Nga hiệp đồng tác chiến phản công dữ dội, Ukraine tổn thất nặng nề ở Kursk
Lực lượng Ukraine đã nỗ lực xoay chuyển tình thế chiến sự ở tỉnh Kursk, nhưng vẫn đối mặt với các cuộc tiến công dữ dội của Nga.
Lực lượng Nga giao tranh khốc liệt đẩy lùi quân Ukraine khỏi biên giới (Ảnh: Sputnik).
Trang tin quân sự Avia Pro đưa tin, vào ngày 19/12, các hoạt động quân sự dữ dội vẫn tiếp diễn ở tỉnh Kursk của Nga. Lực lượng tác chiến phía Bắc đang chiến đấu trên toàn bộ tiền tuyến, trong khi các nhóm tấn công của Nga đã đạt được bước tiến tại các khu định cư Kruglen’koye và Cherkasskaya Konopelka.
Ukraine, sau khi tích lũy được lực lượng dự bị, đã cố gắng xoay chuyển tình thế bằng cách tiến hành 4 cuộc phản công cả đêm lẫn ngày.
Các xe bọc thép của NATO và hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS đã tham gia vào các hoạt động tấn công ở khu vực này. Mặc dù có sự tham gia của các lực lượng đáng kể, phía Ukraine vẫn không đạt được bước tiến và các cuộc tấn công của Kiev đã bị đẩy lùi.
Để đáp trả hoạt động của lực lượng vũ trang Ukraine, không quân Nga và các kíp vận hành hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S đã hiệp đồng tác chiến, tập kích vào các khu vực tập trung lực lượng Ukraine.
Theo sở chỉ huy tác chiến, các vị trí ở các khu định cư Sverdlikovo, Martynovka và Belovody đã bị tấn công. Những hoạt động này đã làm suy yếu đáng kể khả năng tiến hành các hoạt động tấn công mới của đối phương.
Video đang HOT
Tình hình chiến sự ở Kursk vẫn căng thẳng. Cường độ giao tranh cho thấy tầm quan trọng của Kursk trong giai đoạn hiện tại của cuộc xung đột.
Bước tiến của quân đội Nga trong việc tấn công các vị trí kiên cố của đối phương khẳng định sự ổn định của năng lực tấn công, trong khi các hoạt động của lực lượng không quân và pháo phản lực phóng loạt chứng minh mức độ phối hợp cao giữa các đơn vị.
Các chuyên gia lưu ý rằng các nỗ lực phản công của lực lượng vũ trang Ukraine có thể cho thấy nỗ lực duy trì quyền kiểm soát các khu vực quan trọng của mặt trận, nhưng nguồn lực của họ đang cạn kiệt do tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị. Ngược lại, các lực lượng Nga đang sử dụng các lợi thế chiến thuật để củng cố bước tiến của họ và tiếp tục tiến công.
Vị trí vùng Kursk (Ảnh: Economist).
Tại cuộc họp báo thường niên hôm 19/12, Tổng thống Putin cho biết lực lượng vũ trang Ukraine đang mất đi nhân lực và trang thiết bị, trong khi quân đội Nga vẫn tiếp tục tiến công.
“Lực lượng vũ trang Ukraine đang mất đi thiết bị quân sự, vũ khí và đạn dược, và – quan trọng nhất – là binh lính. Họ đã cạn kiệt”, ông Putin cho biết.
“Chúng ta có thể thấy gì trên chiến trường hiện nay? Quân đội của chúng ta đang tiến công. Đối phương không thể giành được chỗ đứng ở các vị trí mà họ đã rút lui. Đây chính là những gì đang xảy ra ngay lúc này”, ông Putin nói thêm.
Tổng thống Putin tuyên bố lực lượng Ukraine đang phải chịu thương vong nặng nề về nhân sự và thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp trong cuộc chiến ở Kursk. Ông nói rằng cuộc đột kích của Kiev vào khu vực biên giới của Nga “không có ý nghĩa quân sự”, mà xuất phát từ sự tuyệt vọng.
