Nga gọi mưa giúp giải tỏa hạn hán tại Crimea
Theo Sputnik, để giải tỏa cơn khát trong đợt hạn hán lịch sử tại Crimea, Nga vừa tiết lộ kế hoạch tạo ra những trận mưa nhân tạo.
Để thực hiện kế hoạch, chính quyền Nga tại Crimea công bố gói thầu trị giá khoảng 345.000 USD cho việc gây mưa nhân tạo. Thông cáo mời thầu của Ủy ban Chính sách Crimea trên cổng thông tin công bố.
Theo yêu cầu, tổng thời gian bay của máy bay không thấp hơn 25 giờ bay, cung cấp lượng mưa nhân tạo trên bán đảo Crimea ít nhất bằng 15% lượng mưa hàng tháng, theo mùa.
Phun hóa chất tạo mây và mưa.
Người đứng đầu Crimea, Sergey Aksenov cho biết, khí hậu năm 2020 tại Crimea khô hạn nhất trong hàng chục năm trở lại đây
Để tạo mây và mưa nhân tạo, các nhà khoa học phun hóa chất vào đám mây để làm giảm nhiệt độ, đồng thời cung cấp thêm nhiều hạt nhân ngưng tụ hơi nước khiến quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn.
Những hóa chất thường dùng là bạc iodua (AgI), kali iodua (KI), carbon dioxide rắn (đá khô), propane lỏng (C3H8). Chúng được đưa vào trong đám mây nhờ máy bay có người lái, tên lửa điều khiển từ xa hoặc các thiết bị phát tán trên mặt đất.
Các nhà khoa học cho biết, một trong những vấn đề lớn nhất đối với các chương trình gieo mây là xác định tính hiệu quả của nó. Ngay cả với các kỹ thuật hiện đại của các cường quốc, vẫn rất khó phân biệt hiện tượng mưa xảy ra theo quá trình tự nhiên hay do kỹ thuật gieo mây.
Mặc dù lĩnh vực khoa học làm biến đổi thời tiết đã có những cải thiện đáng kể trong 5 thập kỷ qua, nhưng vẫn có những giới hạn nhất định trong việc sử dụng công nghệ gieo mây để tạo ra mưa.
Nói cách khác, con người vẫn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu trong tương lai để hoàn thiện được khả năng này.
Dù có thể giúp giải tỏa cơn khát nhưng hợp chất AgI dùng để tạo mây là một loại hóa chất độc hại. Động vật tiếp xúc quá nhiều với AgI có thể gây nên tình trạng thiếu máu hoặc ngộ độc muối bạc.
Do đó, nhiều người lo ngại về những rủi ro có thể xảy ra khi phun hóa chất này vào trong không khí. Họ cho rằng, nếu sử dụng kỹ thuật tạo mưa nhân tạo thường xuyên, hóa chất AgI sẽ bắt đầu tích lũy trong cơ thể thực vật và động vật.
Kỹ thuật gieo mây cũng có thể dẫn đến một số nguy cơ khác. Ví dụ, các hóa chất phun vào đám mây bay theo hướng gió. Vì vậy, những vùng đón gió nhận được mưa nhiều hơn. Trong khi đó, các khu vực khác sẽ nhận được lượng mưa ít hơn.
Video đang HOT
Thế giới trông như thế nào sau một đợt hạn hán?
Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán là ngày 17/6, được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc công bố ngày 30/01/1995.
Theo đó, Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán năm 2020 nhấn mạnh về những lợi ích của đất trong đời sống, như cung cấp thực phẩm cho con người, thức ăn cho động vật và sợi vải để dùng trong trang phục hàng ngày... Từ đó kêu gọi các hành động cụ thể của từng cá nhân, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các tài nguyên đang có, sống hài hòa với thiên nhiên, giảm gánh nặng cho đất, chống lại quá trình sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng.
Theo các nhà khoa học, hơn 2 tỷ ha đất nông nghiệp trước đây đã bị thoái hóa và hiện nay không còn khả năng sản xuất. Đây là một phần của quá trình sa mạc hóa - một trong số những thách thức về môi trường lớn nhất trong thời đại chúng ta.
Nhân Ngày Thế giới chống sa mạc hóa và hạn hán 2020, ông Ibrahim Thiaw, Tổng Thư ký và Thư ký điều hành của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) đã kêu gọi cư dân toàn cầu tiết kiệm lương thực, thực phẩm, bảo vệ môi trường, làm việc hòa hợp với thiên nhiên để vừa cải thiện chất lượng cuộc sống, vừa ngăn chặn suy thoái đất, đảo ngược những mất mát về đa dạng sinh học.
