa sập và vào các tòa nhà thông qua bất kỳ khe hở nào đủ rộng. Drone được trang bị vũ khí được cấu hình để thả đạn dược cũng đã được chứng minh là có thể thâm nhập các loại hầm và các không gian nhỏ khác. Những drone nhỏ hơn, đặc biệt là những chiếc di chuyển với đường bay phức tạp, rất khó bị phát hiện và bắn hạ.
Với khả năng cơ động cao, drone FPV đã thể hiện khả năng vượt qua một số thiết kế áo giáp lồng. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của các loại áo giáp lồng ngày càng tinh vi hơn trên chiến trường Ukraine. Mặc dù Nga vẫn chưa chính thức thừa nhận thiết bị nọ là biện pháp mới bảo vệ tàu ngầm nhưng các cựu binh và chuyên gia quân sự đều nhất trí rằng cấu trúc này được đặt trên đỉnh tàu ngầm để bảo vệ trước các loại đạn dược thả từ drone.
Hạm trưởng Anil Jai Singh, sỹ quan tàu ngầm kỳ cựu của Hải quân Ấn Độ, nói với EA Times: "Rõ ràng, đây là những biện pháp bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng drone. Chúng đã được sử dụng trên xe tăng, nhưng lần đầu tiên chúng được nhìn thấy trên tàu ngầm. Dù sao thì tàu ngầm rất ít khi nổi lên mặt nước trừ khi chúng neo đậu tại cảng".
Một số nhà quan sát quân sự cho rằng cấu trúc này có thể được lắp đặt để làm tấm che nắng hoặc thực hiện chức năng khác, khi tàu ngầm Tula không thuộc lực lượng Hạm đội Biển Đen có trụ sở tại Crimea đã nhiều lần bị Ukraine tấn công. Tuy nhiên, Chỉ huy Ashok Bijalwan, một thủy thủ tàu ngầm kỳ cựu khác của Hải quân Ấn Độ, phỏng đoán: "Nó dường như là một loại giáp bảo vệ nào đó trong quá trình di chuyển trên mặt nước. Tôi không chắc tàu ngầm có thể lặn với cấu trúc này vẫn gắn trên tháp chỉ huy".
Gadzhiyevo nằm cách xa chiến tuyến với Ukraine trên dưới 2.000km và dường như nằm ngoài phạm vi các drone cảm tử tầm xa của nước này. Hơn nữa, không có dấu hiệu nào cho thấy tàu ngầm được trang bị áo giáp lồng sẽ được chuyển giao cho hạm đội Biển Đen của Nga và triển khai ở tiền tuyến chống lại Ukraine. Tuy nhiên, quân đội Nga sử dụng khu vực Murmansk để khởi động các cuộc không kích vào các thành phố của Ukraine và một số chuyên gia dự đoán rằng Murmansk có thể nằm trong tầm radar của Ukraine. Nhưng mặc dù Ukraine đã chứng tỏ khả năng tiến hành các cuộc tấn công sâu bên trong lãnh thổ Nga, Murmansk dường như ở quá xa để Kiev có thể tiếp cận bằng drone cảm tử.
Tuy nhiên, sẽ là thảm họa nếu một cuộc tấn công bằng drone vào tàu ngầm thành công. Một drone chỉ mang theo một quả bom hay tên lửa nhỏ có thể gây ra những vụ cháy thảm khốc. Nga có thể cảnh giác vì tàu ngầm Rostov-on-Don của họ, theo phía Ukraine, hư hỏng không thể sửa chữa sau khi bị tấn công tên lửa vào ban đêm.
Ngay cả khi những chiếc lồng đối phó này được lắp đặt trên tàu ngầm Nga để bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng drone, chúng cũng không phải là giải pháp an toàn. Đã có một số trường hợp xe tăng Nga có lồng đối phó bị drone của Ukraine tấn công và làm hư hại. Vì vậy, lực lượng Nga đã nghĩ ra một phương pháp khác để bảo vệ các tàu ngầm và tàu của Hạm đội Biển Đen vốn dễ bị tổn thương: mồi nhử.
