Nga-Iran-Trung Quốc hình thành ‘tam giác mới’ trong ngoại giao đa phương
Đại diện thường trực của Nga tại các Tổ chức Quốc tế ở Vienna, ông Mikhail Ulyanov cho biết Nga, Trung Quốc và Iran đã tạo nên một tam giác mới trong ngoại giao đa phương, và khuôn khổ này có thể dễ dàng mở rộng.
Tổng thống Iran Ebrahim Raeisi (trái) bắt tay người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand, Uzbekistan ngày 15/9/2022. Ảnh: President.ir
“Các phái đoàn thường trực của Trung Quốc, Iran và Nga đã tổ chức các cuộc tham vấn ba bên hiệu quả về các vấn đề cùng quan tâm”, đại diện Ulyanov đăng tải trên Twitter.
Nhà ngoại giao nói rằng nhóm bộ ba này có thể dễ dàng mở rộng vì có nhiều quốc gia ủng hộ chủ nghĩa đa phương và chống lại những nỗ lực duy trì thế giới đơn phương bằng mọi giá.
Tại cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề Hội nghị G20 ở Bali (Indonesia), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Moskva và các nước quan tâm khác để thúc đẩy mạnh mẽ tính đa cực trên thế giới.
Video đang HOT
Theo kênh truyền hình Iran PressTV, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) ký kết năm 2018 và tái áp đặt loạt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế quốc gia Trung Đông, Lãnh tụ tối cao Cách mạng Hồi giáo Iran Ayatollah Seyyed Ali Khamenei đã nhấn mạnh cần thúc đẩy nỗ lực vô hiệu hóa các biện pháp trừng phạt và chống lại chủ nghĩa đơn phương của Mỹ.
Theo chiến lược đó, Iran đã tìm cách áp dụng chính sách kinh tế hướng về phương Đông, mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và các nước châu Á khác, đồng thời nỗ lực tự cung tự cấp trong các lĩnh vực then chốt.
Iran và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện kéo dài 25 năm vào tháng 3 năm ngoái bất chấp các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Thỏa thuận này chính thức ghi nhận quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Iran được công bố trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Tehran vào năm 2016. Thỏa thuận này cũng đưa ra những kế hoạch về sự hợp tác của hai nước trong các lĩnh vực chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng trong 25 năm tới.
Bên cạnh đó, Iran và Nga đang hướng tới một hiệp ước đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, vạch ra lộ trình mở rộng quan hệ trong tương lai ở mọi cấp độ, từ chính trị đến kinh tế và an ninh.
Iran tiến gần hơn tới việc gia nhập SCO
Quốc hội Iran đã thông qua các văn kiện gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, ngày 16/9/2022. Ảnh: Sputnik
Quốc hội Iran đã thông qua hàng chục nghị định thư về việc nước này gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), một khối an ninh và kinh tế Á-Âu gồm 8 thành viên, trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan, cùng các nước khác.
Theo kênh truyền hình RT, hồi tháng 9, Tehran đã ký bản ghi nhớ gia nhập tổ chức. Các quan chức cũng nhấn mạnh quá trình này sẽ được hoàn thiện vào năm tới.
Ngày 27/1, các nhà lập pháp Iran đã thông qua các văn kiện liên quan đến các vấn đề như kiểm soát hải quan và chống khủng bố, cũng như các cuộc tập trận quân sự chung.
Abolfazl Amouei, người phát ngôn của Ủy ban an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của quốc hội Iran, cho biết việc phê duyệt các văn kiện gia nhập SCO truyền tải thông điệp về chủ nghĩa đa phương của Iran trong quan hệ đối ngoại. Ông tuyên bố SCO đóng vai trò quan trọng trong việc phản ứng trước áp các biện pháp trừng phạt đơn phương.
Bày tỏ trên Twitter sau khi quốc hội hoàn tất bỏ phiếu, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian viết cuộc bỏ phiếu cho thấy quyết tâm và sự nghiêm túc của đất nước Iran trong việc phát triển hợp tác kinh tế, khu vực và quốc tế cũng như củng cố tầm nhìn hướng tới châu Á. Nhà chức trách nói thêm chủ nghĩa đa phương là thực tế của thế kỷ hiện nay.
SCO được thành lập vào năm 2001 bởi Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Năm 2017, Ấn Độ và Pakistan chính thức trở thành thành viên.
Cũng trong tháng 9, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko cho biết nước này có thể tham gia SCO vào khoảng năm tới. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói với các phóng viên rằng Ankara cũng sẽ gia nhập khối trong tương lai.
Về phần mình, Nga coi vai trò ngày càng tăng của các khối như SCO và BRICS - một nhóm không chính thức bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - là biện pháp đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
"Chúng ta đang nói về những quốc gia chiếm 80% dân số thế giới. Đó là lý do tại sao không có chuyện cô lập Nga", Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố vào tháng 7.
Đầu tháng 11, Ngoại trưởng Lavrov xác nhận rằng hơn một chục quốc gia đang háo hức tham gia BRICS, bao gồm Algeria, Argentina và Iran.
Iran chia sẻ cho Nga thủ thuật 'đánh bại' các lệnh trừng phạt dầu mỏ Phương Tây đã không thể ngăn chặn Iran tăng thu nhập từ dầu mỏ và Nga cũng có thể thành công không kém. Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei (giữa) và Tổng thống Ebrahim Raisi (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Tehran ngày 19/7/2022. Ảnh: AP Theo trang tin Politico.eu, Iran đang chuẩn bị chuyển giao cho...