Nga hỗ trợ Iraq nhưng không gia nhập liên minh chống khủng bố của Mỹ
Nga không tham gia vào liên minh quân sự được Mỹ thành lập để chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS, tuy nhiên, vẫn sẽ hỗ trợ Iraq, Syria, cũng như những quốc gia đang tham gia chiến dịch chống khủng bố.
“Liên minh chống khủng bố không phải là một nơi tụ họp, tiệc tùng, chúng tôi (Nga) không mong chờ sẽ nhận được lời mời hay mua vé vào cửa”, ông Ilya Rogachev, người đại diện văn phòng Bộ ngoại giao Nga cho hay vào hôm 19/9. Tuy nhiên, ông Rogachev khẳng định rằng Nga vẫn sẽ hỗ trợ tất cả các quốc gia đang phải chống khủng bố.
Nga vẫn sẽ hỗ trợ việc chống khủng bố, tuy nhiên không gia nhập liên minh của Mỹ
“Nga sẽ ủng hộ Iraq và Syria nhằm giúp những nước này cải thiện sức mạnh quốc phòng để chống lại các phần tử Hồi giáo cực đoan, ngoài ra, bất cứ nước nào trong liên minh chống khủng bố của Mỹ cũng có thể nhận được sự giúp đỡ từ Nga nhưng với điều kiện sự hỗ trợ phải hợp với luật pháp quốc tế”, ông Rogachev cho biết.
Video đang HOT
Vào hôm 11/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói trên đài phát thanh Mỹ rằng Washington vô cùng thất vọng với những phản ứng của Nga về bài phát biểu của Tổng thống Obama về IS và mối đe doạ của tổ chức này với thế giới. Ông Kerry cho rằng IS đe doạ trực tiếp đến lợi ích của Nga và có ý kêu gọi Nga gia nhập liên minh chống khủng bố quốc tế.
Lời phát biểu của Ngoại trưởng Kerry được cho là sự phản ứng với lời cảnh báo từ trước đó của đại diện Bộ Ngoại giao Nga, Aleksander Lukashevich, khi cho rằng việc Mỹ tiến hành không kích trên lãnh thổ IS là một hành động bạo lực nghiêm trọng và vi phạm luật pháp quốc tế.
Đầu tuần qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cũng kêu gọi các nước không nên đặt nặng tham vọng chính trị trong chiến tranh chống khủng bố. Ông Lavrov đưa ra lời phát biểu trên khi đang tham dự hội nghị ở Paris về tình hình Iraq và sự lớn mạnh của tổ chức IS.
Theo ANTD
Nhật chuẩn bị cho chiến tranh mạng như thế nào?
Để tăng cường phòng vệ "Chiến trường thứ 5" - không gian mạng, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã quyết định, vào năm 2016, sẽ bắt đầu diễn tập mô phỏng kịch bản hệ thống mạng liên lạc của lực lượng phòng vệ nước này bị hacker xâm nhập.
Một quan chức của Bộ quốc phòng Nhật cho biết, "Bộ quốc phòng Nhật muốn thông qua diễn tập có thể tăng cường khả năng phòng vệ không gian ảo mang tính thực chất và hiệu quả hơn", đồng thời có thể làm cho mọi cơ quan của chính phủ hình thành khả năng, cũng như nâng cao khả năng phản công khi gặp phải sự tấn công của hacker nước khác vào không gian mạng.
Cuộc diễn tập được phân thành hai phần: Phần 1 tiến hành phòng vệ không gian mạng của lực lượng tự vệ Nhật khi bị hacker của nước khác xâm nhập vào hệ thống chỉ huy; Phần 2 là phản công,tập kích mạng của "nước đối địch" ngay khi họ vừa tấn công vào không gian mạng của Nhật. Trong các cuộc diễn tập sẽ có bộ phận đánh giá và làm rõ mọi vấn đề của cuộc diễn tập.
Hiện nay, Nhật đã huấn luyện đối sách không gian mạng và đang xây dựng kịch bản một cuộc tấn công giả định, để xác định biện pháp phòng vệ và mức độ các bước truyền tải thông tin. Dự kiến đối sách này sẽ được đưa vào trong dự thảo năm 2015 của Bộ quốc phòng Nhật Bản.
Kinh phí để điều tra nghiên cứu khả năng ảnh hưởng của việc sử dụng không gian mạng là 10 triệu JPY, chủ yếu là dùng vào việc cấy vi rút, xây dựng điều kiện huấn luyện mô phỏng tấn công không gian ảo và tiến hành điều tra biện pháp thực tế về tấn công mạng, như sự xâm nhập trái phép và tấn công mã DoS (Can thiệp vào dịch vụ mạng Internet).
Nhật đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mạng (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, Bộ quốc phòng Nhật Bản đang thảo luận khả năng ủy quyền công tác điều tra này cho các tổ chức dân sự, để họ triển khai nghiên cứu về tấn công không gian ảo.
Được biết, giữa tháng 3 năm nay, Nhật Bản đã thành lập lực lượng phòng vệ không gian mạng, nhưng phạm vi chỉ hạn chế ở hệ thống thông tin chỉ huy của Bộ quốc phòng. Chính vì thế, đã có nhiều kiến nghị nên mở rộng phạm vi bảo vệ không gian mạng đến toàn bộ lực lượng phòng vệ, thậm chí đến cả các cơ quan của chính phủ.
Bộ quốc phòng Nhật Bản khẳng định, lực lượng tác chiến không gian mạng không chỉ riêng Bộ quốc phòng mới có, các cơ quan chính phủ cũng nên có lực lượng độc lập để ứng phó với sự tấn công của hacker vào các mạng lưới của mình.
Theo luật pháp hiện hành của Nhật Bản, cơ quan chính phủ lúc gặp phải sự tấn công không gian mạng mà xác định đó là "Tấn công mang tính quân sự", thì có thể tung lực lượng phòng vệ an ninh mạng để tiến hành bảo vệ, còn nếu sử dụng lực lượng này để tấn công vào không gian mạng thì bị coi là "xâm nhập trái phép".
Đây là một hạn chế không thể vượt qua nếu Nhật Bản muốn thực hiện hành vi "phản công" lại đối thủ. Chính vì thế, chính phủ nước này đang mong muốn gấp rút điều chỉnh và sửa đổi về mặt luật pháp để cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
Theo ANTD
Chiến dịch chống IS của Mỹ vấp phản đối của nhiều nước lớn Nga khẳng định rằng nếu không có quyết định phù hợp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, thì việc Mỹ không kích IS tại Syria sẽ là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Theo đó Anh, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không tham gia vào cuộc không kích này của Mỹ. Mỹ bác lập luận của Nga...