Drone T-600 thả ngư lôi chống ngầm.
Đánh lừa drone
Một báo cáo của tình báo của Anh công bố gần đây cho rằng Nga đang cố gắng đánh lừa các drone Ukraine bằng cách tạo ra hình ảnh giả các tàu hải quân đang neo đậu tại cảng nhà. Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố rằng "hình bóng của các tàu được vẽ bên cạnh các cầu cảng, có thể nhằm gây nhầm lẫn cho những người điều khiển drone cảm tử".
Họ cũng công bố các hình ảnh vệ tinh được cho là mô tả hình bóng một chiếc tàu ngầm được vẽ trên cầu cảng, bên cạnh một chiếc tàu ngầm thật tại cảng Novorossiysk ở Biển Đen, nơi đã bị Ukraine tấn công nhiều lần. Trong chuyến thăm Hạm đội Biển Đen hôm 17/3, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã ra lệnh bổ sung các biện pháp cho Hạm đội Biển Đen để giảm thiểu mối đe dọa từ drone và phương tiện mặt nước không người lái.
Các tàu ngầm neo đậu tại cảng dễ bị tấn công bởi drone của Ukraine. Vì vậy, chiến thuật nghi binh đánh lừa có thể được coi là một chiến lược đúng đắn. Tình báo của Anh cũng nói các tàu của Hạm đội Biển Đen sơn đen ở mũi và đuôi tàu, nhằm mục đích khiến chúng trông nhỏ hơn và do đó có ít khả năng bị tấn công hơn.
Triển vọng của drone chống ngầm
Trong cuộc tập trận REPMUS gần đây được tổ chức tại Bồ Đào Nha, một drone T-600 UAS của quân đội Anh đã được sử dụng để phóng ngư lôi Sting Ray biến thể huấn luyện.
Nhưng từ những năm 1950, Hải quân Mỹ đã phát triển máy bay trực thăng chống tàu ngầm không người lái (DASH). Được chế tạo bởi Tập đoàn Gyrodyne, drone DSN-3 có thể mang theo hai ngư lôi tự dẫn Mk 44. Được trang bị một động cơ trục turbine nhỏ và có hai cánh quạt, drone này có thể thực hiện nhiệm vụ của mình, mặc dù không phải là một nền tảng có độ đáng tin cậy cao và rất khó điều khiển. Nó cần đến một người điều khiển trên sàn đáp để quản lý việc cất hạ cánh và một người điều khiển trong CIC (Trung tâm Thông tin Chiến đấu) để điều khiển DASH bay tới mục tiêu và khai hỏa vũ khí.
Điểm yếu chính của DASH là độ tin cậy của thiết bị điện tử và hơn một nửa trong số 746 chiếc của hải quân Mỹ bị thất lạc trên biển do trục trặc. Các hoạt động của DASH đã bị kết thúc sớm, do cắt giảm ngân sách liên quan đến Chiến tranh Việt Nam, nơi tác chiến chống ngầm không phải là ưu tiên hàng đầu.
50 năm tiến bộ về sức mạnh tính toán, công nghệ pin và động cơ đã khiến khái niệm DASH trở thành một đề xuất tốt hơn nhiều. Hải quân Anh (RN) đã đầu tư nghiên cứu chương trình drone hậu cần trong một thời gian và đã bắt đầu mở thầu cho việc chế tạo drone hậu cần hạng nặng (UAS). Các cuộc thử nghiệm gần đây của UAS cánh cố định WAS đã được tiến hành. Drone này có thể được sử dụng để vận chuyển đạn dược, thực phẩm, thuốc men và phụ tùng từ tàu vào bờ.
Trong vài năm gần đây, công ty Malloy Aeronautics có trụ sở tại Windsor, Anh đã phát triển một loạt drone nâng hàng và có hợp đồng sản xuất với Quân đội Mỹ. Các drone bốn cánh quạt của Malloy tỏ ra rất phù hợp với vai trò tác chiến chống ngầm, có thể hoạt động từ boong tàu nhỏ và vào năm 2021, tập đoàn vũ khí BAE Systems của Anh đã hợp tác với Malloy Aeronautics để phát triển khả năng phóng ngư lôi trên drone của Malloy.
