Nga – Iran sắp ký kết thỏa thuận nâng tầm quan hệ
Nga và Iran chuẩn bị ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện, mở ra triển vọng hợp tác sâu rộng trong an ninh mạng, công nghệ quân sự và thương mại.
Với kim ngạch dự kiến tăng 70% vào năm 2030, liên minh Moskva-Tehran được đán.h giá sẽ định hình lại cục diện chính trị khu vực.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian (phải) và Phó Thủ tướng phụ trách Giao thông vận tải của Nga Vitaly Savelyev tại cuộc gặp ở Tehran ngày 23/12/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian dự kiến sẽ có chuyến thăm tới Moskva vào ngày 17/1/2025 để ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Nga. Thông tin này được một nguồn tin cấp cao trong Chính phủ Iran tiết lộ với báo Izvestia (Nga) ngày 28/12 và đã được Đại sứ quán Iran tại Moskva xác nhận.
Mặc dù người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chưa chính thức xác nhận ngày cụ thể của chuyến thăm, ông cho biết Nga sẽ thông báo về lịch trình vào thời điểm thích hợp. Trước đó, vào ngày 23/12, phái đoàn chính phủ Nga do hai Phó Thủ tướng Vitaly Savelyev và Alexei Overchuk dẫn đầu đã thăm Tehran và chuyển lời mời chính thức tới Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian.
Theo các nguồn tin ngoại giao, hiệp ước đối tác chiến lược này đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước và dự kiến được ký kết vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hoãn lại do Tổng thống Iran Ebrahim Raisi bất ngờ thiệ.t mạn.g trong một vụ ta.i nạ.n máy bay. Ban đầu có những đồn đoán rằng chính phủ cải cách của Tổng thống Pezeshkian có thể sẽ tránh ký kết thỏa thuận này – vốn được xây dựng dưới thời chính quyền bảo thủ Raisi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Moskva vẫn giữ vị trí then chốt trong chính sách đối ngoại của Tehran.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định thỏa thuận mới sẽ là “nhân tố quan trọng trong việc tăng cường quan hệ Nga – Iran”, thể hiện mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai bên trong lĩnh vực quốc phòng, tương tác vì lợi ích hòa bình và an ninh ở cấp khu vực và toàn cầu. Hiện tại, quan hệ song phương giữa Nga và Iran đang được điều chỉnh bởi Hiệp ước năm 2001 về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ và hợp tác.
Video đang HOT
Nhà phân tích người Nga về Trung Đông Leonid Tsukanov đán.h giá: “Thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện sẽ nâng quan hệ Nga – Iran lên tầm cao mới về chất. Việc ký kết thể hiện tầm quan trọng và sự sẵn sàng tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực nhạy cảm như an ninh mạng và công nghệ quân sự”.
Trong những năm gần đây, quan hệ Nga – Iran đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Moskva ủng hộ Tehran gia nhập BRICS và SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải). Vào tháng 12/2024, Iran đã ký hiệp định thương mại tự do toàn diện với Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU), dự kiến có hiệu lực năm 2025.
Về thương mại song phương, trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch Nga – Iran đạt 3,3 tỷ USD, tăng 14,7%. Năm 2023, kim ngạch song phương đã đạt mức kỷ lục 5 tỷ USD.
Chính phủ Nga kỳ vọng sau khi hiệp định FTA với EAEU có hiệu lực, thương mại song phương sẽ tăng 27% vào năm 2025 và gần 70% vào năm 2030.
Farhad Ibragimov, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và giảng viên Khoa Kinh tế Đại học Hữu nghị nhân dân Nga nhấn mạnh: “Hợp tác chống lại các lệnh trừng phạt và áp lực chính trị, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới, phát triển và củng cố chủ quyền công nghệ vẫn là những lĩnh vực quan trọng”. Ông Ibragimo cũng cho rằng hai bên cần đặt trọng tâm vào hợp tác kinh tế và các dự án đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp hai nước mở rộng thị trường.
Theo chuyên gia Tsukanov, Moskva và Tehran có quan điểm tương đồng về tình hình chính trị-quân sự ở Trung Đông, với các thách thức chung như mối đ.e dọ.a khủng bố và bất ổn khu vực góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác. Tuy nhiên, Iran vẫn duy trì chính sách đối ngoại độc lập, không tham gia các liên minh chính thức mà chỉ thiết lập quan hệ chặt chẽ với các nước thân thiện.
Về vấn đề Ukraine, Iran ủng hộ lập trường của Nga và kêu gọi giải quyết xung đột thông qua đối thoại hòa bình. Bộ Ngoại giao Iran khẳng định một trong những nguyên nhân khiến khủng hoảng trầm trọng hơn là sự can thiệp của phương Tây.
Hợp tác Iran và Nga: Liên minh chiến lược hay mối quan hệ phức tạp?
