Nga hé lộ mẫu tên lửa vác vai không có đối thủ
Quân đội Nga sắp nhận hệ thống tên lửa vác vai mới được cho là có uy lực mạnh mẽ hơn nhiều lần những mẫu vũ khí tương tự từng được sản
Tên lửa vác vai Verba được cho là có uy lực vượt trội so với những mẫu vũ khí tương tự như Igla-S hay Stinger. Ảnh: Twitter
TheoSputnik News, tên lửa vác vai ( MANPAD) Verba, vừa được giới thiệu tại Triển lãm Lực lượng Quân đội 2015, diễn ra bên ngoài thủ đô Moscow, sở hữu những tính năng độc đáo khiến chúng trở thành loại vũ khí tốt nhất thế giới.
Verba thoạt nhìn rất giống với những mẫu MANPAD đời trước của Nga và Mỹ như Igla-S hay Stinger khi có dạng ống và được trang bị kính ngắm. Tuy nhiên, uy lực của nó thì vượt trội hơn hẳn khi vừa có khả năng bắn hạ những mục tiêu truyền thống như trực thăng, chiến đấu cơ, vừa có thể tiêu diệt tên lửa hành trình hay thiết bị bay không người lái (UAV).
Tên lửa đất đối không (SAM) của Verba được lắp đặt bộ phận tìm kiếm 3 chùm quang phổ, gồm tia cực tím, tia hồng ngoại gần và tia hồng ngoại trung bình. Đặc điểm này cho phép tên lửa thu thập nhiều thông tin về mục tiêu hơn, từ đó nâng cao độ chính xác. Thiết bị dò tìm của Verba nhạy hơn Igla-S, vì thế phạm vi hoạt động cũng lớn hơn, giúp tên lửa phát hiện được cả các mồi nhử và lờ chúng đi.
Hệ thống tự động giúp tính toán ra tham số bay của một nhóm mục tiêu và chuyển về cho từng xạ thủ để tìm ra địa điểm ngắm bắn thích hợp nhất.
Video đang HOT
Một số lực lượng lính dù của Nga từng được dùng thử Verba và nhận xét tốc độ bắn của hệ thống tên lửa này nhanh gấp 10 lần so với những mẫu MANPAD cũ. Các hệ thống MANPAD trước đây phải mất từ 3 đến 5 phút để dò tìm và bắn hạ mục tiêu. Với Verba, quá trình này chỉ tốn vài giây.
Verba có thể bắn trúng các mục tiêu di chuyển với tốc độ 500 m/s và cách xa khoảng 6km. Cao độ tấn công dao động từ 10m đến 4,5km. Tính năng này tạo cho Verba lợi thế lớn nếu so sánh với hệ thống Stinger của Mỹ. Stinger không thể tấn công các trực thăng bay ở độ cao dưới 180m.
Công tác bảo trì đối với Verba cũng tương đối đơn giản. Vũ khí này đã chứng minh được sự bền bỉ ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt như ở Bắc Cực. Quân đội Nga coi Verba là một hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, giúp họ chống lại các cuộc tấn công từ chiến đấu cơ hiện đại hay tên lửa hành trình. Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua lại hệ thống này để trang bị cho các lực lượng vũ trang.
Theo Business Insider, Valery Kashin, tổng giám đốc công ty chế tạo KBM, cho biết cơ quan ông đã nhận được giấy phép xuất khẩu những hệ thống này. Tuy nhiên, ông không nêu tên quốc gia sẽ trở thành khách hàng mua mẫu MANPAD mới của Nga.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hãng sản xuất tên lửa Nga nói quân đội Ukraine bắn hạ MH17
Hãng sản xuất tên lửa Nga Almaz-Antey, chuyên sản xuất hệ thống tên lửa đất đối không, ngày 2.6 cho biết máy bay của hãng Malaysia Airlines (chuyến bay MH17) có thể bị bắn hạ bởi tên lửa BUK-M1 phiên bản cũ của quân đội Ukraine.
Hệ thống tên lửa BUK-M2 xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở Nga vào năm 2013 - Ảnh: AFP
Tất cả 298 hành khách và phi hành đoàn trên máy bay Boeing 777-400 (chuyến bay MH17) của hãng Malaysia Airlines đã thiệt mạng khi máy bay bị bắn hạ ở khu vực do phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine vào ngày 17.7.2014, theo AFP.
Lãnh đạo công ty sản xuất tên lửa quốc doanh Almaz-Antey (thành lập năm 2002) cho biết họ không thể chỉ ra phe nào bắn hạ máy bay, nhưng đổ lỗi cho quân đội Ukraine khi Almaz-Antey công bố báo cáo điều tra riêng về vụ MH17 dựa vào những hình ảnh về xác máy bay này được công bố công khai.
"Giai đoạn đầu tiên trong khâu phân tích của chúng tôi cho thấy tên lửa bắn hạ MH17 là BUK-938-1", ông Mikhail Malyshevsky, một đại diện của công ty, cho biết trong buổi họp báo tại Moscow ngày 2.6.
Các lãnh đạo công ty Almaz-Antey cho biết tên lửa BUK-938-1 đã không còn sản xuất ở Nga kể từ năm 1999 và loại tên lửa này có trong kho vũ khí của quân đội Ukraine. Đài Russia Today (Nga) cho hay quân đội Nga không sở hữu tên lửa BUK-938-1 mà chỉ có BUK 9M37.
Theo báo cáo của Almaz-Antey, tên lửa có thể được bắn từ địa điểm gần làng Zaroshchenske (khu vực do quân chính phủ Ukraine kiểm soát) đến hướng nam của lộ trình bay của MH17.
"Chúng tôi không thể bình luận về việc ai đang đồn trú tại đó vào thời điểm máy bay bị bắn hạ", giám đốc công ty Yan Novikov cho hay. Ông còn đề nghị Mỹ công bố các ảnh do vệ tinh Mỹ chụp vào ngày xảy ra vụ tai nạn.
Hiện trường vụ rơi máy bay MH17. Phe ly khai ở Ukraine đã cản trở các điều tra viên quốc tế tiếp cận để thu thập chứng cứ - Ảnh: Reuters
Chính quyền Ukraine và phương Tây cáo buộc phe ly khai thân Nga đã bắn hạ MH17 bằng hệ thống tên lửa BUK do Moscow cung cấp. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga bác bỏ những cáo buộc này, đổ lỗi cho hệ thống tên lửa hay một chiến đấu cơ của quân đội Ukraine bắn hạ MH17.
Các điều tra viên Hà Lan đã thu thập mảnh vỡ máy bay và dự kiến sẽ công bố báo cáo chính thức cuối cùng về nguyên nhân vụ rơi máy bay MH17 vào tháng 10.2015, theo AFP.
Theo NBC News, phía Hà Lan không bình luận về thông tin từ Almaz-Antey, còn phát ngôn viên Tổng thống Ukraine, ông Andriy Lysenko nói rằng Ukraine có bằng chứng cho thấy Nga có liên quan đến vụ việc.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nga sẽ triển khai nhiều vũ khí hạng nặng tới Bắc Cực Quân khu miền Nam của Nga ngày 26.5 thông báo nước này sẽ sớm triển khai hệ thống pháo-tên lửa phòng không, xe tăng thế hệ mới Armata, xe bọc thép và nhiều khí tài quân sự khác tới Bắc Cực. Siêu xe tăng Armata trong lễ quyệt binh ở Moscow ngày 9.5 - Ảnh: Reuters "Các quan chức chỉ huy từ bộ...