80 quốc gia trên thế giới đã cam kết trong 10 năm tới sẽ khôi phục 400 triệu ha đất. Tổ chức này cũng đã và đang áp dụng các sáng kiến chống hạn hán, như thiết lập hệ thống phòng, chống hạn hán ở các khu vực, các quốc gia, lập chương trình hành động để tăng cường khả năng phục hồi của con người và hệ sinh thái đối với hạn hán và sa mạc hóa.
Sau đây là những hình ảnh Thế giới trông như thế nào sau một đợt hạn hán do Sputnik tổng hợp:
Quang cảnh hồ chứa nước El Yeso nằm ở Andes, Chile.
Một cây đơn độc cạnh bể chứa nước cho gia súc trên đồng cỏ bị hạn hán ở ngoại ô Walgett ở New South Wales, Australia.
Sông Colorado hùng vĩ một thời ở Mỹ thậm chí bây giờ không còn "vươn ra tới đại dương". Hơn 40 triệu người ở Denver, Los Angeles, Las Vegas, Phoenix, Tucson, San Diego, Salt Lake City, Albuquerque và Santa Fe phụ thuộc vào con sông này.
Một bến tàu du thuyền trong khu giải trí quốc gia Lake Mead ở Arizona.
Hồ nước trong trang trại bị hạn hán ở Walgett, Australia năm 2018.
Hình ảnh nhìn từ trên cao những cây sồi xanh bên cạnh những cây bị chết khô trong một khu rừng miền tây nước Đức, ngày 28/4/2020.
Một thanh niên Ấn Độ đi dọc theo hồ Chembarambakkam ở ngoại ô Chennai, khi hạn hán năm 2019.
Hồ Aculeo trong nhiều thập kỷ là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính ở khu vực xung quanh thành phố Santiago, đã biến mất do hạn hán và tiêu thụ nước quá mức.
Quang cảnh bến tàu gần hồ Aculeo, cách thành phố Santiago, Chile khoảng 70 km về phía tây nam vào năm 2019.
Những con trâu tại khu bảo tồn ở Nam Phi, ngày 15/1/2020. Tại đây, trên biên giới hoang mạc Kalahari, động vật hoang dã đã quen với nhiệt độ khắc nghiệt. Nhưng sau vài năm hạn hán, chúng yếu đi và chết dần.
Xác của một con trâu nằm bên bờ hồ chứa khô hạn trong Công viên quốc gia Mana Puls ở Zimbabwe.
Vùng đất khô hạn gần hồ chứa Los Lorele ở Tegucigalpa vào năm 2019. Los Lorele, cung cấp hơn 50% nước cho thủ đô của Honduras, với dân số 1.000.000 người.
Hình ảnh chụp từ trên cao của hồ Lac des Brenets ở biên giới của Pháp và Thụy Sĩ, vào ngày 20/9/2018.
Đập nước Tivaterskluf ở Nam Phi, cung cấp khoảng 40% tài nguyên nước đã bị hạn hán do biến đổi khí hậu và trở thành sa mạc vào năm 2018.
Một người phụ nữ và đứa trẻ đi ngang qua một đàn dê bị chết trong khu vực hạn hán ở đông bắc Somalia vào năm 2016.
Cư dân của ngôi làng Padal Ấn Độ đang cố gắng múc những xô nước cuối cùng. Nhiệt độ ở miền bắc Ấn Độ lên tới 50 độ C đã gây ra hạn hán.
Một hồ chứa nước bị hạn hán gần Cordoba (Tây Ban Nha) vào tháng 11/2017. Mỗi năm, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha phải vật lộn với đợt hạn hán gây ra những vụ cháy rừng và mất mùa.
Một người đàn ông đi dạo cùng chú chó của mình dọc theo lòng sông Dreisam khi hạn hán vào tháng 8/2018 ở phía tây nam nước Đức.
Khoa học trả lời: Hè đi chơi biển hay chơi núi sẽ vui hơn? Nên đi lẻ hay đi với lớp? Tạm rời xa những đô thị chật chội để đi du lịch sẽ luôn giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Hè này bạn đã rủ hội bạn thân đi du lịch hay chưa? Các nhà khoa học cho biết các mối quan hệ xã hội và môi trường thiên nhiên đều sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và củng cố sức khỏe...