Từ các lĩnh vực hợp tác quân sự, năng lượng đến đối phó trật tự toàn cầu do phương Tây chi phối, quan hệ Nga - Iran vừa mang tính cơ hội vừa ẩn chứa nhiều phức tạp.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) và Phó Tổng thống Iran Mohammad Reza Aref. Ảnh: TASS
Theo nhận định mới đây của Giáo sư về quan hệ quốc tế Emil Avdaliani tại Đại học Châu Âu ở Tbilisi (Gruzia) và là học giả về Con đường Tơ lụa, trong bối cảnh địa chính trị đang diễn biến phức tạp, Iran và Nga đang tiến tới việc ký kết một hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện tại Moskva vào cuối năm nay.
Sự chuyển mình trong quan hệ Iran - Nga
Iran và Nga đã gia hạn thỏa thuận hợp tác nhiều lần, nhưng lần này, họ nhận thấy cần phải điều chỉnh để phản ánh thực tế toàn cầu hiện đại. Cuộc chiến ở Ukraine, sự xấu đi trong mối quan hệ giữa Nga với phương Tây, cùng với căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa Moskva và Tehran.
Nga từng thận trọng trong việc cung cấp công nghệ nhạy cảm cho Iran do lo ngại về phản ứng từ phương Tây. Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine dường như đã làm thay đổi quan điểm của Nga, khiến họ ngày càng coi Iran là một đối tác chính trong quá trình tái cấu trúc địa chính trị của mình.
Trên cơ sở đó, hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện sắp tới được kỳ vọng sẽ nhấn mạnh sự phản đối của hai nước đối với trật tự toàn cầu do phương Tây chi phối và tìm cách thúc đẩy một trật tự đa cực hơn. Iran và Nga đều ủng hộ các khuôn khổ hợp tác không phải của phương Tây như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Thỏa thuận này cũng có khả năng nêu bật các lĩnh vực hợp tác như phát triển một hệ thống thanh toán mới cho phép giao dịch bằng các loại tiề.n tệ quốc gia. Điều này trở nên cần thiết khi thương mại giữa hai nước gần đây đã suy giảm.
Một lĩnh vực khác sẽ là phát triển Hành lang vận tải quốc tế Bắc-Nam (INSTC), kết nối Nga với các cảng của Iran và Ấn Độ. Hợp tác quân sự cũng sẽ là một phần quan trọng trong hiệp ước này. Iran đã bị phương Tây cáo buộc cung cấp tên lửa đạn đạo tầm ngắn và thiết bị bay không người lái cho Nga. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã xác nhận rằng hiệp ước sẽ bao gồm hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn vào cuối tháng 10 vừa qua.
Tuy nhiên, mối quan hệ này không phải không có những thách thức. Một trong số đó là việc Iran vẫn đang chờ giao máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga. Sự chậm trễ này có thể phản ánh mong muốn của Moskva trong việc cân bằng mối quan hệ với các cường quốc Trung Đông khác như Saudi Arabia và Các Tiểu vương Quốc Arab Thống nhất (UAE), những nước phản đối ảnh hưởng và hoạt động của Iran trong khu vực.
Ngoài ra, vấn đề hạ tầng khu vực cũng gây ra bất đồng. Nga gần đây đã lên tiếng ủng hộ hành lang Zangezur, một tuyến giao thông được đề xuất giữa Azerbaijan và khu vực tự trị Nakhichevan qua tỉnh Syunik của Armenia, nhưng Iran lại coi đây là mối đ.e dọ.a tiềm tàng đối với ảnh hưởng khu vực của mình.
Một điểm bất đồng khác nằm ở sự cạnh tranh giữa Iran và Israel. Mặc dù Moskva có mối quan hệ đặc biệt với Iran, nhưng Tehran lo ngại rằng Nga sẽ không hỗ trợ họ trong các cuộc xung đột trực tiếp với Tel Aviv, dù cuộc xung đột ở Ukraine cùng với các chiến dịch quân sự của Israel ở Gaza và Liban đã thúc đẩy những thay đổi trong lập trường của Nga đối với Israel.
Mặc dù có nhiều thách thức, cả Iran và Nga đều đang tiến tới một thỏa thuận chiến lược mới. Thỏa thuận này sẽ củng cố quan hệ đối tác của họ nhưng vẫn duy trì sự linh hoạt cho mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Tóm lại, Giáo sư Avdaliani cho rằng mối quan hệ giữa Iran và Nga đang ở giai đoạn phát triển mới với nhiều cơ hội hợp tác và sự kiện ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện sắp tới có thể đán.h dấu một bước ngoặt trong lịch sử quan hệ hai nước.
Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới? Năm 2025 có thể chứng kiến một trật tự thế giới hoàn toàn mới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, trong khi các quốc gia Nam toàn cầu đang nỗ lực thách thức sự thống trị của phương Tây thông qua các sáng kiến đa phương và công cụ pháp lý quốc tế. Tay sún.g Hezbollah tấn...