RN vẫn chưa đưa ra yêu cầu chính thức về các hệ thống ngư lôi chống tàu ngầm do UAS phóng nhưng quan tâm đến việc ứng dụng các khả năng của loại drone này trong tác chiến chống tàu ngầm. Lý do rõ ràng nhất: UAS có thể được dùng săn tàu ngầm mà không cần đến trực thăng.
Ngoài các khinh hạm Type 23 có hệ thống phóng ngư lôi từ hầm chứa đạn trên tàu (MTLS), tất cả các tàu chiến khác của RN (bao gồm cả khinh hạm Type 26 trong tương lai) đều hoàn toàn phụ thuộc vào trực thăng có người lái cho nhiệm vụ này. UAS bổ sung thêm giới hạn an toàn vì nó cũng có thể đưa ngư lôi ra xa tàu hơn nhiều so với MTLS. (Ưu điểm duy nhất của MTLS là khả năng hoạt động 24/7 trong mọi thời tiết).
Với đội ngũ kỹ sư hỗ trợ và phi hành đoàn được đào tạo chuyên sâu, máy bay trực thăng săn ngầm Merlin Mk2 có chi phí vận hành khoảng 16.000 bảng Anh mỗi giờ so với chi phí rất nhỏ của UAS. UAS có thể được sử dụng khi đối phương có hệ thống phòng không mạnh khiến máy bay trực thăng và phi hành đoàn có thể gặp rủi ro lớn.
UAS cũng có thể hoạt động kết hợp với Merlin, được điều khiển từ tàu hoặc máy bay. UAS có thể được phóng và giữ ở trạng thái sẵn sàng mà không lãng phí số giờ bay quý giá của máy bay trực thăng. Sử dụng chúng cũng làm giảm sự mệt mỏi của phi hành đoàn và giải phóng trực thăng cho các nhiệm vụ khác. Hầu hết các tàu khu trục và khinh hạm chỉ mang theo một chiếc trực thăng duy nhất, sẽ phải bảo trì trên tàu theo lịch trình và không thể lúc nào cũng sẵn sàng bay. UAS có thể thay thế ở mức cơ bản cho trực thăng săn ngầm trong thời gian ngừng hoạt động này.
UAS có thể được triển khai trên các tàu thiếu cơ sở vật chất để hỗ trợ trực thăng. UAS có kích thước, trọng lượng rất nhỏ và không yêu cầu phải sửa đổi cấu hình tàu chiến. Được thiết kế để có thể gấp lại thành một chiếc hộp nhỏ gọn, hầu hết các tàu tuần tra có lượng choán nước từ 500 tấn trở lên đều có thể mang theo và vận hành chúng một cách thoải mái. Kết hợp với các thiết bị định vị thủy âm thả trôi kéo theo tàu được đóng trong container, drone có thể nhanh chóng được trang bị vũ khí để trở thành phương tiện chống ngầm thô sơ cho tàu trong trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia của tạp chí Navy Look out, UAS rõ ràng không phải là sự thay thế cho trực thăng Merlin có hiệu năng cao, mà là một hệ thống bổ sung có tiềm năng tăng cường hỏa lực và tính sẵn sàng tác chiến chống tàu ngầm của hạm đội. Khi hoạt động một mình, vấn đề lớn nhất của nó là phụ thuộc vào tín hiệu từ các nền tảng khác
Nga trì hoãn chuyển tên lửa phòng không S-400 cho Ấn Độ để ưu tiên mặt trận ở Ukraine Việc triển khai S-400 trong môi trường xung đột không chỉ phục vụ mục đích phòng thủ mà còn đóng vai trò răn đe chiến lược, làm phức tạp thêm tính toán cho bất kỳ sự can thiệp quân sự trực tiếp nào của NATO hoặc các lực lượng khác. S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới nhất do...