Nga hướng Đông không phải do sợ cấm vận của Mỹ, phương Tây
Quyết định của Nga tăng cường quan hệ kinh tế với Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc là một phần trong chiến lược dài hạn, được thực hiện trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Truyền thông quốc tế tuần qua đã đánh giá sai lệch về chuyến thăm của Giám đốc điều hành Tập đoàn dầu khí Rosneft Igor Sechin tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, với nhận định rằng đó là bước đi của Nga nhằm tìm lối thoát trước các lệnh cấm vận của phương Tây.
Thực sự, tăng cường các liên kết kinh tế sâu rộng với phương đông đã là một phần trong nghị trình của Tổng thống Vladimir Putin suốt một thập kỉ qua. Với Trung Quốc, Nga có tham vọng nâng kim ngạch ngoại thương hai chiều lên 100 tỉ USD trong năm 2015.
Rosneft của Nga đang đẩy mạnh hợp tác với tập đoàn ONGC của Ấn Độ trong nhiều dự án. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Chiến lược trọng tâm sang châu Á không phải là điều gì mới mẻ của điện Kremlin. Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nga khi Putin lên làm Tổng thống năm 2000 là tạo lập một quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ. Ngoài việc xích lại quan hệ ngoại giao, quan hệ này đã mở đường cho các liên kết kinh tế rộng mở. Liên minh thuế quan Nga, Belarus và Kazakhstan cũng đã thảo luận các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam, New Zealand và Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện với Ấn Độ. Đề xuất của Kazakhstan về một Hiệp định tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang được xem xét. Moskva thậm chí còn đi đầu trong sáng kiến chuyển Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC) từ một tổ chức đầu tư sang một khối kinh tế bao gồm thêm cả Nam Phi (trở thành BRICS).
Mở rộng quan hệ thương mại với các nước châu Á là điều có ý nghĩa quan trọng với Nga, vì những nguy cơ đối đầu với các đối tác này dường như không cao. Nga và Trung quốc đã ký kết hiệp định phân định biên giới, tạo nền tảng cho quan hệ song phương. Moskva hiện có tranh chấp với Tokyo về chủ quyền quần đảo Kuril mà Nhật gọi là “vùng lãnh thổ phía bắc”, nhưng không vì thế mà hai bên làm căng các quan hệ kinh tế, thương mại. Nhật Bản cũng không có ý định “tống tiền” Nga trong các diễn đàn quốc tế. Không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy Ấn Độ sẽ cô lập quốc tế chống Nga. Ngay tại thời điểm nổ ra “cách mạng cam” ở Ukraine năm 2004, New Delhi đã trải thảm đỏ đón ông Putin đến thăm, làm nhiều chính phủ phương Tây bực dọc. Gần nhất, Ấn Độ phản đối các lệnh cấm vận nhằm vào Nga và là nước đầu tiên công khai thừa nhận Nga có lợi ích hợp pháp tại Crimea.
Các đồng minh châu Á của Nga, cùng các đối tác trong các tổ chức như BRICS không cho thấy khả năng sử dụng hăm dọa kinh tế để thúc đẩy các nghị trình chính trị. Bối cảnh địa chính trị toàn cầu hiện tại đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Nga tìm kiếm các thị trường mới có lợi nhuận.
Theo Báo Tin Tức
Nga không quan hệ với nhóm "tiếm quyền" ở Kiev
Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẵn sàng phát triển quan hệ vớiUkraine - nhưng không phải với một nhóm người tiếm quyền, vi phạm hiến pháp và pháp luật.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã viết như vậy trên Facebook. Ông Medvedev nhấn mạnh rằng mặc dù "uy tín của Viktor Yanukovich gần như không còn đáng kể", nhưng ông vẫn là Tổng thống Ukraine hợp pháp. Hơn nữa, phần Đông Nam của Ukraine từ chối công nhận chính phủ mới và tại khu vực đó đã diễn ra các cuộc biểu tình quần chúng. Và số người quân nhân Ukraine thề trung thành với nhân dân Crimea sau một ngày đêm đã vượt quá 5.000 người.
