Nga giúp Việt Nam phát triển công nghiệp hạt nhân
Nga sẽ đào đạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân của Việt Nam trong vòng 5 năm nữa.
Nga sẽ đào đạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hạt nhân của Việt Nam trong vòng 5 năm nữa.
Tờ RBTH cho biết, Nga sẽ đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hạt nhân Việt Nam trong vòng 5 tới để phục vụ chủ yếu cho các nhà máy điện hạt nhân sắp được xây dựng.
Theo đó, một bản nghi nhớ đã được ký kết giữa Việt Nam và Nga ngay tại Diễn đàn quốc tế về Công nghiệp hạt nhân (ATOMEXPO) lần thứ 7 diễn ra từ ngày 1-3/6 ở Moscow.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Phía Nga sẽ giúp Việt Nam đào tạo các chuyên gia hạt nhân, phát triển các nền tảng pháp lý cho việc sử dụng năng lượng hạt nhân, và chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc thực hiện các dự án hạt nhân ở Việt Nam. Trong đó có các dự án về cơ sở hạ tầng, quản lý kỹ thuật, thông tin liên lạc và công nghệ.
Hiện Tập đoàn Năng lượng hạt nhân nhà nước Rosatom Nga đã tiến hành đào tạo 350 sinh viên Việt Nam tại các trường đại học kỹ thuật về hạt nhân trong cả nước.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Nga tự đóng tàu đổ bộ chở trực thăng, không cần sao chép tàu Mistral
Ngày 26-5, một quan chức cao cấp thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga tuyên bố, nước này có kế hoạch sẽ đóng các tàu sân bay chở trực thăng của riêng mình, nhưng là một lớp khác chứ không phải là bản sao của các tàu lớp Mistral của Pháp.
"Chúng tôi có kế hoạch đóng những loại tàu như vậy, nhưng chúng tôi sẽ chế tạo chúng hơi khác một chút so với các tàu mà Pháp không bàn giao. Chúng tôi sẽ không sao chép các tàu lớp Mistral của Pháp", ông Oleg Bochkaryov, Phó chủ tịch Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga, cho biết.
Ông Bochkaryov còn cho biết thêm rằng, Nga sẽ không đàm phán với Pháp về việc bàn giao các tàu Mistral theo hợp đồng và vấn đề duy nhất hiện đang đàm phán với phía Pháp là bồi thường cho việc chấm dứt hợp đồng này.
Trong khi đó, ông Bochkaryov cho biết, một đại diện đặc biệt của Pháp sẽ sớm tới Nga để đàm phán về một giải pháp cho việc hủy bỏ thương vụ tàu chiến Mistral: "Đại diện Louis Gautier sẽ đến nga trong ngày hôm nay hoặc ngày mai để tiến hành các cuộc đàm phán khác nhau về hợp đồng tàu Mistral".
Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral của Pháp
Cùng ngày, Phó thư ký Hội đồng an ninh Nga Yevgeny Lukyanov cho biết, khả năng quốc phòng của nước này sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc Pháp không bàn giao các tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral theo một thỏa thuận song phương.
Trước đó, hôm 21-5, trợ lý Tổng thống Nga phụ trách vấn đề hợp tác kỹ thuật-quân sự, ông Vladimir Kozhin cũng khẳng định rằng, nếu cần thiết, Nga sẽ đóng các tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng tương tự như tàu Mistral của Pháp.
"Ngành công nghiệp quốc phòng Nga có đủ năng lực để chế tạo các tàu tương tự tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral mà Nga đã đặt mua của Pháp", ông Kozhin nói và cho biết thêm rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nga có đủ năng lực, sức mạnh và nếu cần Nga sẽ đóng các loại tàu chiến tương tự.
Tháng 6-2011, Tập đoàn Rosoboronexport của Nga và công ty đóng tàu DCNS của Pháp đã ký hợp đồng đóng mới 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng cho hải quân Nga. Theo các điều khoản của hợp đồng, việc bàn giao chiếc tàu Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok được tiến hành vào tháng 11-2014 và chiếc thứ hai mang tên Sevastopol dự kiến bàn giao vào tháng 11-2015.
Tuy nhiên, Pháp không thực hiện việc bàn giao theo hợp đồng với lý do cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Theo_An ninh thủ đô
Công nghiệp quốc phòng Nga đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt Vào hôm 25-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết danh mục đặt hàng xuất khẩu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga hiện đang đạt mức 50 tỉ USD, nhưng đang phải chịu sự cạnh tranh khắc nghiệt từ các đối thủ trên thế giới. "Vào thời điểm hiện tại, danh mục xuất khẩu của Nga rất ổn định và đã vượt...