Nga huy động vũ khí từ thời Liên Xô cho cuộc chiến ở Ukraine
Theo ước tính, Nga đã mất khoảng 11.000 xe chiến đấu bọc thép cho cuộc chiến tranh ở Ukraine.
Đoàn xe bọc thép của Nga di chuyển dọc theo đường cao tốc ở Crimea, ngày 18/1/2022 (Ảnh: Reuters)
T hiếu hụt xe bọc thép trầm trọng
Tháng trước, Karen Shakhnazarov – Giám đốc Mosfilm, hãng phim lớn nhất nước Nga đã đến gặp Tổng thống Vladimir Putin tại Điện Kremlin để trao tặng lại hàng chục xe tăng và xe bọc thép có từ những năm 1950.
Mosfilm đã sử dụng các xe bọc thép từ thời Liên Xô làm đạo cụ trong nhiều thập kỷ. Giờ đây, khi cuộc chiến tranh ở Ukraine đang vắt kiệt kho dự trữ vũ khí của Nga thì động thái trên của Mosfilm được xem như một cách để vị giám đốc hãng phim này chứng tỏ tinh thần yêu nước.
“Tôi được thông báo là quân đội cần đến chúng, vì vậy tôi đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga”, Karen Shakhnazarov nói với ông Putin.
Việc trao tặng lại khoảng 50 chiếc xe chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu của Quân đội Nga nhưng rõ ràng nó là dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu hụt xe bọc thép trầm trọng như thế nào ở một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới.
Gần 3 năm chiến tranh ác liệt trên mặt trận kéo dài hơn 900 km đã gây ra những hậu quả khắc nghiệt trong khi các lệnh trừng phạt đã cắt đứt Nga tiếp cận với thiết bị phương Tây.
Theo ước tính của các quan chức và giới phân tích phương Tây, Nga đã mất hơn 11.000 xe chiến đấu bọc thép trong chiến tranh, gồm khoảng 3.600 xe tăng – tương đương với gần 15 năm sản xuất ở mức trước chiến tranh. Các nhà phân tích cho biết Nga chỉ còn khoảng 2.600 xe tăng dự trữ.
Những đợt bàn giao xe tăng mới ra tiề.n tuyến chủ yếu là các mẫu cũ lấy ra từ kho. Điều này đã làm cạn kiệt kho dự trữ và làm giảm chất lượng chiến đấu chung của lực lượng Nga.
Một quan chức tình báo cấp cao Ukraine cho biết, số xe tăng này chắc chắn “phải được đưa đi tân trang, bảo dưỡng rồi cuối cùng mới tới công đoạn chuẩn bị cho nhiệm vụ chiến đấu. Tất cả những điều này đều cần phải có thời gian”.
Video đang HOT
Xe tăng Nga bị phá hủy gần làng Bohorodychne ở vùng Donetsk, Ukraine, ngày 13/2 (Ảnh: Reuters).
Trong suốt cuộc chiến, Nga đã thể hiện khả năng thích ứng trước sức kháng cự dữ dội từ phía Ukraine cũng như áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Hiện tại, họ vẫn đang phải làm như vậy một lần nữa để bảo toàn nguồn cung cấp xe bọc thép của mình.
Nga đã thay đổi chiến thuật chiến đấu, đẩy mạnh nỗ lực tân trang thiết bị cũ và tăng chi tiêu quân sự. Hầu hết các nhà phân tích ước tính, với tốc độ sản xuất hiện tại, Nga chỉ có đủ xe tăng để sử dụng thêm 2 năm nữa.
Kho dự trữ hiện có của Moscow là di sản từ những năm cuối cùng thời kỳ Liên Xô khi nước này tăng cường sản xuất quốc phòng để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm ẩn với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Năm 1991, Liên Xô khi đó đang sở hữu hàng chục nghìn xe tăng dự trữ cùng nhiều xe bọc thép với số lượng bằng cả phần còn lại của thế giới.
Những năm tiếp theo, nhiều xe trong số đó nằm phơi mình dưới thời tiết khắc nghiệt. Hàng nghìn chiếc được chuyển đi để xuất khẩu. Một số ít được nấu chảy để sản xuất những phương tiện khác. Phần lớn những gì mà Nga có sẵn ngày nay là từ những năm 1960 và 1970 và phải mất nhiều tuần bảo dưỡng mới hoạt động được.
Những chiếc xe do Mosfilm tăng lại cho Nga là do Bộ Quốc phòng Liên Xô trao cho họ vào những năm 1960. Hiện hãng phim này đang trả lại những gì họ được mượn, gồm cả 6 xe bọc thép chở quân và 36 xe tăng có từ thời kỳ ngay sau Thế chiến II.
Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ – một tổ chức nghiên cứu quốc phòng có trụ sở ở Moscow nhận xét: “Tổn thất thì không thể được bù đắp nhanh chóng. Vì bạn liên tục cần thêm nên phải ưu tiên số lượng hơn chất lượng”.
Gồng mình chống đỡ
Năm 2022, ở những tháng đầu tiên của cuộc chiến, Nga kỳ vọng sẽ tiến hành một đợt tấ.n côn.g nhanh chóng vào Kiev nên đã triển khai phần lớn kho vũ khí của mình đến Ukraine, gồm cả một số thiết bị hiện đại nhất của mình.
Tuy nhiên, lực lượng quân sự Ukraine đã thành công đáng kể khi sử dụng máy bay không người lái và tên lửa chống tăng tiê.u diệ.t các xe bọc thép của Nga.
Đến cuối năm, dân thường Ukraine còn được mục sở thị những chiếc xe tăng Nga bị bắt hạ trưng bày tại các cuộc triển lãm ngoài trời ở một số thành phố.
Những thiết bị mà Nga thường mua từ phương Tây, như các bộ phận cơ khí chính xác hay kính ngắm xe tăng, thì giờ đây không thể tiếp cận được.
Một xe bọc thép của Nga bị phá hủy được trưng bày tại Kiev, tháng 8/2023 (Ảnh: AFP)
Nếu Ukraine tiếp tục nhận được viện trợ quân sự từ các nước đồng minh, nhiều quan chức của cả phương Tây và Ukraine đều cho rằng Nga sẽ hết phương tiện để tiếp tục cuộc chiến.
“Họ chẳng còn lại gì”, Giám đốc Tình báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết hồi tháng 8/2023. “Nga đã cạn kiệt nguồn dự trữ của mình”.
Tuy vậy, Budanov đã đán.h giá thấp quy mô thực sự kho dự trữ từ thời Liên Xô của Nga cũng như khả năng thích ứng của Moscow.
Để tránh lệnh trừng phạt, Nga đã sớm tìm đến nguồn cung từ nước thứ ba cho những bộ phận như vi mạch và thiết bị viễn thông của phương Tây.
Công nghiệp quân sự Nga cũng đã mở rộng quy mô và nền kinh tế được định hướng lại dựa trên nhu cầu cấp thiết của chiến tranh. Chi tiêu quân sự Nga đã đạt mức cao nhất kể từ thời Liên Xô và dự kiến sẽ tăng lên hơn 120 tỷ USD trong năm tới, chiếm hơn 30% tổng chi tiêu.
Michael Gjerstad, chuyên gia theo dõi tình hình Quân đội Nga làm việc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), ước tính Nga hiện đang sản xuất xe tăng mới cũng như tân trang xe cũ ngang với tốc độ thiệt hại trên chiến trường – khoảng hơn 100 chiếc mỗi tháng.
“Đúng là có xảy ra tình trạng thiếu hụt nhưng chưa hẳn như hầu hết mọi người vẫn nghĩ”, ông Gjerstad bày tỏ. “Khả năng tái thiết của Nga thực sự tốt hơn nhiều so với những gì tôi tưởng”.
Bên cạnh đó, Nga cũng đã thay đổi chiến thuật trên chiến trường để chặn đà tổn thất về phương tiện quân sự. Quân đội Nga đã triển khai bộ binh hành tiến theo từng nhóm nhỏ và thường ngụy trang xe tăng sau các hàng cây để tấ.n côn.g kẻ thù từ xa.
Chiến lược mới trên thực tế đã giúp Nga phần nào bảo toàn được lượng xe bọc thép đang ngày càng cạn kiệt của mình.
Tình báo Ukraine: Tàu Nga dùng để sơ tán nhân sự từ Syria gặp sự cố trên biển
Tàu hàng Sparta của Liên bang Nga được cử đến Syria để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí đã gặp sự cố trên đường đi, đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha.
Tàu hàng Sparta được Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria. Ảnh: Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU)
Báo Ukrainska Pravda ngày 23/12 dẫn thông tin từ Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) cho biết: "Tàu hàng Sparta do Liên bang Nga cử đi để sơ tán thiết bị quân sự và vũ khí từ Syria, được cho là đã gặp trục trặc trên biển do lỗi đường dẫn nhiên liệu của động cơ chính. Hiện nay, con tàu này đang trôi dạt trên vùng biển gần Bồ Đào Nha trong khi thuỷ thủ đoàn Liên bang Nga cố gắng sửa chữa.
Trong khi đó, các lực lượng còn lại của Liên bang Nga tại Syria đã hoàn tất việc rút quân khỏi các khu vực xa xôi và tập trung tại hai địa điểm chính là Căn cứ Không quân Khmeimim và Căn cứ Hải quân Tartus".