Thủ tướng Dmitri Medvedev: Nga không quan hệ với nhóm "tiếm quyền" ở Kiev
Cộng hòa tự trị Crimea và khu vực phía Đông Nam của Ukraina không ủng hộ chính phủ mới mà tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của mình. Hôm 2/3, các cuộc biểu tình được tổ chức tại Odessa với cờ Nga. Những người tham gia đã kêu gọi quân đội Ukraine không hành động chống lại nhân dân. Cuộc biểu tình chống chính phủ mới diễn ra tại Donetsk, nơi chính quyền địa phương đã phê duyệt tình trạng chính thức của tiếng Nga. Bây giờ họ đang thu thập chữ ký cho một cuộc trưng cầu về qui chế của khu vực Donbass.
Còn ở Crimea, hơn 5.000 quân nhân Ukraine thề trung thành với nhân dân Cộng hòa tự trị Crimea. Trong số đó có Chuẩn đô đốc Denis Berezovsky, vừa được bổ nhiệm Tư lệnh Hải quân Ukraine hôm 1/3 (và sau đó lại bị cách chức).
Trước đó Chủ tịch Hội đồng tối cao Crimea Vladimir Konstantinov tuyên bố rằng ban lãnh đạo của bán đảo này không tuân theo lệnh Kiev. Theo ông, mối quan hệ mới với chính phủ trung ương sẽ dựa vào kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất thay đổi trạng thái của Crimea từ Cộng hòa tự trị sang Nhà nước Cộng hòa. Trong trường hợp mở rộng quyền tự chủ của Crimea, Sevastopol có thể gia nhập thành phần Crimea với tư cách là thành phố với qui chế đặc biệt. Các sự kiện xảy ra trên bán đảo hiện giờ nói lên rằng trong thực tế Crimea càng trở nên độc lập hơn.
Nhà phân tích chính trị Bogdan Bezpalko nhận định: "Tôi nghĩ rằng nhân dân Crimea sẽ không bao giờ đồng ý với những lời hứa từ Kiev. Ban lãnh đạo Kiev chỉ có một cơ hội để giải quyết tình hình là đồng ý với tất cả các nhà lãnh đạo khu vực lên nắm quyền tại Kharkov và bán đảo Crimea, với một điều kiện: duy trì khu vực của họ trong thành phần Ukraine. Nhưng chính phủ Ukraine mới tỏ ra rất cứng rắn và điều đó khiêu khích các khu vực có hành động tiếp theo để tăng cường độc lập hơn nữa."
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gọi sự xuất hiện chính quyền mới ở Ukraine là độc đoán và nhấn mạnh rằng trật tự như vậy sẽ rất không ổn định và có thể kích hoạt một cuộc đảo chính mới. Tuy nhiên, theo Thủ tướng Dmitry Medvedev, Nga quan tâm đến việc hợp tác với một nước Ukraine hùng mạnh và ổn định, chứ không phải với "một người anh em nghèo, luôn ngửa tay (xin tiền)".
Nền kinh tế Ukraine hiện đang ở trong tình trạng vô cùng khó khăn. Trong điều kiện hiện nay, chỉ có thể cứu được nền kinh tế đó bằng cách phối hợp hành động của các đối tác bên ngoài. Dự kiến trong tuần này, Quĩ Tiền tệ Quốc tế sẽ bắt đầu làm việc tại Kiev, điều tra đánh giá nhu cầu kinh tế của Ukraine. Các nhà chức trách mới Kiev kêu ca rằng Kho bạc Nhà nước hiện tại là "gần như rỗng không".
Theo ĐSPL
Vì sao dân Philippines ủng hộ chính phủ kiện Trung Quốc? Mới đây nhất, theo kết quả điều tra của nhóm thăm dò độc lập Social Weather Stations (SWS) công bố hôm 10/1 cho biết, phần lớn dân Philippines ủng hộ mạnh mẽ quyết định của chính phủ kiện Trung Quốc ra hội đồng trọng tài quốc tế về những yêu sách chủ quyền phi lý mà nước này tuyên bố ở biển Đông....