Nga giúp Trung Quốc xây nhà máy điện hạt nhân trên biển Đông
Một nhà máy điện hạt nhân nổi dự kiến sẽ được xây dựng ở tỉnh Hà Bắc nhằm cấp điện cho các cơ sở của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tờ Want China Tines cho biết hiện Viện nghiên cứu 719 thuộc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã được giao nhiệm vụ xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển đầu tiên cho các nhà máy điện hạt nhân nổi tại tỉnh Hà Bắc, miền trung Trung Quốc.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc
Theo đó, một số tàu cũng có thể được được trang bị một lò phản ứng hạt nhân nhỏ để khai các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Khi các thảm họa thiên nhiên hoặc các vụ tai nạn xảy ra, sự hỗ trợ khẩn cấp có thể được triển khai từ nhà máy nổi.
Nếu Trung Quốc tích lũy kinh nghiệm trong việc vận hành các nhà máy như vậy, các kinh nghiệm có thể sẽ được sử dụng để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân cho các tàu sân bay hạt nhân trong tương lai.
Trước đó vào đầu tháng 6/2014, trong chuyến thăm Thượng Hải, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký kết hợp đồng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân nổi.
Mỗi nhà máy điện hạt nhân nổi có thể cấp điện cho 400.000 người
Video đang HOT
Vasiliy Kashin, một chuyên gia của Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ tại Moscow, cho biết việc phát triển một nhà máy điện hạt nhân nổi, trên cơ sở hợp tác với Nga, sẽ giúp Trung Quốc có thêm kinh nghiệm cần thiết để xây dựng một tàu sân bay hoạt động nhờ năng lượng hạt nhân trong tương lai.
Theo tờ Ta Kung Pao của Hong Kong cũng dự báo rằng Nhà máy điện hạt nhân nổi sẽ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu sử dụng dân sự và đây là chương trình duy nhất mà Putin sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc.
Hiện Nga là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng Nhà máy điện hạt nhân nổi có tên Akademik Lomonosov, đặt tại thành phố Saint Petersburg. Với hai lò phản ứng đẩy loại KLT-40C, nhà máy có thể cung cấp 70MW điện hoặc 300MW nhiệt.
Chính phủ Nga sẽ vận hành một số nhà máy điện hạt nhân nổi trên nước trong vòng ba năm tới để cấp điện cho những vùng hẻo lánh.
Trên thực tế, nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga sẽ nằm trên một loại tàu đặc biệt. Ngoài điện, tàu còn cung cấp nước sạch và nhiệt cho cho những vùng mà các phương tiện giao thông không thể tới.
Hiện có 15 nước, bao gồm Trung Quốc, Argentina và Indonesia… đã thể hiện sự quan tâm đối với nhà máy điện hạt nhân nổi của Nga.
Theo giới nghiên cứu và những người đề xuất ý tưởng làm nhà máy điện hạt nhân nổi trên biển, việc đặt nhà máy điện hạt nhân ngoài khơi sẽ có một số thuận lợi lớn. Đầu tiên là nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi động đất và lở đất.
Ngoài ra, lò phản ứng nổi trên mặt biển còn giúp cho việc đi vào nhà máy dễ dàng hơn, làm mát thụ động, mà nhà khoa học Jacopo Buongiorno của MIT gọi là một “vũng nhiệt vô tận”.
Dù rằng ý tưởng này có thể được nghĩ ra để chống lại các thảm hoạ thiên nhiên, nhưng bản thân nó cũng có nguy cơ mang lại một vài nguy hiểm nhỏ cho chính nó. Và điều lo ngại nhất khi làm nhà máy ở trên biển chính là sóng thần.
Buongiorno mô tả khi một tình huống khẩn cấp xảy ra thì các luồng khí phóng xạ từ nhà máy sẽ thải vào đại dương, thay vì vào không khí. Điều này giúp bảo vệ những người sống gần khu vực nhà máy khỏi phóng xạ, nhưng một câu hỏi lớn đặt ra là nó có bảo vệ được môi trường xung quanh chính nó không?
