Nga học cách ‘vượt mặt’ lá chắn tên lửa của châu Âu
Sau khi đình chỉ hiệp ước New START, Nga tiếp tục phát triển các lực lượng hạt nhân của mình.
Hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars. Ảnh: TASS
Trong khuôn khổ chương trình tập trận ở Siberia, các đội điều khiển hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars đã được điều động tuần tra chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đại tướng Sergey Karakayev. Dự kiến vào ngày 3/4, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ bắt đầu huấn luyện các phi công Belarus lái máy bay có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.
“Về mặt quân sự, các vũ khí hạt nhân của Nga được triển khai ở Belarus sẽ giúp tiêu diệt các mục tiêu chiến lược chính của NATO nhằm chống lại Moskva ở Romania, Ba Lan và các nước vùng Baltic cũng như các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với NATO”, Trung tướng về hưu người Nga Yury Netkachev nhận định với tờ Nezavisimaya Gazeta.
Theo ông, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được đặt ở miền Trung nước Nga và Siberia sẽ có thể tấn công bất kỳ mục tiêu chiến lược quan trọng nào của khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở châu Âu.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Netkachev cho rằng đó là lý do tại sao Lực lượng vũ trang Nga đặc biệt chú trọng vào các biện pháp sắp xếp và tổ chức diễn tập hạt nhân chiến lược nhằm phá hủy hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu, và điều này khiến NATO lo lắng.
Ông Netkachev chỉ ra rằng Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã suy nghĩ về cách vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu, không chỉ về mặt địa chính trị và tổ chức, mà còn từ quan điểm kỹ thuật quân sự thuần túy.
Chuyên gia này đã đề cập đến nhận xét mà Đại tướng Sergey Karakayev đưa ra khi tổng kết quá trình huấn luyện chiến đấu của Lực lượng Tên lửa Chiến lược năm 2022. Sau đó, vị chỉ huy nói rằng ban lãnh đạo Lực lượng Tên lửa Chiến lược đang thực hiện các biện pháp kỹ thuật quân sự để giảm khả năng phòng thủ tên lửa trong tương lai của các hệ thống của Mỹ đặt ở châu Âu.
Ông cũng lưu ý rằng Lực lượng vũ trang Nga đang tiếp tục tìm cách để biến tên lửa và đầu đạn trở nên tàng hình dưới radar, cũng như thay đổi quỹ đạo và sức mạnh của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Mỹ 'ăn miếng trả miếng' với Nga về dữ liệu hạt nhân
Theo phía Mỹ, đây là động thái nhằm đáp trả hành động tương tự của Nga đối với việc chia sẻ dữ liệu hạt nhân.
Theo thông báo từ Nhà Trắng, Mỹ sẽ ngừng trao đổi một số dữ liệu về lực lượng hạt nhân với Nga nhằm đáp trả động thái tương tự từ Moscow, tờ The Hill đưa tin.
Cụ thể, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 28.3 gọi đây là phản ứng của Mỹ đối với việc Nga đình chỉ việc tham gia hiệp ước New START, thỏa thuận hạt nhân cuối cùng còn lại giữa hai nước.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby. Ảnh REUTERS
Theo ông Kirby, Mỹ cho rằng Nga đã không tuân thủ đầy đủ New START và từ chối chia sẻ dữ liệu mà hai bên đã thống nhất sẽ chia sẻ mỗi 6 tháng. Do đó, Mỹ được phép giữ lại bản cập nhật dữ liệu mỗi 2 năm của nước này nhằm đáp trả động thái của Nga.
Bản cập nhật dữ liệu mỗi 2 năm mà Mỹ và Nga thống nhất bao gồm thông tin về các phương tiện vận chuyển chiến lược, bệ phóng và đầu đạn hạt nhân được triển khai. Nó cũng bao gồm dữ liệu phân tích số lượng đầu đạn được triển khai trên không, trên biển và trên bộ.
"Theo luật pháp quốc tế, Mỹ có quyền đáp trả những vi phạm của Nga đối với Hiệp ước New START bằng cách thực hiện các biện pháp đối phó tương đương và có thể thay đổi nhằm đưa Nga quay lại tuân thủ các nghĩa vụ", ông Kirby nói.
Cùng ngày 28.3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Moscow hiện không còn liên lạc với Washington về hiệp ước New START. "Không có liên hệ nào về Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược với Mỹ", ông Lavrov nhấn mạnh, hãng thông tấn TASS đưa tin.
Theo Reuters, Mỹ và Nga nắm giữ gần 90% số đầu đạn hạt nhân của thế giới, một con số đủ để hủy diệt hành tinh nhiều lần. Chính vì thế, New START được xây dựng nhằm đặt ra hạn chế đối với số lượng thiết bị hạt nhân Nga và Mỹ triển khai trên thế giới. Theo các điều khoản của thỏa thuận, Moscow và Washington được phép triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược và 700 tên lửa và máy bay ném bom trên đất liền và trên tàu ngầm.
Hôm 22.2, Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện) đã thông qua dự luật hoãn thực thi hiệp ước hạt nhân New START. Dự luật được Tổng thống Vladimir Putin trình lên Duma Quốc gia (hạ viện) và được cơ quan này nhất trí thông qua trước đó, cùng ngày 22.2. Từ đó, hiệp ước tạm thời không có hiệu lực và việc khôi phục tùy thuộc quyết định của Tổng thống Nga.
Tổng thống Putin thông báo quyết định tạm ngừng thực thi hiệp ước sau khi Nga cáo buộc Mỹ cản trở các cuộc thanh sát tại các địa điểm quân sự theo New START. Mỹ bác bỏ cáo buộc này.
Trong bài phát biểu ngày 21.2, Tổng thống Putin cáo buộc Mỹ "đang phát triển các loại vũ khí hạt nhân mới", đồng thời cảnh báo rằng nếu Washington tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới thì Moscow cũng sẽ làm như thế.
Đình chỉ New START, Nga vẫn cam kết điều đặc biệt về tên lửa với Mỹ Thứ trưởng Ngoại giao Nga thông báo "tất cả các loại trao đổi thông tin, cũng như các yếu tố khác của hoạt động xác minh theo hiệp ước New START, đã bị đình chỉ". Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol của Nga. Ảnh: Sputnik RT đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov hôm 30/3 tuyên bố...