“Họ gửi các đơn vị tấn công tốt nhất của mình đến để tàn sát ở Kursk. Tổn thất là rất lớn: thi thể lính Ukraine nằm rải rác trong rừng, còn xe tăng do NATO cung cấp như Abrams, Leopard và Bradley nằm rải rác trên chiến trường”, ông Putin nói.
Khu vực biên giới Kursk của Nga đã hứng chịu một cuộc tấn công quy mô lớn do Ukraine phát động vào ngày 6/8. Tình trạng khẩn cấp liên bang đang có hiệu lực tại khu vực này. Người dân đang được sơ tán khỏi các khu vực biên giới.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tổng thiệt hại của Kiev tại Kursk lên tới hơn 41.800 quân và 244 xe tăng. Các lực lượng Nga tiếp tục các hoạt động đẩy lùi quân đội Ukraine khỏi lãnh thổ.
Washington Post: Mỹ chần chừ hỗ trợ Ukraine trong chiến dịch Kursk
Theo tờ Washington Post, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa nắm rõ được mục tiêu của Kiev trong chiến dịch tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Lô tên lửa do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dẫn các nguồn tin thân cận với chính quyền, tờ báo trên cho rằng Washington không tin vào chiến lược của Ukraine tại Kursk và lo ngại về khả năng leo thang với Moskva.
Trong một tuyên bố ngày 22/8, phó phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết Washington vẫn đang đánh giá xem cuộc tấn công của Kiev tại Kursk "phù hợp như thế nào với các mục tiêu chiến lược trên chiến trường".
Trước đó, vào ngày 6/8, Kiev đã tiến hành hoạt động quân sự lớn nhất từ trước đến nay vào lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã ngăn chặn được đà tiến công của Ukraine tại khu vực Kursk song lực lượng Kiev vẫn giành được quyền kiểm soát tại một số khu định cư tại đây.
Về phần mình, Kiev cho biết mục tiêu trong lần tấn công này của họ là thiết lập một "vùng đệm" trên đất Nga và coi vùng đất nà như một "lá bài mặc cả" tiềm năng cho các cuộc đàm phán hoà bình trong tương lai.
Tuy nhiên, sau khi Ukraine tiến hành tấn công vào Kursk, phía Nga khẳng định sẽ không có bất kỳ cuộc đàm phán nào nếu như Kiev tiếp tập "tấn công vào dân thường".
Một nhà ngoại giao giấu tên nói với tờ Washington Post rằng Mỹ vẫn chưa chắc chắn liệu có nên giúp Kiev giữ và thậm chí có thể mở rộng vùng đất mà họ đang chiếm đóng hay không.
Trong một báo cáo cập nhật công bố ngày 23/8 của Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng vũ trang Ukraine đã thiệt hại hơn 5.000 binh sĩ, cũng như 69 xe tăng, 27 xe chiến đấu bộ binh, 55 xe bọc thép, 34 hệ thống pháo binh, 5 hệ thống tên lửa phòng không và 11 bệ phóng MLRS (bao gồm 3 hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất), cùng với các thiết bị hạng nặng khác kể từ khi bắt đầu chiếndịch Kursk.
Cùng ngày, Mỹ tuyên bố 125 triệu USD vũ khí, bao gồm đạn pháo, tên lửa chống tăng TOW, thiết bị bay không người lái và đạn dược.
Đầu tuần này, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump nói rằng kho dự trữ đạn dược của Washington hiện "trống rỗng" do viện trợ cho Ukraine. Hồi tháng 6, ông Trump cũng nói rõ ông sẽ ngừng viện trợ hàng chục tỷ USD cho Ukraine.
Triều Tiên: Hợp tác với Nga nhằm đảm bảo cân bằng quyền lực toàn cầu Theo Reuters, ngày 19/12, truyền thông Triều Tiên đã phát đi tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này thông báo về kết quả hợp tác "rất hiệu quả" với phía Nga trong thời gian qua. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại lễ ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Triều...