Theo Đất Việt
Chống thách thức ngoại bang: Ông Tập chìa "bàn tay giúp đỡ" cho Putin
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Bắc Kinh-Mátxcơva chìa "bàn tay giúp đỡ" nhau khi đối mặt với các thách thức ngoại bang.
Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi tháng 5 khi ông Putin thăm Trung Quốc.
Lời đề nghị được đưa ra tại cuộc đàm phán giữa ông Tập và người đồng cấp Nga Putin ngày 11/9 ở Tajikstan. Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại thủ đô Dushanbe của quốc gia Trung Á này trước hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải, nhóm an ninh khu vực gồm 6 quốc gia, trong đó có Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan.
Theo hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã, đây là cuộc gặp lần thứ tư trong năm nay giữa hai nhà lãnh đạo.
Nga-Trung, đồng minh thân thiết trong Chiến Tranh Lạnh, hiện đang củng cố mối quan hệ thông qua các hợp đồng năng lượng, trong bối cảnh hai nước đang phải đối mặt với không ít thách thức ngoại giao.
Mátxcơva đã bị phương Tây chỉ trích khi cho sáp nhập Crimea, từng thuộc Ukraine, vào Liên bang Nga hồi tháng 3 vừa qua. Nga hiện đang bị Ukraine, Mỹ và EU cáo buộc tham gia trực tiếp vào xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng, trong đó có Nhật, Philippines, Việt Nam, gặp sóng gió do tranh chấp lãnh thổ.
Nga-Trung thường cùng nhau bỏ phiếu giống nhau ở Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Cả hai đã cùng phủ quyết một số vấn đề, như có vấn đề về Syria.
Theo Tân Hoa xã, tại cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi hai nước "tăng cường hỗ trợ nhau, tăng cường cởi mở hai bên và đề nghị nhau một bàn tay giúp đỡ, để cùng đối phó với những nguy cơ và thách thức ngoại bang và cùng hiện thực hóa phát triển và sự tái sinh của nhau".
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc hồi tháng 5 của ông Putin, Nga-Trung đã ký hợp đồng khí đốt khổng lồ kéo dài 30 năm, với giá 400 tỷ USD. Thỏa thuận này đã mất 10 năm để hoàn tất đàm phán.
Song Nga cũng đang muốn bán khí đốt ở các thị trường khác tại châu Á, mục tiêu đã trở thành cấp thiết khi xung đột ở Ukraine đã đặt ra câu hỏi về khả năng cung cấp tiếp trong tương lai cho châu Âu, khách hàng chính của Nga.
Theo Tân Hoa xã, ông Putin đã miêu tả tình hình quốc tế và khu vực là bất ổn, và ngày càng bất ổn. Theo ông, vì vậy hai nước Nga-Trung cần tăng cường hợp tác.
Ông Putin hi vọng hai nước có thể tiếp tục các dự án lớn về dầu lửa, khí đốt, năng lượng hạt nhân và các lĩnh vực khác.
Trong một diễn biến khác, ông Tập và ông Putin đã gặp Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj và ông Tập đã đề xuất tạo một hành lang kinh tế kết nối 3 nước.
Quốc gia giàu tài nguyên Mông Cổ nằm giữa Trung Quốc và Nga. Cả ông Tập và ông Putin đã tới thăm quốc gia này trong những tuần vừa qua.
Theo Dân Trí
Trung Quốc sẽ được lợi nhất từ khủng hoảng Ukraine Cách xa chiến trường ở Donetsk và Novoazovsk, Ukraine hàng nghìn kilomet là một quốc gia có thể được lợi lớn nhất từ tình trạng rối loạn dọc biên giới phía tây nam của Nga: Trung Quốc. Theo VOA, trong khi Tổng thống Nga Putin viết lại cuốn sách về an ninh thời hậu chiến tranh lạnh châu Âu, Bắc Kinh đứng từ...