Tuy nhiên, Liên bang Nga cũng bắt đầu chuyển một phần thiết bị quân sự và vũ khí từ cảng Tartus sang Libya bằng đường biển, đồng thời thảo luận tích cực về khả năng rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Syria, bao gồm cả các căn cứ tại Khmeimim và Tartus, muộn nhất là vào ngày 20/2/2025.
Động thái này được cho là liên quan đến nỗ lực của chính quyền mới ở Damascus nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), việc mất các căn cứ quân sự tại Syria có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng của Moskva trong việc tiến hành các chiến dịch tại châu Phi. Điều này sẽ làm suy yếu vị thế của Liên bang Nga tại Libya và các quốc gia cận Sahara, cũng như giảm ảnh hưởng của Liên bang Nga đối với các chế độ độc tài tại châu Phi.
Trong khi đó, hãng tin Reuters ngày 14/12 dẫn tiết lộ từ bốn quan chức Syria làm việc trong lĩnh vực quân sự và an ninh, có liên hệ với phía Liên bang Nga cho biết Moskva quả thực đang rút một số thiết bị hạng nặng và binh sĩ khỏi hỏi các mặt trận ở miền Bắc Syria và một số trạm tại dãy núi Alawite, nhưng không rời bỏ hai căn cứ chính của mình tại quốc gia này sau sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Các căn cứ tại Syria là một phần quan trọng trong sự hiện diện quân sự của của Liên bang Nga trên toàn cầu. Trong đó, căn cứ hải quân Tartous là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của Moskva ở Địa Trung Hải còn căn cứ không quân Hmeimim là trạm trung chuyển chính cho các hoạt động quân sự tại châu Phi.
Liên quan tới số phận các căn cứ quân sự nêu trên, trong một phát biểu tại cuộc họp báo lớn cuối năm ở Moskva và giao lưu trực tiếp với người dân diễn ra vào ngày 19/12, Tổng thống Liên bang Vladimir Putin cho biết hầu hết những người ở Syria mà phía Liên bang Nga đã tiếp xúc về tương lai của hai căn cứ quân sự chủ chốt của Liên bang Nga tại Syria đều ủng hộ việc duy trì những căn cứ này, nhưng cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Theo ông Putin, Liên bang Nga cần tự quyết định cách phát triển mối quan hệ của mình với các lực lượng chính trị đang kiểm soát tình hình và sẽ kiểm soát tình hình Syria trong tương lai.
Tổng thống Liên bang Nga nói: "Tất nhiên, chúng tôi mong muốn hòa bình tại Cộng hòa Ả Rập Syria. Chúng tôi duy trì quan hệ với tất cả các nhóm đang kiểm soát tình hình tại đó, với tất cả các quốc gia trong khu vực. Tuyệt đại đa số họ nói với chúng tôi rằng họ mong muốn chúng tôi duy trì các căn cứ quân sự ở Syria. Tôi không biết, chúng tôi cần suy nghĩ về điều này, bởi chúng tôi phải tự quyết định cách mối quan hệ của mình phát triển với các lực lượng chính trị hiện đang kiểm soát tình hình ở quốc gia đó (Syria) và sẽ kiểm soát trong tương lai".
Cũng trong cuộc họp báo nêu trên, Tổng thống Putin lưu ý rằng Liên bang Nga không bị thất bại ở Syria. Liên bang Nga đã đến Syria 10 năm trước để ngăn chặn việc tạo ra một pháo đài khủn.g b.ố ở đây và đã đạt được mục tiêu của mình.
Nhà lãnh đạo Liên bang Nga nói: "Các ông, hoặc những người trả lương cho các ông, muốn trình bày mọi thứ đang xảy ra ở Syria như một thất bại của Liên bang Nga. Tôi đảm bảo với các ông, điều đó không đúng, và tôi sẽ giải thích lý do. Chúng tôi đến Syria 10 năm trước để ngăn chặn việc hình thành một khu vực khủn.g b.ố giống như những gì chúng ta đã thấy ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như Afghanistan. Nhìn chung, chúng tôi đã đạt được mục tiêu của mình".
Tổng thống Putin còn cho biết ông chưa gặp cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad kể từ khi ông này bị lật đổ và buộc phải chạy sang Moskva hôm 8/12, nhưng ông dự định xúc tiến cuộc gặp này và sẽ hỏi về số phận của phóng viên Mỹ Austin Tice mất tích ở Syria.
Quân đội Ukraine dính b.ê bố.i mua sắm vũ khí Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã cố gắng minh bạch hóa tối đa quy trình mua sắm vũ khí và thậm chí còn thành lập 2 cơ quan quản lý vấn đề này. Những quả đạn pháo hỏng buộc chính quyền Ukraine phải vội vã tìm nguồn cung đạn dược thay thế (Ảnh: AFP). Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov...